Phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An

Một phần của tài liệu Truyện và ký la quán miên (Trang 43)

8. Bố cục của luận văn

2.1.2.Phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An

Phong tục “là những thói quen ăn sâu vào trong đời sống xã hội từ lâu đời được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo” [66, tr.143]. Cùng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời gian, phong tục tập quán đã thấm sâu vào đời sống sinh hoạt của một cộng đồng và tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần ổn định. Nó chi phối mọi hành vi ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và làm nên bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc.

Là người am hiểu và say mê nghiên cứu văn hóa, trân trọng, yêu mến, tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc Thái và một số dân tộc anh em khác: H’mông, Khơ mú, Ơ đu,…La Quán Miên đã có nhiều trang viết thành công về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng chung sống trên mảnh đất miền núi Nghệ An. Đó là những phong tục truyền thống: tục lệ ở rể, cưới xin, ma chay, mời chào đón khách, uống rượu thăm nhau, đi săn…và những phong tục tín ngưỡng như: lễ mừng tiếng sấm đầu năm, lễ Cắm Phạ Ky Mọc, lễ mừng cơm mới, cúng con trâu, cúng Bà Bếp…Nhà văn còn giới thiệu với bạn đọc những làn điệu dân ca Thái (Nhuôn, Lăm, Xuối), những nhạc cụ dân tộc (sáo Pì nhuôn, đàn Xí Lo, cồng chiêng)...Những phong tục tập quán của mỗi dân tộc được nhà văn tái hiện rất sâu đậm trong sáng tác của mình.

Trong giao tiếp, đồng bào Thái Nghệ An, khi có khách đến nhà, chủ nhà giơ hai tay song song ngang ngực, lắc lắc bàn tay chào và tiếp khách bằng trầu cau, rượu cần: “Bố tôi thấy khách đến cũng vào nhà trong, buộc khăn lên đầu, rồi đi ra giữa nhà giơ hai tay song song ngang ngực lắc lắc bàn tay chào…mẹ tôi cũng bước ra chào khách. Mẹ đã mặc váy áo mới đầu đội khăn đen. Hai bên chào nhau như lúc nãy, nhưng mẹ tôi nâng tay lên thấp chỉ ngang thắt lưng, lòng bàn tay ngửa ngửa” (Bản nhỏ tuổi thơ) [36, tr.42]. Như vậy, bên cạnh những điểm chung trong cách chào của người Thái thì người phụ nữ có cách chào riêng: nâng tay lên thấp chỉ ngang thắt lưng, lòng bàn tay ngửa. Khi mời ăn cơm uống rượu, chủ nhà chấp tay, đọc bài Phái Lầu (Mời rượu, đuổi tà) rồi mời mọi người ngồi vít rượu cần. Đáp lại lời mời của chủ nhà, khách thường nói lời cảm ơn chủ nhà có lòng quý khách, dọn cơm nước mời ăn uống. Đây là lời cảm ơn của nhân vật Côn Mảy đối với gia chủ: “Chúng con ra khỏi nhà,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không mang theo cơm được, lại được ăn cơm trong mâm; không mang theo chum được, lại được uống rượu, có rượu rồi, chủ nhà lại nhường cho một chum để mời hồn vía cha mẹ, tổ tiên chúng tôi đi theo. Thật là cảm ơn quá! Cảm ơn mà không biết nói sao, chỉ muốn mời bà chủ trong nhà ra uống cùng mới yên tâm được” (Năm học đã qua)[38, tr.49].

Nét văn hóa đặc sắc của người Thái còn được thể hiện ở cách mời rượu. Người Thái quan niệm: “Uống nước thấy trời trước” (tức là “ra đời trước”, “nhiều tuổi hơn” là “có kinh nghiệm hơn”) và “Uống nước thấy trời sau” (thì ngược lại) nênkhi uống rượu người trong cuộc thường mời khách quí và những người có tuổi uống trước để tỏ lòng quý khách, kính trọng bề trên. Trong cuộc rượu của người Thái thường có người đong rượu (gọi là Chàm) tức là người cầm trịch, trọng tài, người phục vụ cuộc rượu và dùng “sừng trâu” để chuyền nước vào chum rượu cần, cũng là để đo lượng rượu, đo thời gian uống nhanh hay chậm để “thưởng, phạt”. Nét văn hóa này được La Quán Miên giới thiệu trong tập truyện vừa Năm học đã qua.

Theo phong tục của người Thái, người Mường, trong những cuộc vui, buồn như tết, đám cưới, đám ma…mọi người thường cùng rượu cần và đánh cồng. Đánh cồng cũng là nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Thái. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, đặc điểm của lễ hội mà có cách đánh cồng riêng. Thông qua tiếng cồng, người đánh cồng gửi gắm cảm xúc, tình cảm, tâm trạng của mình. Tiếng cồng cũng chứa đựng tình cảm vui, buồn của những người trong cuộc. La Quán Miên miêu tả sắc thái biểu cảm của tiếng cồng và nghệ thuật đánh cồng: “Muốn vui, đánh ngược từ cồng út đến cồng mẹ. Muốn buồn, đánh xuôi từ cồng mẹ đến cồng út. Điệu buồn có cách đánh xen kẽ, biến hóa giữa thứ tự các quả trong dàn cồng. Điệu vui cũng vậy. Đệm theo cồng, có nhịp trống cái” (Năm học đã qua) [38, tr.135]. Tiếng cồng - âm điệu quen thuộc của bản làng người Thái qua tác phẩm của La Quán Miên như có sức lan tỏa rộng hơn, đến với bạn đọc gần xa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong hôn nhân của người Thái, trai gái và gia đình hai bên chuẩn bị, tiến hành rất chu đáo, cẩn thận và thường trải qua các nghi lễ: lễ dạm hỏi, lễ thăm tháng, lễ xin cưới, lễ nạp đồ dẫn cưới, lễ rước dâu. Mỗi lần nhà trai sang nhà gái thường mang theo các lễ vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Thái: gạo nếp, cơm lam, rượu cần, bánh nếp gói lá dong, trầu cau…Ví dụ, sau lễ dạm hỏi là lễ đi thăm tháng: “Hàng tháng, họ nhà trai và mối đều đến thăm và củng cố mối quan hệ giữa hai gia đình…Họ thường thăm vào những ngày chẵn đầu tháng (tính theo lịch Thái). Khi đến họ mang theo 12 bánh nếp gói lá dong hình sừng trâu, 2 vò rượu cần nhỏ, 40 quả cau, 2 liền trầu”(Bản

nhỏ tuổi thơ) [36, tr.47]. Trong lễ cưới, khi người con gái ra khỏi buồng, ông

mối nói những lời ca tụng công ơn của bố mẹ cô gái và chàng rể tặng mẹ vợ những lễ vật để tỏ lòng biết ơn: “Người ta kéo chị tôi ra khỏi buồng. Ông mối nói những lời ca tụng công ơn bố mẹ tôi đã sinh thành, nuôi dưỡng chị tôi thành người, nay đi làm dâu để tạo ra nòi giống cho nhà trai. Anh rể đeo cho mẹ tôi một cái vòng cổ, một vòng tây bằng bạc sáng, biếu một đĩa trầu, một tấm vải để tỏ lòng biết ơn” [36, tr.48]. Một nghi lễ không thể thiếu trong lễ rước dâu đó là các em trai tặng tơ, vải cho chị gái để chị gái sinh được con trai, con gái. Qua đó ta thấy, người Thái rất coi trọng việc hôn nhân gia đình, họ luôn củng cố mối quan hệ giữa hai gia đình và đặc biệt rất coi trọng công lao sinh thành dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Còn cô gái trước khi lấy chồng phải cán bông, dệt vải, thêu vải, thêu khăn, nhuộm chàm làm gối, làm nệm bông lau, làm đủ váy áo, gối đệm cho mình và tặng bố mẹ chồng, anh chị chồng…

Cũng giống như một số dân tộc thiểu số khác, trong phong tục của đồng bào Thái Nghệ An có tục ở rể. Phong tục ở rể này được La Quán Miên giới thiệu tỉ mỉ trong truyện Ở rể. Ban đầu, làm “rể quản”, chàng trai ở và ngủ ngoài sàn, trên đầu luôn buộc khăn, ngang lưng luôn đeo bao dao để sẵn sàng làm việc, vào nhà ngồi ở phía dưới, ăn cơm thì ngồi cuối mâm, ăn xong phải giơ ngang hai tay nói: “Con xin thả đũa”. Khách đến giơ hay tay ngang ngực chào,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong bản có đám thì đi mổ lợn, mổ trâu, chẻ củi. Với người nhà vợ phải xưng hô khiêm nhường, lễ phép…Hết ba năm “rể quản”, chàng trai được làm “rể trong nhà”, bố mẹ vợ làm lễ cúng buộc vía cho con rể. Từ lúc này người con trai sẽ mang họ vợ, con cái sinh ra cũng mang họ mẹ, khi hết thời gian ở rể, mọi người sẽ mang họ nội và chàng trai mang vợ con về nhà cùng với nén bạc “gối đầu” bố mẹ vợ cho.

Ngoài ra, trong Bản nhỏ tuổi thơ, nhà văn La Quán Miên còn phản ánh tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái như: lễ mừng tiếng sấm đầu năm mong mọi điều tốt lành, may mắn sẽ đến mọi nhà và bản mường; lễ Cắm Phạ Ky Mọc tức lễ ăn chay để tỏ lòng nhớ ơn bà Nhạ Póm và anh em Chiết Chai đã có công đánh đuổi giặc Minh; lễ mừng cơm mới để mời tổ tiên về ăn cơm mới, cảm ơn trời đất, mưa thuận gió hòa, đã cho con người mùa màng bội thu; cúng Bà Bếp đã “nuôi ngọn lửa, giúp con người hàng ngày trong cuộc sống nấu ăn”, cúng con trâu và các vật nuôi trong gia đình vào ngày đầu năm mới để cảm ơn những con vật này đã giúp con người cày bừa, giúp con người có “cái ăn” hàng ngày…

Những nét đặc sắc trong văn hóa của người Thái còn được thể hiện qua văn hóa ẩm thực: bánh rêu, cá ướp chua, cá nướng, thịt trâu hun khói, rượu cần…Nếu đến Nghệ An và được thưởng thức các món ăn ở đây, chắc hẳn ta sẽ không thể quên hương vị của bánh rêu – loại bánh dân dã, được làm từ một loại rêu suối, trộn muối, xả, ớt, gói trong lá dong, lá chuối sau đó hông chín; hương vị thơm béo của món chẻo sả được làm khá cầu kì: lá môn hông chín phơi khô, trộn muối, nén vào ống nứa, để lên gác bếp, sau đó mang xuống cho vào cối giã với sả và nhân quả mạc nhau đã nướng chín. Những người yêu thích nghệ thuật ẩm thực cũng cảm thấy thích thú, tò mò về món rêu tau xào đặc sản của dòng sông Nặm Tốn. Món ăn dân dã này được làm từ loại rêu tau xào, rửa sạch, băm nhỏ, trộn muối xả, tép và cá nhỏ, gói lá chuối bằng nắm tay, hông ăn và ngây ngất trước mùi thơm ngào ngạt, nước vàng sánh như mật ong của rượu cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

miền núi. La Quán Miên rất am hiểu và miêu tả tỉ mỉ những món ăn truyền thống của đồng bào Thái.

Bên cạnh những phong tục tập quán của dân tộc Thái, La Quán Miên còn phản ánh những phong tục tập quán của dân tộc Thổ. Đối với đồng bào Thổ khi khách đến nhà, chủ nhà thường trải chiếu hoa ra sàn mời khách ngồi, sau đó mời khách uống nước chè, ăn trầu, hút thuốc.

Phong tục của người Thổ trong hôn nhân cũng thể hiện nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Cũng giống như dân tộc Thái, trai gái người Thổ có quyền tự do tìm hiểu nhau nhưng lại có những nét khác biệt. Người Thổ có tục “ngủ mái” vào dịp hội hè hay ngày tết. “Ngủ mái là một tục giao duyên, tìm hiểu, tỏ tình của trai gái Thổ. Họ có thể tự do, cởi mở nằm trò chuyện qua đêm với nhau mà không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra” [38, tr.148]. Khi trai gái đã yêu nhau, nhà trai tìm ông mối để sang nhà gái đặt vấn đề, sau đó là lễ hỏi rượu, lễ hỏi bánh, lễ trầu - lại. Sau khi lễ trầu - lại xong, con dâu tương lai đưa mũ, nón cho bố mẹ chồng; bố mẹ chồng biếu con dâu một số tiền và mời sang nhà chơi; ông mối xin nhà gái cho chàng trai đến ở rể, sau đó mới đến lễ cưới. Trước ngày cưới, nhà trai làm lễ Đưa Ơn, nạp lễ vật theo yêu cầu của nhà gái. Trong ngày cưới, khi đoàn rước dâu đến cổng nhà chàng rể thì “hai bên cổng có hai hàng người đang đứng chờ để chào dâu và họ nhà gái...Những người đón rót rượu đưa trầu mời tất cả đoàn rước dâu”. Đi đầu đoàn rước dâu là ông mối “quần trắng cạp vấn, áo dài lương đen, đầu chít khăn nhiều lớp”, tiếp đến là chàng rể, cô dâu. Cô dâu “mặc áo trắng hồ lơ, kiểu xẻ hông, có hai túi, áo ngắn lửng trên cạp váy, ống tay dài; váy chàm, dây thắt lưng xanh, lủng lẳng dây xà tích treo mấy quả lục lạc, quả táo bằng bạc”, “đội chiếc khăn vuông gấp chéo đôi, chít trên đầu, thả hai dải sau gáy, phía trước có thêu hình quả núi bằng chỉ xanh, chỉ đỏ” [38, tr.146]. Một trong những nghi lễ bắt buộc diễn ra trong lễ cưới của người Thổ là: ngay cạnh lối lên cầu thang đặt một thau nước có bỏ mấy đồng tiền lặp đáo, khi dâu rể đến chân cầu thang sẽ “cúi xuống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lấy tay vốc nước, rửa chân” với quan niệm rửa chân sạch sẽ để lên nhà, để bắt đầu một cuộc sống mới, hạnh phúc. Qua đây, chúng ta biết thêm những nét đẹp, độc đáo trong phong tục cưới xin và trang phục truyền thống của người Thổ.

Trong việc tổ chức tang ma cho người chết của người Thổ cũng có những nét khá đặc biệt: quàn xác trong nhà; đưa hồn ma dạo chơi quanh làng, đưa đi thăm những người thân quen, đưa xác đến bến nước gội đầu lần cuối cùng trước khi về thế giới bên kia. Trên đường đưa hồn ma đi chơi, các chỗ nghỉ có cuộc thi vật, múa sư tử diễn ra xung quanh cái nhà mồ: “Một cặp người lớn và một cặp trẻ con. Tiếng trống lên rộ rã. Các đô vật buộc khăn đỏ, giằng tay nhau, xoay vòng, cúi xuống, đứng thẳng lên, nhất nhất đều theo nhịp trống…làm hồn ma vui” [38, tr.154]. Khác với người Kinh, người Thổ không có tục bốc mả bởi họ quan niệm chết về với đất, cần được yên cho nên họ chỉ đi thăm mồ mả dịp gần Tết hoặc dịp đi chôn người chết, phát cây cỏ, đắp đất, thắp nhang. Bằng việc miêu tả kĩ lưỡng nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, La Quán Miên đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới về phong tục tập quán của người dân miền núi với nhiều nét đặc sắc và độc đáo.

Nhưng đằng sau những phong tục tập quán tốt đẹp thì nhiều tư tưởng, quan niệm lạc hậu, mê tín của người dân miền núi vẫn âm thầm, dai dẳng tồn tại, cản trở cuộc sống. Là một trí thức miền núi, có điều kiện “nhìn xa trông rộng”, La Quán Miên đã nhận thấy những mặt tồn tại đó và phản ánh trong các tác phẩm: Một cú nhảy, Đẻ giấu, Chuyện trong nhà anh Chai-tọc, Anh tôi

ngày gặp lại, Người ở Then Nà xuống…Trong truyện Một cú nhảy, dù đã có

năm đứa con gái nhưng nhân vật Ài-khảng-tô linh vẫn thực hiện “một cú nhảy” để có được đứa con trai nối dõi nếu không “chết vẫn không yên lòng”. Nhưng thật trớ trêu cho anh, cú nhảy đó lại là “cú nhảy trượt” để rồi kết thúc tác phẩm là hình ảnh đầy xót xa“Ài-linh nhìn sáu đứa con gái với người vợ nằm liệt giường rồi nhìn lên ngôi nhà siêu vẹo và kêu lên một tiếng rồi ôm lấy đầu”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà anh Chai-tọc) đã đổ lỗi cho vợ không biết đẻ và lao vào con đường rượu

chè, chơi bời, làm cho hạnh phúc gia đình rạn nứt. Khi người vợ sinh cho anh đứa con trai, tưởng chừng gia đình hạnh phúc, vui vẻ trở lại nhưng ngờ đâu một người phụ nữ Mường chợ bồng con trai đến và đòi tổ anh tổ chức lễ cưới. Kết quả, cả hai người phụ nữ đều ra đi và để lại cho anh hai đứa con trai trong ngôi nhà trống vắng, lạnh lẽo. Cũng chính tư tưởng cổ hủ, lạc hậu đó mà nhân vật Ài-là-pỏm-pò (Đẻ giấu) đã đẩy vợ mình đến cái chết oan uổng. Qua số phận nhân vật, La Quán Miên đã thể hiện tư tưởng phê phán quan niệm lạc hậu trong tình yêu và hôn nhân, phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người dân miền núi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc lợi dụng phong tục, lòng tin của đồng bào miền núi để mưu lợi của một số thầy mo, thầy cúng cũng là điều mà La Quán Miên và nhiều nhà văn dân tộc thiểu số nghiêm khắc phê phán. Ví dụ như việc lợi dụng tục buộc vía. Buộc vía là

Một phần của tài liệu Truyện và ký la quán miên (Trang 43)