8. Bố cục của luận văn
2.2.1. Những con người chất phác, hồn hậu
Hồn nhiên, chất phác, giàu lòng nhân ái, thủy chung là một trong những phẩm chất dễ nhận thấy của con người miền núi. Phẩm chất tốt đẹp đó của người dân miền núi được La Quán Miên phản ánh sâu đậm trong các tác phẩm:
Mẹ tôi, Coóng, Đến thăm nhà bạn, Con nuôi, Trời đỏ, Mùa hoa ban nở rộ…
Trong hoài niệm của người con xa xứ, người mẹ ở quê hương (Mẹ tôi) mang những phẩm chất đặc trưng của người phụ nữ miền núi: “người phụ nữ của nương rẫy, núi rừng”, “một phụ nữ Thái không lẫn với phụ nữ dân tộc khác”. Quanh năm, suốt tháng người mẹ chăm chỉ, tần tảo sớm hôm chăm lo việc nương rẫy, gia đình: tra hạt, làm cỏ, gặt lúa, trồng dâu, trồng chàm, trồng bông, quay sợi, dệt vải, những năm mất mùa mẹ vào rừng đào củ sắn, củ mài, ra suối đánh cá. Mẹ cũng là một người phụ nữ Thái rất mực tài hoa, tiếng chuông của mẹ “nghe chậm rãi, trầm tư, giàu chất suy tưởng, đưa ý nghĩ con người về với thiên nhiên, về với cội nguồn”, giọng hát của mẹ “quyến rũ, nồng nàn. Càng hát, lời càng chau chuốt, mượt mà, ý tứ càng phong phú chặt chẽ”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
[33, tr.19]. Mẹ đã tắm mát tuổi thơ con bằng những lời ru, những câu ca dao, dân ca ngọt ngào.
Ông bà Liêng-lán trong truyện Con nuôi là người tốt bụng hiếm có. Vì không có con, ông bà nhận đứa cháu họ làm con. Dù không dứt ruột đẻ ra nhưng ông bà coi đứa cháu như con đẻ, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của nó. Với lòng nhân ái, tốt bụng, ông bà nhận Xáo-hiềm - một bé gái mới 5 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ - về nuôi. Ông bà Liêng-lán đã nuôi nấng cô đến lúc trưởng thành. Nhìn con sắp đi lấy chồng xa, ông bà không cầm được nước mắt. Giọt nước mắt ấy là những giọt nước mắt đầy yêu thương, không nỡ rời xa đứa con xinh đẹp, nết na mà ông bà đùm bọc, nuôi dưỡng suốt bao năm.
Đến thăm nhà bạn là câu chuyện về tấm gương sáng trong làm ăn kinh tế
và tình cảm hồn hậu con người miền núi. Vợ chồng Lả-panh đều là giáo viên. Anh chị chăm chỉ, cần cù, lại khéo tính toán nên có được một cơ ngơi khá giả với chuồng trại, ao, vườn, nhà cửa đầy đủ tiện nghi. Người bạn của anh chị là Ỏn-còn gặp hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng Lả-panh đã lo lắng, cảm thông với hoàn cảnh của bạn: “Tao lo cho mày quá! …Trông mày xanh lắm. Và già nữa. Chồng mày bị ốm phải không? Thật tội!” [33, tr.113]. Khi ra bạn về, vợ chồng chị chu đáo sửa soạn cho Ỏn-còn rất nhiều thứ mang về: gà, vịt, lợn giống, trái cây, tiền và thuốc. Câu chuyện khiến người đọc xúc động về tình bạn chân thành, mộc mạc của các nhân vật. Họ biết giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần để vượt qua khó khăn hoạn nạn.
Trong các sáng tác của La Quán Miên, chúng ta thấy được sự gắn bó, chở che và tình nghĩa của con người miền núi đối với các cán bộ miền xuôi. Đây cũng là một phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi.
Thầy Oánh (Trời đỏ) là một thầy giáo miền xuôi lên dạy học ở huyện Pu Xúng. Thầy không chỉ dạy cái chữ cho đồng bào Mông mà còn khuyên mọi người ăn chín uống sôi, ốm đau thì uống thuốc. Lầu Pá Pó giữ được tính mạng cũng là nhờ thầy. Nhà Lầu Pá Pó đã làm lễ kết nghĩa anh em, nguyện sống chết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có nhau với thầy Oánh. Bị bọn phản động lợi dụng sự cả tin, mông muội của người dân để vu oan và bắt trói, thầy Oánh được Lầu Pá Pó cắt dây trói và cứu thoát. Sau này thầy được chuyển về xuôi, Lầu Pá Pó vẫn nhớ đến công lao người thầy giáo năm xưa với bản làng và anh tiếp tục sự nghiệp xóa mũ chữ cho dân bản, vận động bà con xóa bỏ cây thuốc phiện để trồng mận, trồng đào.
Truyện Mùa hoa ban nở rộ là câu chuyện cảm động giữa người con gái Mông Y Cở với thầy giáo người xuôi. Phúc một thầy giáo người miền xuôi lên Đoọc Ván công tác. Trong một lần bị bọn phỉ bắn thương và lùng bắt, thầy Phúc đã được gia đình Y Cở che giấu. Tình yêu đã nảy nở giữa hai người nhưng phong tục của người Mông lúc đó còn nặng nề nên Y Cở và thầy Phúc không đến được với nhau. Sau này, Y Cở, thầy Phúc đều không lập gia đình. Thời gian trôi qua nhiều năm tháng, nhưng tình cảm của họ vẫn hướng về nhau không hề phai nhạt.
Trong truyện và ký của La Quán Miên, người đọc còn gặp hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng. Đó là Lãn-úc-ù, nhân vật “tôi” (Bạn tôi thằng
Lãn-úc-ù); Chở Là Nhôn, Pỏn, Bôi, Du, Hương (Bản nhỏ tuổi thơ).v.v…Các
em có những tình cảm rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ: thích đến trường, sung sướng khi được học chữ, sẵn sàng giúp đỡ bạn. Tiêu biểu như Chở Là Nhôn (Bản nhỏ tuổi thơ). Khi biết sắp được học lớp vỡ lòng, Chở Là Nhôn vô cùng sung sướng. Em nhanh chóng“lẩn xuống thang, phóng đi tìm thằng Pỏn, thằng Bôi” và thông báo cho chúng một tin quan trọng: “Này chúng mày ơi!...Ta sắp đi học rồi”. Khi nghe thông báo của Chở Là Nhôn, Pỏn và Bôi tỏ vẻ ngạc nhiên vì: “Ta thế này mà đã đi học a?(...)Anh tao mười lăm tuổi mới đi học. ta mới có tám tuổi thôi mà!” [36, tr.17]. Chúng háo hức, vui mừng cắp sách sang bản Ảng để học. Nhà văn miêu tả từng lời nói vô tư, hồn nhiên của những đứa trẻ trong những buổi đầu đến lớp: “Tôi chăm chú nhìn tay bác Hiền viết. – Này, này! Thằng Du bỗng thúc vào tay tôi. – Bút mực mày đâu? – Bút tao đây, nhưng mực thì đổ hết rồi. – Tôi nói. – Thôi chấm mực với tao vậy! Chấm đi!” [36, tr.28]. Những hành động loay hoay, lúng túng, khó nhọc của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
những bàn tay quen với cây rừng, đá suối lần đầu cầm bút cũng được tác giả miêu tả chân thực: “Tôi chấm lưỡi bút lá tre vào lọ mực xanh của Du. Cầm bút thế nào nhỉ? Tôi đang loay hoay thì bác Hiền đã kẹp bút vào tay phải của tôi, bẻ ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa giữ lấy bút. Tôi nhìn sang Du, thấy nó cầm bút tay trái. - Này, sao mày cầm bút tay trái?....Du chuyển bút sang tay phải ngay. Nhưng nó cứ lúng ta lúng túng. Nó chụm cả bốn ngón tay cầm bút…Tôi mắm môi viết một lúc xong chữ thứ nhất. Tôi liếc sang Du, thấy nó viết có vẻ khó nhọc quá. Mồm nó dẩu ra, khi thì mín vào. Hình như nó còn chảy cả nước miếng ra nữa” [36, tr.29-30]. Trong truyện, sự hồn nhiên, trong sáng của những đứa trẻ miền núi còn được thể hiện ở trí tưởng tưởng của chúng về chiếc ô tô. Đứa cho rằng ô tô bốn bánh, đứa cho rằng ô tô sáu bánh, tám bánh, rồi đường phải to gấp hai lần đường này, đứa lại cho rằng phải gấp ba, gấp bốn lần…La Quán Miên đã thể hiện được sự hồn nhiên của những em nhỏ miền núi. Trong Bạn tôi thằng
Lãn-úc-ù, nhà văn viết về tình bạn trong sáng của nhân vật “tôi” và Lãn-úc-ù.
Sống trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng cả Lãn và “tôi” đều vui đùa, cùng cố gắng, giúp đỡ nhau trong học tập. Người đọc không thể nào quên được hình ảnh hai đứa trẻ mỗi tối xách đèn lên trường học, cùng nhau trực nhật, cùng nhau ăn miếng cơm chấm muối vừng một cách ngon lành. Trong hoàn cảnh gian khổ, tình bạn của các em càng trở nên tươi sáng. Ngay từ lúc nhỏ, các em đã được nuôi dưỡng trong truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương; sống gần gũi, gắn bó với những dòng sông, cánh rừng, những trò chơi của tuổi thơ, với cuộc sống sinh hoạt của bản làng yêu dấu... Chính cuộc sống lành mạnh của bản làng đã góp phần tạo cho các em những phẩm chất đáng quý. Đến với truyện và ký của La Quán Miên, độc giả có điều kiện gặp gỡ những con người miền núi hồn nhiên, mộc mạc và giàu lòng nhân ái. Phẩm chất tốt đẹp ấy tiềm tàng trong cộng đồng, từ những em nhỏ đến những người cao tuổi, từ người dân bản bình thường tới người trí thức.v.v…Khi viết về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
những con người chất phác, hồn hậu đó, nhà văn đã thể hiện niềm tự hào và tình cảm ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương.