Phân tích môi trường kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên tại công ty TNHH một thành viên cao su quảng nam (Trang 81)

5. Giới hạn đề tài

3.1.3.Phân tích môi trường kinh doanh của công ty

* Môi trường kinh doanh công ty. Môi trường vĩ mô.

- Môi trường kinh tế.

+ Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2011 nhích dần qua mỗi quý, đưa cả năm lên 5,89%, cao hơn kế hoạch đề ra. Tổng cục Thống kê nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

- Môi trường văn hóa:

+ Tâm thế phát triển chủ đạo của xã hội ngày nay lại đúng là tâm thế

tích cực, lạc quan. Và đây là môi trường văn hóa đặc biệt quan trọng. Không thể phủ nhận "tâm thế phát triển, “cảm hứng phát triển” ở Việt Nam, hơn lúc nào hết, hiện đang biểu lộ đặc biệt năng động. Năm 2006, với những thành tựu phát triển ấn tượng, cùng một loạt sự kiện quốc gia có ý nghĩa, vị thế của Việt Nam đã được hầu hết các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực.

+ Khi nhìn môi trường văn hóa Việt Nam qua lăng kính tâm thế phát triển của đại đa số cư dân, qua đánh giá tích cực và có thiện cảm của những chuyên gia nước ngoài, qua số liệu về mức độ lạc quan, hay qua chỉ số hạnh phúc của Việt Nam mà thế giới đã đo đạc và công bố, chúng ta phải thừa nhận rằng, nét chủđạo của môi trường văn hóa Việt Nam hiện nay là tốt đẹp và lành mạnh, chứ

không phải ngược lại.

- Môi trường nhân khẩu học

trong độ tuổi lao động (56% từ tuổi 19 đến 64), sẽ tạo ra mức chi tiêu tiêu dùng cao. Với một tỉ lệ lớn dân số (38% dưới 19 tuổi) sẽ bước vào độ tuổi lao động trong 10-15 năm tới, mức chi tiêu tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng.

- Môi trường toàn cầu

+ Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển mạnh với những nét mới, đây vẫn là xu thế lớn, tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia. Mức độ gắn kết các nền kinh tế

ngày càng cao, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nền kinh tế mới nổi khác khiến toàn cầu hóa kinh tế bớt bị phương Tây chi phối hơn. Tương quan lực lượng kinh tế mới tạo sức ép các thể chế kinh tế toàn cầu (Liên hợp quốc, WTO, IMF,…) phải cải cách, điều chỉnh luật chơi theo hướng cân bằng hơn quan hệ Bắc - Nam, thể hiện nhiều hơn tiếng nói của các nước đang phát triển. Xuất hiện nhiều công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty có xuất xứ

từ các nền kinh tế mới nổi, thách thức và cạnh tranh quyết liệt với các công ty

đa quốc gia của các nước phát triển. Các vấn đề toàn cầu như an ninh năng lượng, môi trường, chống đói nghèo… trở thành mối quan tâm lớn, tác động mạnh đến quan hệ quốc tế. Các vấn đề toàn cầu làm xuất hiện ngày càng nhiều công cụ mặc cả mới trong quan hệ quốc tế (lương thực, năng lượng, khí thải các-bon…), đồng thời cũng là động lực thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm

đối phó hiệu quả với các thách thức này.

+ Sự suy thoái sinh thái ngày càng gia tăng, cộng với thiệt hại về

những xung đột chính trị đã khiến môi trường toàn cầu đang gặp nhiều thách thức. Nếu như tình hình này không được cải thiện thì thiệt hại khủng khiếp về

môi trường sống cũng như nền kinh tế toàn cầu trong năm nay là không thể

tránh khỏi. Toàn thế giới đã phải chi 608 tỷ USD cho việc khắc phục những thảm họa khắc nghiệt của thiên tai trong thập kỷ qua. Bất chấp những thông tin có tính khoa học cảnh báo nền kinh tế trên thế giới đang gặp nguy hiểm do

ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu bị suy thoái, tình trạng môi trường vẫn ngày càng xấu hơn.

- Môi trường Chính trị - Pháp luật

Việt Nam là một trong những nền chính trị ổn định nhất thế giới (xếp hạng 139/160 thế giới trong Chỉ số Bất ổn Chính trị, so với hầu hết các nước

Đông Nam Á ở mức 40-55, Trung Quốc là 124 và Ấn Độ là 135) tạo môi trường lý tưởng cho chính phủ có những cải cách tích cực hơn và sâu sắc hơn.

Chương trình cải cách của Việt Nam, bao gồm cải cách về đất đai, về

khu vực đầu tư nước ngoài, về khu vực kinh tế nhà nước, và khu vực kinh tế

tư nhân đã đạt được quy mô và sự thành công tương tự nhưở Trung Quốc. Kể

từ khi đưa ra chính sách “Đổi Mới" vào năm 1986, đến nay nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc so với cùng thời điểm, và đã mang lại triển vọng tốt cho cả nền kinh tế đất nước. Mặc dù mức tăng trưởng cao nhưng chỉ số GDP của Việt Nam vẫn ổn định so với khu vực.

Môi trường vi mô

- Về khách hàng: Khách hàng chủ yếu của công ty là các nhà trung gian phân phối sản phẩm mủ cao su và các công ty sản xuất kinh doanh. Do đặc thù của ngành công ty không thiết lập được chuỗi bán lẻ trực tiếp sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.

- Đối thủ cạnh tranh: Số lượng doanh nghiệp thuộc ngành nhiều song hầu hết đều là thành viên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam với sở

hữu trên 50%, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp thông qua Tập đoàn. Còn tiêu thụ trong nước chỉ chiếm một phần nhỏ sản lượng mủ

chế biến. Thêm vào đó, nhu cầu cao su tự nhiên ở mức cao và có xu hướng gia tăng trong khi nguồn cung khó gia tăng vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Do đó, cạnh tranh nội bộ ngành cao su tự nhiên của Việt Nam không biểu hiện rõ, mức độ cạnh tranh không cao.

- Nhà cung cấp: Nguồn cung cấp bao gồm các nhân tố như: Đất đai, cây giống, lao động và phân bón.

Đất trồng là yếu tố cơ bản quyết định sự sống còn của ngành cao su tự

nhiên. Diện tích và cơ cấu vườn cây phản ánh khả năng gia tăng sản lượng của Công ty. Đất là hữu hạn, đặc biệt khi kinh tế ngày càng phát triển, cầu sử

dụng đất vào xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng gia tăng thì đất dành cho trồng cây nông nghiệp sẽ ngày càng co hẹp.

Tổng diện tích cao su của Công ty đến hết năm 2011 là: 4.328,73 ha. Trong đó: Diện tích khai thác: 1.485,66 ha; Diện tích cao su kiến thiết cơ bản: 2.443,07 ha; Diện tích cao su tái canh trồng mới: 400 ha.

Mặc dù cây giống là nhân tố quan trọng đối với ngành cao su tự nhiên nhưng tác động từ nguồn cung cây giống lại không lớn. Giá cây cao su giống có xu hướng tăng trong giai đoạn vừa qua do ảnh hưởng của thời tiết và việc mở rộng, trồng mới vườn cây. Song, vòng đời của một cây cao su thường dài, khoảng 30 năm và khả năng sống cao vì vậy giá cây giống chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá vốn hàng bán.

Chi phí lương chiếm tới 50% trong giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, nguồn cung nhân công ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng rất dồi dào, đặc biệt là lao động trực tiếp. Vì vậy, tác động của nhân tố lao

động đến công ty không mạnh. Tuy nhiên, quy định mới về tăng mức lương cơ bản bắt đầu từ năm 2012, công ty sẽ phải tăng thêm chi phí trả lương, ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau chi phí lương, trong khi đó giá phân bón có xu hướng tăng liên tục do ảnh hưởng của giá dầu và lưu huỳnh cùng một số hóa chất khác tăng giá.

- Công chúng, cộng đồng: Khai thác tiềm năng đất đai và lao động ở

việc làm ổn định cho lực lượng lao động ở nông thôn. Giải quyết công tác

định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế phá rừng làm rẫy. Giải quyết giao thông đi lại ở các địa phương khó khăn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, hàng hóa được thông thương, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi được khởi sắc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên tại công ty TNHH một thành viên cao su quảng nam (Trang 81)