Hoàn thiện tiêu chí đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên tại công ty TNHH một thành viên cao su quảng nam (Trang 91)

5. Giới hạn đề tài

3.2.3.Hoàn thiện tiêu chí đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên

a. Xác định các căn c xây dng tiêu chí đánh giá.

Tiêu chí đánh giá được xem là mấu chốt của hệ thống đánh giá thành tích, thể hiện được những việc thuộc nhiệm vụ của nhân viên và sự kỳ vọng của cấp trên. Vì vậy, ngoài căn cứ vào mục tiêu đánh giá thì cách thức xây dựng thiết lập tiêu chí đánh giá thành tích rất quan trọng, dựa trên những căn cứ khoa học và thống nhất.

Hình 3.1. Căn cứ xây dựng tiêu chí đánh giá thành tích nhân viên

Kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của công ty ( KH sản lượng mủ khai thác; KH trồng mới, tái canh; KH chăm sóc vườn cây KTCB; KH các dự án mở rộng trong những năm đến; KH giá bán mủ; KH

doanh thu, lợi nhuận ) …

Mục tiêu SXKD của đơn vị Mục tiêu SXKD phòng, nông trường, bộ phận Mục tiêu công việc của nhóm hoặc từng NV Cấp trên trực tiếp Tiêu chí đánh giá TTNV Nhân viên Bản mô tả công việc Bản tiêu chí công việc Phân tích công việc

+ Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011

đến 2015:

Để xác định được một cách chính xác các mục tiêu hoạt động của hệ

thống phải dựa vào:

- Các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của công ty về phát triển hiện tại và những năm tiếp theo.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển của công ty đã được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phê duyệt.

- Kết quả phân tích tình hình thực tế về các nguồn lực, điều kiện phục vụ

cho việc thực hiện các mục tiêu.

Từ những căn cứ trên, phải xác định được những mục tiêu mà công ty cần đạt được, chỉ rõ đâu là mục tiêu quan trọng nhất, cấp thiết nhất, mang tính chiến lược dài hạn nhất... Từ đó, xác định mục tiêu cụ thể cho từng phòng, ban, từng cán bộ công nhân viên, từ mục tiêu chung của công ty, nhằm lượng hóa các tiêu chí đánh giá chủ yếu là các tiêu chí kết quả thực hiện công việc, là cơ sở kết nối thành tích cán bộ công nhân viên với mục tiêu, định hướng chung của công ty.

Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh trong kỳ cho nhóm nhân viên hoặc nhân viên từ mục tiêu chung công ty, mục tiêu của đơn vị trực thuộc và phòng ban, phân xưởng, tổ đội, chi nhánh (sau đây gọi chung là bộ phận) nhằm lượng hoá các tiêu chí đánh giá chủ yếu là các tiêu chí kết quả thục hiện công việc là cơ sở kết nối thành tích nhân viên với mục tiêu công ty

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh chính của công ty từ năm 2011-2015. Chỉ tiêu chính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diện tích cao su (ha) 4.330 5.500 8.000 9000 10.000 Sản lượng mủ khai thác (tấn) 2.000 2.500 3.400 5.000 6.500 Số lượng CBCNV (người) 1.700 2.500 3.100 3.700 4.400 Doanh thu ( tỷđồng) 120 150 230 350 500 Lợi nhuận (tỷđồng) 42 47 70 120 160 Nộp ngân sách (tỷđồng) 10,5 11,75 17,5 30 40

+ Thiết lập bản mô tả và tiêu chí công việc:

Bản mô tả công việc là một văn bản mô tả công việc và những nhiệm vụ cụ thể của công việc đó. Vì không có một chí nhất định cho vấn đề mô tả

công việc, mô tả công việc thường thay đổi về hình thức và nội dung tùy theo hoạt động của từng tổ chức. Tuy nhiên, đa phần các bản mô tả công việc sẽ

gồm ba phần chính: tên công việc, phần nhận diện công việc và phần nhiệm vụ

cụ thể. Nếu bản tiêu chí thực hiện công việc không được thiết lập riêng thì có thểđưa vào bản mô tả công việc.

Tóm lại trên cơ sở bản mô tả công việc và tiêu chí công việc nhằm quy

định, chức năng nhiệm vụ của nhân viên, các tiêu chí năng lực nhân viên cần có để đáp ứng yêu cầu công việc, là kết quả của phân tích công việc chuyên sâu. Đây là căn cứ quan trọng không những phục vụ đánh giá thành tích mà còn phục vụ các chức năng QTNNL khác trong giai đoạn SXKD trong môi trường thay đổi hiện nay của các Công ty trong ngành cao su.

b. Xác định tiêu chí đánh giá

Công ty cần thực hiện theo phương pháp thảo luận dân chủ, cán bộ

về các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, năng lực cần thiết được cụ thể hoá, định lượng qua phân tích công việc và mục tiêu công việc.

* Thực hiện phân tích công việc để tiêu chí hoá các chức danh công việc Về tổ chức bộ phận thực hiện phân tích công việc. Trước hết công ty phải thành lập tổ chuyên trách thực hiện phân tích công việc nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty. Do số lượng CBCNV nhiều nhưng số lượng chức danh không nhiều, nên công ty có thể sử dụng nguồn nhân lực trong công ty là trưởng các phòng ban và thuê tư vấn ở ngoài cùng tham gia vào tổ chuyên trách với chức năng xây dựng, kiểm tra tính chính xác của các bản mô tả công việc trên cở sở đó phối hợp với bộ phận nguồn nhân lực và ban lãnh đạo công ty để thống nhất nội dung, tiêu chí đánh giá cho phù hợp với thực tế công việc của đơn vị.

Các bản mô tả công việc và bản tiêu chí công việc là căn cứ cho việc

đánh giá thành tích của nhân viên sau quá trình làm việc. Do đặc thù của công ty, việc thực hiện công việc thường được quy định dưới dạng các quy trình, quy phạm đối với công tác liên quan đến quản lý, công tác kinh doanh, quy trình khai thác mủ cao su và một số các cẩm nang, quy trình nghiệp vụ khác hoặc các định mức lao động sản xuất, kinh doanh sản xuất mủ... vì vậy các bản mô tả công việc cần dẫn chiếu các quy trình này để ngắn gọn nhưng vẫn

đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm mủ cao su cung cấp cho khách hàng là kết quả của nhiều công đoạn làm việc của nhiều bộ phận khác nhau, do vậy sự phối hợp giữa các bộ phận được quy định rõ ràng và thống nhất trong bảng mô tả công việc. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc cũng cần được nêu đầy đủ. Riêng các thông số để đo lường sẽ thay đổi tuỳ theo mục tiêu kinh doanh

được phân bổ theo từng giai đoạn, vì vậy có thể lập riêng thành một bản với những chi tiêu cụ thể theo từng thời kỳđánh giá.

* Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh cho nhân viên.

Hiện nay, công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam đã xây dựng quy chế phân bổ mục tiêu sản xuất kinh doanh và chấm điểm mức độ hoàn thành của các đơn vị cụ thể trong từng lĩnh vực công tác để đánh giá đúng mức độ

hoàn thành công tác của từng đơn vị, tác giả đề xuất công ty phải thực hiện xác định mục tiêu bộ phận đến các nhóm nhân viên và từng cá nhân người lao

động trong đơn vị.

- Mục tiêu sản xuất kinh doanh chung của đơn vị trực thuộc: Đầu kỳ kế

hoạch công ty xác lập những mục tiêu của từng đơn vị trực thuộc gồm: + Kế hoạch trồng mới, tái canh và sản lượng mủ khai thác.

+ Kết quả sản xuất kinh doanh mủ cao su: Doanh thu, giá bán bình quân + Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch.

+ Các chỉ tiêu kế hoạch phụ trợ khác.

- Mục tiêu của phòng, nông trường, bộ phận. + Bộ phận phòng quản lý kỷ thuật

Theo dõi tình hình khiển khai thác dự án trồng mới, tái canh. Tình hình khai thác mủ tại các tổ sản xuất, nông trường.

Tình hình sâu bệnh hại tại các vườn cây cao su của các nông trường. + Bộ phận kinh doanh, cung ứng vật tư.

Số lượng hợp đồng đã ký khách hàng về số lượng

Tình hình cung ứng vật tư đểđảm bảo khai thác tại các nông trường Giá bán mủ cao su bình quân trong kỳ.

Trên cơ sở mô tả công việc và mục tiêu của các bộ phận, trưởng các bộ

phận cùng với nhân viên phải xác lập tiêu chí đánh giá qua các bước sau : - Xác định mục tiêu công việc ứng với chức năng nhiệm vụ của nhân viên.

Ví dụ phân tích công việc khai thác mủ tại một nông trường theo đúng sản lượng được giao.

Bộ phận lãnh đạo : gồm trưởng Quản lý kỷ thuật nông nghiệp và giám

đốc nông trường.

Bộ phận trực tiếp: Công nhân khai thác và công nhân bảo vệ mủ. Bộ phận phục vụ: Nhân viên phòng Quản lý kỷ thuật; Tổ trưởng sản xuất.

Trước tiên trưởng phòng QLKT sẽ làm việc với giám đốc Nông trường

để có cơ sở về sản lượng mủ khai nông trường của nông trường trong năm ( tháng ; quý ; nửa năm..) trên cơ sở bộ phận trực tiếp là công nhân khai thác phải khai thác đủ sản lượng mủ và công nhân bảo vệ mủ có trách nhiệm bảo vệ mủ để không bị mất cắp ; bộ phận phục vụ như : nhân viên cung cấp vật tư

khai thác, nhân viên bảo vệ thực vật có trách kiểm tra sâu bệnh hại.. Qua trên ta thấy mối quan hệ mật thiết của các bộ phận trong công đoạn sản xuất để

hoàn thành công việc được giao.

Hoặc ví dụ, đối với chuyên viên đi làm mở rộng đất, nhiệm vụ là thường xuyên đi đến hiện trường trường kiểm tra thực tế, cùng kết hợp với các

đơn vị liên quan và cơ quan quản lý nhà nước làm thủ tục trình lãnh đạo công ty ký xin cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng phải các thủ tục để được phê phê duyệt phải đảm bảo nhằm không để tình sai xót và kéo dài. Các nhà quản trị

của công ty phải phân tích đểđịnh nghĩa được thế nào là “ sai sót” và thời gian bao lâu được đánh giá là “ kéo dài”

- Xác định các công việc cụ thể cần phải làm để hoàn thành mục tiêu, các tiêu chí thể hiện mức độ hoàn thành từng công việc cụ thể.

Trong trường hợp của nhân viên làm các thủ tục và quá trình kiểm tra các quy trình, hồ sơ chứng từ, để lập thủ tục thuê đất theo đúng quy định của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy trình, tiêu chí đánh giá thành tích về việc nhân viên phòng quản lý kỷ thuật chuyên đi làm thủ đất đất cho các dự án mới gồm của các tiêu chí sau;

Hiểu được trình tự và thủ tục hồ sơ các bước khi đi làm. Nắm bắt được tâm lý của người bị thu hồi đất.

Cập nhật kịp thời các chủ trương mới về các thủ tục đất đai của nhà nước và các quy định mới về đất đai.

Số ngày bình quân để xong một thủ tục hồ sơ dự án

Tính trung thực, nhạy bén và khả năng phân tích số liệu, lưu trữ hồ sơ.

* Ý nghĩa xây dựng nội dung bản mô tả công việc và tiêu chí công việc trong công ty có thểđược tóm tắt như sau:

Việc xây dựng bản mô tả công việc và tiêu chí công việc là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của hệ thống đánh giá thành tích công việc của doanh nghiệp. Trong khi xây dựng bản mô tả và tiêu chí công việc phải luôn giữ một số nguyên tắc nhất định. Đó là: việc xây dựng bản miêu tả và tiêu chí công việc phải liên quan tới các tiêu chí chung, nhằm mục

đích so sánh giữa các công việc; mặt khác nó còn liên quan tới những tiêu chí kết quả công việc có ý nghĩa, có tính đến các biến số quan trọng trong từng công việc khác nhau.

Thông thường bản mô tả công việc và tiêu chí công việc được xây dựng trước khi thực hiện đánh giá. Về nội dung, nói chung các tiêu chí trong bản mô tả công việc và tiêu chí công việc giá chủ yếu liên quan tới các nội dung cơ bản cụ thể của một công việc nào đó. Cần lưu ý rằng, tính cách và năng lực là những phạm trù rất khó đánh giá. Trong hầu hết các bản mô tả công việc và tiêu chí công việc thì tính cách thường không được xếp vào các tiêu chí đánh giá, trừ khi nó có liên quan cụ thể, trực tiếp tới thành tích công việc. Trong khi đó năng lực lại được quan tâm đánh giá nhiều nhất. Năng lực là một kỹ

năng thể hiện khả năng có thể hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Nó có thể bao gồm cả khả năng chuyển giao kỹ năng và kiến thức. Ví dụ về một số

tiêu chí về bản mô tả công việc và tiêu chí công việc chung của người quản lý

được trình bày trang sau.

Khả năng về trí tuệ:

Có khả năng bao quát, khả năng phân tích và đánh giá (ví dụ biết cách tìm tòi các thông tin phù hợp, có liên quan, biết cách dành sự chú ý thích đáng tới các chi tiết quan trọng).

Có khả năng lên kế hoạch và tổ chức (ví dụ lên chương trình và giao quyền, giao việc).

Khả năng ứng xử giữa cá nhân với nhau (đồng nghiệp): Biết cách quản lý nhân viên (ví dụ có tác phong lãnh đạo, biết đào tạo nhân viên).

Có sức thuyết phục (biết dàn xếp, khéo thương lượng). Quyết đoán và kiên định.

Nhạy cảm (mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp với đồng nghiệp) Khả

năng thích nghi, thích ứng và khả năng chịu đựng:

Có thể hoạt động dưới áp lực và trong mọi hoàn cảnh (hoàn cảnh bất lợi) Luôn đặt kết quả công việc là mục tiêu phấn đấu Nghị lực và có óc sáng kiến (là một người năng động và duy trì cường độ làm việc cao)

Có động cơ đạt thành tích cao trong công việc (ví dụ đặt ra các mục tiêu khắt khe đòi hỏi có nhiều cố gắng).

Có đầu óc kinh doanh.

Bản mô tả công việc và tiêu chí cụ thể như sau: - Chức vụ: Vị trí công tác cần mô tả

- Bộ phận: Nhân viên thuộc phòng, nông trường hay bộ phận nào quản lý - Tóm tắt công việc : Mô tả chung về công việc, mục tiêu của công việc - Các nhiệm vụ và trách nhiệm

- Các mối quan hệ chủ yếu : Bên trong và bên ngoài công ty, mục đích quan hệ

- Phạm vi quyền hạn của người làm công việc đó. - Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc - Kiến thức và kỹ năng cần thiết

+ Bằng cấp : Chuyên ngành yêu cầu, ngoại ngữ, tin học

+ Kinh nghiệm : Các kinh nghiệm cần thiết cho vị trí công việc

+ Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng : Kiến thức về lĩnh vực làm việc và những kỹ năng cần có để thực hiện công việc, năng lực lãnh đạo, năng lực thực hiện công việc, kỹ năng giao tiếp… + Yêu cầu về tư duy phẩm chất - Các điều kiện làm việc + Thời gian làm việc + Môi trường làm việc + Các công cụ, dụng hỗ trợ

Để làm rõ nội dung này, luận văn xây dựng bản mô tả công việc và tính chất công việc cho lao động Quản lý và lao động Trực tiếp để minh hoạ về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản mô tả công việc và tiêu chí thực hiện công việc trên.

Đối với vị trí chức danh quản lý (Trưởng phòng Quản lý kỷ thuật nông nghiệp).

Bản mô tả và tiêu chí công việc của Trưởng phòng Quản lý kỷ thuật nông nghiệp công ty như sau:

1/ Chức vụ : Trưởng phòng

2/ Bộ phận : Phòng Quản lý kỷ thuật nông nghiệp.

3/ Tóm tắt công việc chính: Lãnh đạo phòng Quản lý kỷ thuật nông nghiệp, tổ chức, điều hành hoạt động của phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Quản lý, đề xuất, tổ chức thực hiện các dự án phát triển cao su

mới. Quản lý toàn bộ các hoạt động tại vườn cây cao su về: khai thác, bệnh tật, tình hình phát triển, công tác trồng mới …Kiểm tra.

4/ Nhiệm vụ và trách nhiệm.

Các nhiệm vụ và trách nhiệm chủ yếu Tham chiếu

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao của phòng.

- Phân công, giao nhiệm vụ cho các nhân viên trong phòng theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện của từng thành viên cũng như của phòng.

Qui định về chức năng, nhiệm vụ

của phòng

- Tham gia thực hiện công tác quản lý quản lý vườn cây,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên tại công ty TNHH một thành viên cao su quảng nam (Trang 91)