Người trí thức vùng cao giàu nhiệt huyết, khát khao vươn lên, mang

Một phần của tài liệu Truyện và ký la quán miên (Trang 68)

8. Bố cục của luận văn

2.2.3. Người trí thức vùng cao giàu nhiệt huyết, khát khao vươn lên, mang

mang lại hạnh phúc cho bản làng

Trước thực tế cuộc sống miền núi còn nhiều khó khăn về vật chất, tinh thần, kinh tế, văn hóa giáo dục...có những người trí thức dân tộc thiểu số giàu lòng nhiệt huyết, tận tâm và khao khát vươn lên, góp phần đổi mới quê hương. Hình ảnh của người người trí thức vùng cao - những người thầy giáo, thầy thuốc - được La Quán Miên tập trung phản ánh và ca ngợi trong các tác phẩm:

Hai người trở về bản, Năm học đã qua.

Năm học đã qua là câu chuyện về các thầy giáo, cô giáo tận tâm với nghề.

Bối cảnh của truyện là trường cấp I, II Chiềng Tộ trong những năm chiến tranh ác liệt. Con người được biểu dương là các thầy giáo, cô giáo yêu nghề, yêu trẻ, say mê học hỏi và cống hiến. Từ những thầy giáo lâu năm, giàu kinh nghiệm: thầy Văn Giả, thầy Mẫn tới những giáo viên trẻ mới ra trường như thầy Côn Mảy, cô giáo Ngân đều hết lòng chăm lo, dạy dỗ các em học sinh dân tộc miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thầy Văn Giả là một hiệu trưởng nhiệt tình, tận tuỵ với công tác giáo dục của địa phương. Thầy luôn tìm cách khắc phục hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt để xây dựng nhà trường vững mạnh; phân công, chỉ đạo công việc sát sao. Người cán bộ quản lý đó có định hướng đúng đắn đối với công tác giáo dục của nhà trường và của địa phương: “Chúng ta phải xây dựng trường điển hình theo mô hình trường cấp I Cẩm Bình của Hà Tĩnh...Chúng ta phải đi vào mấy mũi nhọn: Một, xây dựng cơ sở vật chất. Nay mai không biết chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ sẽ ác liệt đến chừng nào. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta phải xây dựng trường tốt nhất trong hoàn cảnh đó. Hai, công tác bổ túc văn hóa. Ta phải mở cho được các lớp xóa mù; các lớp cán bộ, đoàn viên hoàn chỉnh cấp I. Ba, đưa lao động sản xuất vào trường học” [38, tr.11]. Tuy nhiên, trong quản lý, vì chủ quan, có khi ông đánh giá sai đồng nghiệp. Trong giảng dạy, vì lạc hậu về kiến thức, có khi ông ngộ nhận về năng lực của mình. Lúc cao hứng, ông say sưa giảng, không để ý đến thời gian và cũng không quan tâm đến cảm nhận của học trò. Có khi “trò cúi xuống bàn, bụm miệng cười, chảy nước mắt, nước mũi”, thầy tưởng trò khóc vì bài giảng xúc động v.v…Khi nhận ra hạn chế của mình, thầy Văn Giá đã “trải lòng” cùng đồng nghiệp và quyết định đi học đại học. Khi xây dựng nhân vật thầy Văn Giả, La Quán Miên đã tránh được cái nhìn đơn nhất, một chiều. Tác giả soi chiếu nhân vật từ nhiều góc độ: trong công tác quản lý, giảng dạy và trong đời sống hàng ngày. Phẩm chất của nhân vật cũng không “đơn phiến” mà có cả mặt tốt và mặt chưa tốt. Song phẩm chất tốt nổi trội hơn, lấn dần những điểm chưa tốt và trở thành phẩm chất tiêu biểu của nhân vật.

Thầy Mẫn “một người giáo viên dạy văn tài hoa, kiến thức sâu rộng, đọc nhiều, trí nhớ khác thường và ý chí học tập luôn được hâm nóng” [38, tr.29] cũng là một tấm gương sáng - một mẫu người trí thức vùng cao giàu lòng nhiệt huyết, khát khao vươn lên, mang lại hạnh phúc cho bản làng. Phẩm chất nổi bật của thầy giàu nhiệt huyết, yêu nghề, chủ động, sáng tạo trong công tác giảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dạy. Đặc biệt, thầy có khả năng cảm hoá học trò bằng giọng đọc văn. Trong điều kiện thiếu sách giáo khoa và tác phẩm văn học, học sinh không đọc tác phẩm, thầy cho cả lớp đến sớm để nghe thầy đọc: “nghe thầy đọc một cách say mê, truyền cảm, những học sinh này lần đầu được tiếp xúc với trọn bộ tác phẩm nên bắt đầu hiểu tác phẩm đầy đủ hơn, bắt đầu có sự rung cảm thẩm mỹ về tác phẩm văn học” [38, tr.19]. Không chỉ giỏi chuyên môn, thầy còn khiêm tốn, giản dị, tôn trọng và hết lòng vì học sinh thân yêu. Chính vì vậy, thầy được dân bản và học sinh tin yêu, quí trọng. Nhờ có thầy động viên, giúp đỡ, Côn Mảy đã vượt qua hoàn cảnh gia đình khó khăn để đi học trường sư phạm và trở thành người tiếp bước, thắp sáng những ước mơ cho tuổi thơ vùng cao.

Là một giáo viên trẻ vừa mới ra trường nhưng Côn Mảy đã sớm khẳng định được năng lực nghề nghiệp của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, anh khiêm tốn, giản dị, quan tâm tới đồng nghiệp. Trong công việc, anh là người thẳng thắn. Trong buổi họp chuyên môn đầu tiên được tham dự, anh đã mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình khi tổ trưởng bộ môn phân công anh dạy lớp cuối cấp: “Tôi mới ra trường, kinh nghiệm còn ít (…). Tôi e là không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” [38, tr.23]. Anh thẳng thắn nhận xét và góp ý kiến về nhược điểm trong giờ dạy của một đồng nghiệp: “Còn trường hợp của cô Nga tổ trưởng, theo tôi là bài dạy chưa đạt. Mỗi tiết dạy kết cấu lỏng lẻo, không có trọng tâm, có chỗ sai kiến thức” [38, tr.83]. Những nhận xét, góp ý thẳng thắn đó của Côn Mảy không mang tính cá nhân mà xuất phát từ mong muốn đồng nghiệp nhận ra hạn chế, sửa chữa để có những bài giảng tốt hơn. Anh là người có khả năng, tinh thần trách nhiệm cao và có nhiều sáng kiến trong giảng dạy, trong công tác chủ nhiệm. Để tạo điều kiện cho học sinh được đọc sách, anh bỏ tiền riêng gây dựng “Tủ sách Măng Rừng”. Anh hướng dẫn các em cách đọc sách, cách ghi chép sổ tay văn học. Có người cho là anh “chơi trội”, nhưng vì học sinh, anh sẵn sàng bỏ qua những dị nghị đó. Thấy học sinh phát âm sai, anh đi sâu tìm hiểu tiếng địa phương để giúp các em cách sửa lỗi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghe tin Mỹ sẽ ném bom bắn phá, nhà trường phải sơ tán, Côn Mảy cùng đồng nghiệp dốc lòng, dốc sức lo dựng lớp, dựng lán cho học sinh. Anh tận tình chăm lo bồi dưỡng cho các em học sinh có năng khiếu văn học.v.v.... La Quán Miên đã mượn suy nghĩ của một nhân vật trong tác phẩm (cô giáo Ngân) để ca ngợi nhiệt tình, lòng yêu nghề, ý chí, khát vọng vươn lên của người trí thức trẻ :

“Anh nung nấu ý chí sẽ học lên nữa. Mục đích sống của anh là nhận thức và truyền thụ những kiến thức cho học sinh. Cuộc đời anh như mải miết đi theo con đường hun hút, gập ghềnh, chông gai mà đầy ma lực vô tận ấy nên hầu như anh quên cả mình, quên cả những quyền lợi vật chất…” [38, tr.132].

Số nhân vật trí thức miền núi trong sáng tác của La Quán Miên chưa nhiều, cũng chưa có nhân vật nào thật “đầy đặn”, sắc nét. Song hình ảnh những người trí thức miền núi giàu nhiệt tình, tâm huyết, có khát vọng vươn lên như bác sĩ Vi Nhôn (Hai người trở về bản), thầy Văn Giả, thầy Mẫn, thầy Côn Mảy

(Năm học đã qua) tiêu biểu cho sự trưởng thành của con người miền núi trong

hoàn cảnh mới. Trí tuệ, công sức của họ trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của miền núi, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước ta.

* Tiểu kết chƣơng 2:

Gắn bó miền núi, La Quán Miên tự hào về phong cảnh thiên nhiên và phong tục truyền thống của quê hương; tự hào về những con người chung vai, chung sức xây dựng bản làng. Có điều kiện hiểu biết sâu sắc về miền núi, ông đã phản ánh sinh động cuộc sống của quê hương trong tác phẩm của mình. Qua những trang viết chân thực, cụ thể, nhà văn đã mang đến cho người đọc những hiểu biết bổ ích, lí thú về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Bên cạnh đó, La Quán Miên cũng mạnh dạn phê phán những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mê tín còn tồn tại dai dẳng trong đời sống tinh thần của đồng bào miền núi cao; bộc lộ nỗi băn khoăn, day dứt trước những vấn đề về môi trường, về lối sống, nhân cách, phẩm chất của con người trong cuộc sống hiện đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v.v…Tuy chưa có được những tác phẩm thật dày dặn, chưa xây dựng được những nhân vật mang tính điển hình cao hoặc phản ánh những vấn đề mang tính “đột phá” về miền núi, song truyện và ký của La Quán Miên cũng đã góp phần tô đậm bức tranh chung về miền núi trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam; các tác phẩm của nhà văn đã góp phần tạo nên một mảng đặc biệt với sắc màu riêng trong bức tranh chung, đó là cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái và các dân tộc anh em ở khu vực Bắc Trung Bộ nước ta.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN VÀ KÝ CỦA LA QUÁN MIÊN 3.1. Tính chất giao thoa thể loại giữa truyện và ký

Về mặt lý thuyết mỗi thể loại văn học đều có những đặc trưng cơ bản riêng. Đặc điểm cơ bản của truyện là phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố; cốt truyện, nhân vật thường có sự hư cấu, tưởng tượng; người trần thuật của truyện thường linh hoạt, kết hợp nhiều ngôi kể. Đặc điểm nổi bật của ký là tôn trọng người thật việc thật. Do tôn trọng sự thật khách quan nên hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm ký thường rất hạn chế. Trong tác phẩm ký, sự có mặt của nhân vật trần thuật là “tôi” ở ngôi thứ nhất (thông thường là tác giả) đóng vai trò là người chứng kiến, tham dự để tăng cường tính xác thực của việc miêu tả và xác minh sự thật, đồng thời bộc lộ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, bình luận công khai. Điều đó khiến người đọc luôn có được niềm tin là họ đang được tiếp xúc với sự thật của cuộc sống do chính tác giả là người chứng kiến, thu thập, lựa chọn, tổ chức sắp xếp lại và trực tiếp trình bày cho họ.

Nhưng trong thực tế sáng tác, không phải lúc nào người viết cũng phân biệt rạch ròi từng thể loại. Nghiên cứu truyện và ký của La Quán Miên, chúng tôi thấy có hiện tượng “giao thoa” giữa hai thể loại, thể hiện rõ ở các phương diện như: Chất liệu nghệ thuật giàu tính xác thực; người trần thuật là người tham gia, chứng kiến các tình tiết, sự kiện.

3.1.1. Chất liệu nghệ thuật giàu tính xác thực * Những địa danh có thật * Những địa danh có thật

Trong truyện và ký của La Quán Miên, có một hệ thống từ ngữ chỉ địa danh có thật của miền Tây Nghệ An: tên mường bản, rừng núi, sông suối, hang động, trường lớp.v.v... Khảo sát truyện và ký của La Quán Miên, chúng tôi thấy tác giả đã đưa vào sáng tác của mình nhiều bản mường gợi những miền đất lạ, xa xôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Nghệ An như: bản Chiềng Yên, bản Dốn, mường Chọng...(tập truyện và ký

Hai người trở về bản), mường Khủn Tinh, mường Lống, mường Xén, mường

Chiêng-ngam, bản Le, bản Pha, bản Bua....(tập truyện và ký Vùng đất hoa kờ mạ), bản Đôn, bản Diềm, bản Điểm, bản Nhanh, bản Bay, bản Bảnh, bản Ảng, bản Pả Mẹt, mường Hán Tổn Lạnh.v.v...(truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ). Trong đó mường Khủn Tinh – quê hương của nhà văn là vùng giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mường “lấy tên một tù trưởng trong truyện cổ Thái, có công khai phá, cai quản vùng đất này” [44, tr.108]. Các bản: bản Ảng, bản Bảnh, bản Bay, bản Ca, bản Đôn, bản Chiềng Yên, bản Diềm, bản Le, bản Pả Mẹt...đều thuộc xã Châu Quang (Quỳ Hợp). Trong đó, một số bản có tên gọi gắn với sự tích, truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: bản Ảng, bản Le, bản Chiềng Yên, bản Nhanh, bản Diềm. Chẳng hạn, bản Ảng nghĩa là bản Cái Ang, “theo truyền thuyết kể ngày xưa dân bản phải dùng cái ang to ngâm gạo hông xôi nuôi quân Lam Sơn đánh đồn Pu Chẻ vì vậy bản mới có tên như vậy” [44, tr.16]; bản Mộng (bản Mổng) nghĩa là bản Trông vì “theo truyền thuyết kể, ngày xưa dân bản đứng trông quân Lam Sơn đánh đồn lũy nhà Minh trên núi Pu Chẻ” [44, tr.41]; bản Chiềng Yên nghĩa là bản Bình Yên, “bản thành lập sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh đồn nhà Minh trên núi Pu Chẻ” [44, tr.25].v.v...Cũng có tên bản được gọi theo quá trình tụ cư, di cư...của cộng đồng dân cư, tộc người: bản Bảnh là

“bản San Sẻ Ra, do người từ bản Có Hướng ở gần đó tách ra” [44, tr.16].

Những dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, hang động của vùng đất Nghệ An: sông Nặm Huống, núi Pu Chẻ, Nóng Chết Chai, động Thằm Bua (tập truyện và ký Vùng đất hoa kờ mạ), núi Phá Nhảng, dãy núi Phá Hủng (tập truyện và ký Trời đỏ), rừng Tả Huống, rừng Pả Đông, núi Phá Chon, Phá Luốm, núi Pu Màng Khùng, bãi Kăng Kẹt, đầm Nóng Ò, đầm Nóng Hảnh, vũng Văng Phái, vũng Nóng Đanh (truyện Bản nhỏ tuổi thơ)…cũng tự nó nói lên đặc điểm quen thuộc của người Thái Nghệ An, họ thường gọi tên địa danh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo đặc điểm tự nhiên. Chẳng hạn Phá Chon (Phá có nghĩa là lèn đá, Chon là tên lèn đá), Nóng Ò (Nóng có nghĩa là ao, Ò là tên ao).v.v... Dòng sông Nặm Huống bắt nguồn từ núi Pu Huống, chảy qua mường Khủn Tinh, đổ xuống sông Con, rồi chảy vào sông Lam được nhà văn miêu tả trong truyện Bản nhỏ

tuổi thơ: “Dòng sông Nặm Huống không lớn lắm. Bọn trẻ chúng tôi chưa ai dám

bơi qua, (…). Mùa đông, mùa xuân nước trong vắt, có thể nhìn thấy đá cuội dưới đáy (...). Mùa lũ nước đục ngầu (...). Mùa nước cạn, dòng Nậm Huống người lớn lội qua được” [36, tr.7]; “Sông Nặm Huống đoạn này trải rộng, hai bên bờ là bãi cát sỏi bằng phẳng. Nước trong vắt, lấp loáng nắng” [36, tr.20]. Cánh rừng Tả Huống rậm rạp, rừng Pả Đông kì bí, bãi Kăng Kẹt, bãi Tả Huống, ao Nóng Có Đửa, đầm Nóng Ò, đầm Nóng Hảnh...đều có ở bản Chiêng Đôn, nơi in dấu những kỉ niệm của một thời chăn trâu, tắm sông, bắt cá, bẫy chim của nhà văn.

Bên cạnh đó, trường cấp nội trú I - II Mường Lống (ký Mường Lống điểm sáng biên cương), trường cấp I - II Huồi Tụ, trường cấp I - II Na Ngoi (ký

Vùng đất hoa Cờ mạ), trường Tiểu học Nặm Cắn (ký Một chuyến ngược Kỳ

Sơn), trường cấp 1, 2 Chiềng Tộ (truyện Năm học đã qua) đều là những tên trường có thật ở Nghệ An. Trong đó trường nội trú cấp I - II Mường Lống, trường cấp I - II Huồi Tụ, trường cấp I - II Na Ngoi, trường Tiểu học Nặm Cắn thuộc huyện Kỳ Sơn; trường cấp 1, 2 Chiềng Tộ thuộc huyện Quỳ Hợp.

Đưa những địa danh có thật, quen thuộc với đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An vào tác phẩm, La Quán Miên làm nổi bật đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội của quê hương; đồng thời tạo cho người đọc cảm giác gần gũi với khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi đây. Qua đó cho thấy, nhà văn đã có ý thức lựa chọn chất liệu nghệ thuật giàu tính xác thực để làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

* Nhân vật gần với nguyên mẫu

Theo cuốn “Lí luận văn học” thì nhân vật là “con người được miêu tả và thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”, là “phương tiện để khái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quát hiện thực, khái quát các tính cách và số phận con người và các quan niệm về chúng” [62, tr.277]. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là con đẻ tinh thần của nhà văn. Thông qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, nhà văn bộc lộ cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng, tình cảm, tâm sự của mình.

La Quán Miên thường viết về những người thân thuộc, những sự thực xảy

Một phần của tài liệu Truyện và ký la quán miên (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)