Các yếu tố môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên tại công ty TNHH một thành viên cao su quảng nam (Trang 40)

5. Giới hạn đề tài

1.3.2.Các yếu tố môi trường bên trong

Môi trường bên trong là các yếu tố bên trong Công ty, doanh nghiệp. Môi trường bên trong chủ yếu như sứ mệnh, mục tiêu của Công ty, chính sách và chiến lược của Công ty và văn hoá của Công ty ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nguồn nhân lực. Trong đó, các yếu tố cụ thể của môi trường bên trong mà theo ý kiến của các chuyên gia là có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác

đánh giá thành tích nhân viên bao gồm:

Văn hoá cơ quan, doanh nghiệp được các chuyên gia đánh giá là yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng nhất đến quản trị nguồn nhân lực. Do vậy, đánh giá thành tích nhân viên bị chi phối bởi những đặc điểm về giá trị chung của doanh nghiệp như thái độ đối với công việc thiên về

trách nhiệm cá nhân hay trách nhiệm tập thể, việc ra quyết định, căn cứ

trả lương và thưởng dựa vào thâm niên nghề nghiệp hay dựa vào đóng góp của cá nhân, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên là sự gắn bó hay quan hệ hợp đồng ...

Văn hóa cơ quan, doanh nghiệp ảnh hưởng tới chính sách đánh giá thành tích nhân viên – là kim chỉ nam cho việc xây dựng mục tiêu và hệ thống

đánh giá thành tích: chính sách về duy trì các khuyến khích cho thành tích nổi trội, cơ hội cho nhân viên tham gia vào đánh giá thành tích, việc khuyến khích nhân viên gắn bó với tổ chức, những yêu cầu đối với nhà quản trị trong việc

đánh giá thành tích nhân viên ... Văn hoá ảnh hưởng đến quan điểm nhà quản trịđối với đánh giá sự hoàn thành công việc của nhân viên.

Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình đánh giá này. Công

đoàn thường gây áp lực với các cấp quản trị đòi tăng lương, tăng ngạch cho những người thâm niên hơn là dựa vào thành tích công tác... nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Đối với tiêu chí đánh giá thành tích nhân viên là thành viên của các đoàn thể có thêm những qui định khác của các tổ chức này.

- Cơ cấu tổ chức của cơ quan

Cơ cấu tổ chức của một cơ quan cũng ảnh hưởng đến hệ thống đánh giá thành tích. Trong một công ty lớn có nhiều tầng nấc, nhiều cấp quản trị thì việc đánh giá thành tích và ứng dụng chúng càng khó sâu sát và dễ bị nhiễu. Cơ cấu tổ chức hỗn hợp cũng làm cho công tác đánh giá thành tích khó khăn hơn so với cơ cấu đơn giản. Điều quan trọng ở đây là việc phân quyền cho cấp quản trị trực tuyến quyết định vấn đề đánh giá thành tích nhân viên, xây dựng chính sách đánh giá thành tích thống nhất cho mọi bộ phận trong doanh nghiệp, việc lựa chọn những điểm mấu chốt ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của cơ quan để thiết lập hệ thống đánh giá thành tích.

Tóm li:Ý nghĩa của việc đánh giá thành tích nhân viên trong cơ quan là một công việc rất quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực. Trên thực tế, hầu hết mọi tổ chức đều cố gắng thực hiện các công việc sau:

- Thiết kế và xác định hệ thống công việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

- Tuyển lựa nhân lực với khả năng và ước muốn thực hiện công việc một cách hữu hiệu nhất.

- Đào tạo, động viên và khen thưởng nhân viên về thành tích và hiệu suất công việc.

Đánh giá thành tích sẽ chính là cơ chế kiểm soát, đem lại thông tin phản hồi không chỉ cho từng cá nhân mà còn đánh giá tổ chức về các phần việc đang tiến hành, nhằm giúp cho nhà quản trị biết được nhân viên có đi đến

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH MTV

CAO SU QUẢNG NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam

Tiền thân của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam là Xí nghiệp Lâm Nghiệp được thành lập theo quyết định 545/QĐ-UB ngày 04/03/1986 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) với nhiệm vụ trồng rừng, khai thác và chế biến Lâm sản. Sau đó thành lập lại doanh nghiệp theo quyết định 298/QĐ- UB ngày 13/10/1992 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với tên gọi Lâm Trường Hiệp Đức.

Sau hội nghị Cao su được tổ chức tại Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Nam rất quan tâm và quyết tâm đưa cây Cao su vào phát triển tại tỉnh nhà với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, giải quyết giảm nghèo trên các vùng cao, vùng sâu, vùng xa đang gặp khó khăn vềđời sống kinh tế. Trên cơ sởđó UBND tỉnh Quảng Nam chỉđạo rõ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam tiến hành lại quỹđất hoang trong toàn tỉnh Quảng Nam. Qua thực tiễn cây Cao su đã có mặt tại huyện Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam với diện tích 10 ha sinh trưởng và phát triển rất thuận lợi.

Đến ngày 09/05/1998 UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định số

793/1998/QĐ-UB về việc đổi tên Lâm trường Hiệp Đức thành Công ty Cao su Quảng Nam là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng.

Nhận thấy để Công ty đủ mạnh về cơ sở vật chất cũng như các nguồn lực khác UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị chính phủ chuyển Công ty trở thành viên của Tổng Công ty Cao su Việt Nam.

Ngày 17/10/1998 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 203/1998/QĐ- TT về việc chuyển Công ty Cao su Quảng Nam thuộc UBND tỉnh Quảng Nam trở thành thành viên của Tổng Công ty Cao su Quảng Nam ( nay là Tập

đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam).

Thực hiện việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/07/2010. Ngày 04/05/2010 Tập

đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có Quyết định số 93/QĐ-HĐQTCSVN về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc Phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Quảng Nam thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su Quảng Nam;

Hiện nay Công ty có trụ sở chính tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

Chức năng và ngành nghề kinh doanh sau: Công ty thực hiện chức năng theo sự phân cấp của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Điều lệ hoạt động của công ty. Ngành, nghề kinh doanh: Đầu tư trồng, chăm sóc cây cao su. Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh trong đó gồm khai thác, chế biến sản phẩm cao su, quản lý, thu mua, chế biến, buôn bán cao su. Sản xuất, mua bán phân bón hữu cơ vi sinh. Trồng rừng kinh tế, rừng nguyên liệu....

Công ty có 06 nông trường trực thuộc và 01 Xí nghiệp – Chế biến Dịch vụ:

Tên Nông trường Địa ch

- Nông trường Cao su Hiệp Đức Thị Trấn Tân An, huyện Hiệp Đức - Nông trường Cao su Phước Đức Xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức. - Nông trường Cao su Trà Nô Xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức. - Nông trường Cao su Đức Phú Xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành.

- Nông trường Cao su Phước Sơn Xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn. - Nông trường Cao su Nông Sơn Xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn. - Xí nghiệp – Chế biến Dịch vụ Xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức. Hình thức sở hữu vốn: Vốn Nhà nước 100%

Vin cnh và s mnh công ty

Viễn cảnh: “Trở thành công ty dẫn đầu miền Trung - Tây nguyên về

sản phẩm của ngành công nghiệp cao su”.

Sứ mệnh: “Vươn ra toàn quốc, là một di sản đáng tự hào của nhiều gia

đình, nỗ lực hết mình để cung cấp những sản phẩm vượt trội”.

2.1.2. Tổ chức bộ máy Quản lý của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam

Bộ máy Quản lý của công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến – chức năng:

Hội đồng Thành viên: gồm 03 thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch Hội

đồng thành viên.

Kiểm soát viên: 01 người.

Ban Tổng Giám đốc: 01 Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng Giám đốc.

Bộ máy quản lý: Gồm 06 Phòng và 6 Nông trường trực thuộc, 01 Phòng Khám Đa khoa, 01 Xí nghiệp Chế biến - Dịch vụ.

Các Phòng gồm: Tổ chức hành chính – Lao động tiền lương; Kế toán - Tài chính; Kế hoạch - Xây dựng cơ bản; Kinh doanh; Quản lý Kỹ thuật; Thanh Tra - Bảo vệ - Quân sự; Phòng Khám đa khoa.

Các đơn vị sản xuất: Cao su Đức Phú; Cao su Hiệp Đức; Cao su Phước Đức; Cao su Trà Nô; Cao su Phước Sơn; Cao su Nông Sơn; Xí nghiệp – Chế biến dịch vụ.

Cơ cấu tổ chức công ty

Hội đồng thành viên.

Hội đồng Thành viên Tập đoàn trực tiếp thực hiện ủy quyền cho Hội

đồng thành viên Công ty thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của Pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn.

Ban Tổng giám đốc. Bao gồm

Tổng Giám đốc: Là người điều hành và được giao trách nhiệm quản trị

Công ty, người đứng đầu trong Công ty, có trách nhiệm quản lý toàn diện và chịu trách nhiệm về mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Phòng KH XDCB Phòng KD Phòng QLKT Phòng TTBVQS Phòng TCHC- LĐTL Phòng KT- TC

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM TỔNG GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT VIÊN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỶ THUẬT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KD Nhà Máy CBCS NT. Đức Phú NT. Hiệp Đức NT. Phước Đức NT. Trà Nô PhNT. ước Sơn NT. Nông Sơn Phòng Khám Đa Khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp việc cho tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và kế hoạch, chịu trách nhiệm báo cáo về mọi hoạt động liên quan đến tài chính và kế hoạch của Công ty. Khi Tổng Giám đốc đi công tác hoặc vắng mặt tại công ty thì Phó tổng Giám đốc có quyền giải quyết mọi vấn đềđã được Tổng giám đốc uỷ quyền.

Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người giúp việc cho tổng Giám đốc và có nhiệm vụ tổ chức điều hành, chỉđạo, kiểm tra về mặt kỹ thuật.

Các phòng ban chc năng:

- Phòng Tài chính - Kế toán

+ Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực hoạt động tài chính của Công ty, phối hợp với các phòng ban khác để lập kế hoạch tài chính theo định kỳ.

+ Xây dựng, quản lý hệ thống sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định Nhà nước, phản ánh một cách chính xác kịp thời hệ thống kết quả tài chính và phân phối thu nhập đảm bảo nguyên tắc, bí mật trong hoạt động tài chính của cơ quan. Chi tài chính đúng chế độ, trả lương cho cán bộ công nhân viên đúng theo quy định.

+ Quản lý tài chính về giá trị tài sản của công ty, có trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho sản xuất, quản lý kiểm tra sử dụng vốn của công ty sao cho hiệu quả và đúng quy định. Thực hiện tốt công tác hạch toán kế

toán trong toàn bộ công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Phòng Kế hoạch - Xây dựng cơ bản

+ Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, tham mưu cho Tổng Giám đốc giao cho chỉ tiêu định mức cho các đội, phân xưởng, giúp công ty tìm kiếm thị trường phối hợp cùng với các phòng chức năng lập kế

đồng về thu mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện mọi công tác cho việc xuất khẩu hàng hoá, lưu trữ hồ sơ về thu mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm tiêu thụ.

+ Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch với tình hình thực tế, phát hiện các dự tính không chính xác của kế hoạch và có biện pháp sửa chữa, điều chỉnh, đồng thời cùng các phòng liên quan nghiên cứu năng lực của công ty đểđề xuất với Tổng giám đốc biện pháp kinh doanh tốt hơn.

- Phòng Tổ chức hành chính – Lao động tiền lương

+ Có chức năng tham mưu với lãnh đạo thành lập các bộ phận điều

động, bố trí thuyên chuyển cán bộ trong quyền hạn quản lý của đơn vị. Đề ra các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ

công nhân viên.

+ Xây dựng phương án trả lương cho công bằng và kích thích được năng suất lao động trong đơn vị. Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ về văn thư, đời sống.

+ Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch và quản lý công tác bảo hộ lao động toàn công ty.

- Phòng Quản lý kỹ thuật

+ Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các quy định, các biện pháp về chỉ

tiêu kinh tế, kỹ thuật về trồng trọt, chế biến và kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện các công trình lâm sinh. Chịu toàn bộ về mặt kỹ thuật lâm sinh, cùng các phòng Kế hoạch và xây dựng cơ bản của công ty xây dựng định mức về

nguyên vật liệu, khai hoang trồng trọt và chăm sóc cây cao su, lập ra kế hoạch và biện pháp kỹ thuật hàng năm đúng theo mùa vụ. Theo thời gian quy định của ngành cao su.

- Phòng Thanh tra - Bảo vệ - Quân sự

Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về các việc làm của công ty cũng như các phòng, nông trường, phân xưởng không rõ ràng về định mức, tiền lương cũng như các chế độ khác của cán bộ công nhân viên, các đoàn thể của công ty xin ý kiến để thanh tra làm rõ các vấn đề này. Từ đó giúp cho hoạt động sản xuất, hoạt động tài chính của công ty rõ ràng,

đúng pháp luật, đúng theo chế độ Nhà nước và quy định của Đại hội Công nhân Viên chức Công ty đưa ra. Đồng thời tổ chức các tổ thanh tra, bảo vệ

rừng cao su, bảo vệ nhà cửa máy móc, thiết bị của Công ty.

- Phòng Kinh doanh

Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, phối hợp với các phòng khác để lập kế hoạch kinh doanh theo định kỳ. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tham mưu chiến lược kinh doanh…

- Phòng Khám đa khoa: có các nhiệm vụ chính sau.

+ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu phát hiện và phòng chống dịch bệnh cho cán bộ công nhân viên trong công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện các chương trình mục tiêu y tế dự phòng chống sốt rét, lao,… + Tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ, vận động phối hợp với các tổ

chức đoàn thể tham gia công tác chăm sóc bảo vệ cho người lao động.

- Các Nông trường sản xuất:

Tổ chức gieo ươm, nhân giống đảm bảo cho kế hoạch trồng hằng năm của công ty, trồng và quản lý chăm sóc vườn bảo vệ vườn cây và theo dõi sự

sinh trưởng và phát triển của cây, phòng chống sâu bệnh hại, trâu bò và người phá hoại cây cao su. Có nhiệm vụ tổ chức đảm bảo công việc chăm sóc, bón

phân, khai thác mủ cao su theo thời vụ của công ty, đảm bảo an toàn lao động,

đảm bảo đời sống của công nhân, có nhiệm vụ triển khai nghiệm thu thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động có kế hoạch chủ động về sản xuất cho các năm sau.

2.1.3. Các nguồn lực sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên tại công ty TNHH một thành viên cao su quảng nam (Trang 40)