IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Tổng Công ty May10 giai đoạn 2014-
4.1.1.1 Khái quát chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Hiện nay, Công ty Cổ phần May 10 đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hàng may mặc như áo sơ mi, jacket, veston cao cấp, quần áo bảo hộ lao động… với thị trường tiêu thụ gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Với thị trường xuất khẩu, Công ty kinh doanh theo hình thức gia công xuất khẩu theo đơn hàng và xuất khẩu trực tiếp (FOB), cụ thể:
Với hàng gia công xuất khẩu, Công ty sản xuất theo mẫu mã, kiểu dáng và nguyên phụ liệu của khách hàng. Theo đó, Công ty sẽ sản xuất theo yêu cầu và phải
đảm bảo chuẩn chất lượng của khách hàng. Đối với hàng FOB xuất khẩu, Công ty
sản xuất mẫu chào bán theo yêu cầu của khách hàng, khi thoả thuận ký được hợp đồng thì Công ty sẽ tiến hành đặt mua mua nguyên vật liệu theo mẫu chào hàng để sản xuất bán cho khách. Hàng FOB được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế và khu vực tiêu thụ hàng do khách hàng chỉ định. Hiện nay, sản phẩm May 10 chủ yếu được xuất sang các thị trường uy tín như EU, Mỹ, Nhật, Đức, Hungary và các nước Bắc Mỹ. Đồng thời, Công ty đang xúc tiến khai thác và mở rộng các thị trường mới như: Canada, Anh, Liên Bang Nga...
Với thị trường trong nước, Công ty sản xuất theo phương pháp mua nguyên liệu và bán thành phẩm. Theo đó, toàn bộ kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại nguyên phụ liệu do bộ phận Thiết kế và Nghiên cứu thị trường đảm nhiệm. Công ty phải
đảm bảo sự đa dạng về mẫu mã và đáp ứng được mọi sở thích, yêu cầu của người
tiêu dùng.
Công ty tiến hành phân phối và tiêu thụ chủ yếu theo kênh bán hàng trực tiếp và bán hàng qua các đại lý. Công ty có chính sách mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc. Ngoài các khu vực phát triển (Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Huế), Công ty đã bắt đầu phát triển hệ thống phân phối tại nhiều tỉnh thành phố khác: Nam Định, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Đà Nẵng,… Bên cạnh đó, Công ty còn mở rộng thị trường với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 các khách hàng là các ngành như: Thuế, Hải quan, Công an, Quân đội, Y tế… Các sản phẩm của May 10 đều là những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, sản phẩm mang tính chất lịch sự và trang nhã. Đối với sản phẩm áo sơ mi và Jacket hầu hết mọi người đều sử dụng được (từ thanh niên tới người lớn tuổi).
Bảng 4.1: Chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả hoạt tiêu thụ sản phẩm
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014
1 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 33.750 31.170 45.320
2 Doanh thu thuần Tr.đồng 1.492.350 1.842.370 2.344.520
3 Giá vốn hàng bán Tr.đồng 1.228.000 1.572.000 2,012,000
4 Chi phí bán hàng Tr.đồng 99.000 106.000 122,000
5 Tỷ suất GVHB/DTT % 82,29 85,32 85,82
6 Tỷ suất CPBH/DTT % 6,63 5,75 5,20
7
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế/DTT % 2,26 1,69 1,93
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2014 - 2014 _ Phòng Tài chính - Kế toán)
Trong giai đoạn 2012-2014, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty có sự biến động qua từng năm. Cụ thể, với tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của Công ty, tỷ suất này năm 2012 là 82.29% điều này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra 82.29 đồng trị giá vốn hàng bán, tỉ suất này liên tiếp tăng nhẹ nhưng không đáng kể trong hai năm kế tiếp. Do hiện nay chưa chủ động được nguyên liệu trong nước, 80% nguyên vật liệu Công ty đang sử dụng là phải nhập khẩu nên chi phí cho nguyên liệu còn khá cao.
Với tỉ suất chi phí bán trên doanh thu thuần, năm 2013 là 5.75%, giảm 0.88% so với năm 2014, trong năm 2014 giảm tiếp còn 5.20%. Điều này cho thấy Công ty đang áp dụng các biện pháp giảm chi phí bán hàng để gia tăng lợi nhuận. Một trong số đó là Công ty đã bắt đầu mở một số chuối cửa hàng trong thời gian ngắn hạn và thực hiện các chương trình giảm giá, ưu đãi tại một số khu vực dân cư có trung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 nhập trung bình, kích thích tiêu thụ trong nước, mở rộng đối tượng khách hàng có. Việc mở các cửa hàng ngắn hạn trong 3 đến 6 tháng ở các khu vực như vậy cho phép công ty thử nghiệm sức mua của thị trường khu vức đó, đồng thời tiết kiệm chi phí tha vì mở rộng cửa hàng ở các khu vực trung tâm có mức giá thuê khá cao.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 1.85% ở năm 2014, đã tăng nhanh lên 2.66% và 3.58% vào hai năm kế tiếp. Điều này chứng tỏ Công ty đang có các biện pháp quản lí chi phí và thúc đẩy hoạt động kinh doanh phù hợp, có hiệu quả, đặc biệt là mở rộng thị trường trong nước.
4.1.1.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước của Công ty
•Kêt quả tiêu thụ theo sản phẩm
Bảng 4.2: Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội địa theo loại sản phẩm của Công ty từ 2012-2014 TT Loại sản phẩm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 SL (Triệu chiếc) Giá trị (Triệu đồng) SL (Triệu chiếc) Giá trị (Triệu đồng) SL (Triệu chiếc) Giá trị (Triệu đồng) 1 Sơ mi các loại 11,279 290.614 12,405 360.231 14,207 513.248 2 Quần âu 1,242 33.471 1,46 37.214 1,419 38.425 3 Comple 0,736 20.427 0,904 25.614 1,769 33.072 4 Sản phẩm khác 2,669 65.844 2,612 81.679 2,045 117.566 Tổng 15,926 410.356 17,381 504.738 19,44 702.311
(Nguồn: Báo cáo kết quả tiêu thụ nội địa từ năm 2012-2014 _ Phòng Kinh doanh)
Bảng 4.3: Biến động doanh thu tiêu thụ theo loại sản phẩm giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính SL: Triệu đồng
TT Loại sản phẩm Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Triệu đồng % Triệu đồng %
1 Sơ mi các loại 69.617 23,96 153.017 42,48
2 Quần Âu các loại 3.743 11,18 1.211 3,25
3 Comple 5.187 25,39 7.458 29,12
4 Sản phẩm khác 15.835 24,05 35.887 43,94
(Nguồn: Báo cáo kết quả tiêu thụ nội địa từ năm 2012-2014 _ Phòng Kinh doanh)
Qua bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước ta có thể thấy mặt hàng áo sơ mi chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất. Trong giai đoạn 2014 –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 2014 tỷ trọng doanh thu của áo sơ mi chiếm lần lượt là 70.82%, 71.37% và 73.08% trên tổng doanh thu tiêu thụ các loại mặt hàng của Công ty trên thị trường trong nước. Bên cạnh đó, các loại veston cao cấp và quần áo thời trang cho giới trẻ của Công ty với nhiều kiểu dáng đẹp, độc đáo, thuận tiện, thoải mái khi sử dụng cũng là những mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng, góp phần chung phát triển thương hiệu May 10 thành địa chỉ tin cậy của khách hàng trong nước.
Trong các năm 2012 – 2014, cơ cấu doanh thu của các loại sản phẩm cũng có sự biến động. Chẳng hạn, tỷ trọng doanh thu của mặt hàng áo sơ mi, comple tăng lên, trong khi đó tỷ trọng của quần âu các loại lại có xu hướng biến động giảm. Nhìn chung nếu nhìn trên góc độ sản lượng tiêu thụ hàng năm thì các mặt hàng đều có xu hướng tăng. Sự biến động của doanh thu phụ thuộc vào sự biến động của sản lượng tiêu thụ và giá bán trên thị trường của từng loại sản phẩm. Những năm qua (2014 – 2014), do tình hình kinh tế khó khăn, Công ty phải điều chỉnh giảm giá một số mặt hàng như áo sơ mi, quần âu và sản phẩm khác… để kích cầu người tiêu dùng. Bảng số liệu trên cho thấy, doanh thu tiêu thụ của một số mặt hàng (áo sơ mi, quần âu, conple) đều biến động tăng.
Quan điểm của May 10 đối với các sản phẩm của mình là: Công ty không chỉ may gia công theo đơn đặt hàng với mẫu mốt sẵn có, mà phải thiết kế, tạo ra các sản phẩm độc đáo mà nơi khác không dễ gì làm ra được, thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Với khách hàng Việt Nam thì càng phải đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu sở thích để tạo ra các sản phẩm phù hợp mới mong “thắng trên sân nhà”. Chính vì thế mà từ các loại áo sơ mi nam nổi tiếng, May 10 đã cho ra đời các loại veston cao cấp (2 cúc, 3 cúc, vạt vuông, vạt tròn, xẻ tà giữa, xẻ tà hai bên…) với công nghệ đặc biệt. Chỉ riêng sản phẩm áo sơ mi nam được may bằng những chất liệu đặc biệt, các đường may có công nghệ đặc biệt nên khi là thấy rất phẳng nên người sử dụng thấy thoải mái, vạt áo không bị nhăn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
4.1.1.3 Kết quả tiêu thụ theo thị trường
Với thị trường trong nước, sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ ở miền Bắc, với trung tâm là Hà Nội. Mức tiêu thụ trên thị trường này ngày càng tăng do mức sống của người dân khá cao, mặt khác sản phẩm của Công ty sớm có uy tín với khách hàng, trên khu vực thị trường này so các đối thủ cạnh tranh của công ty ở Miền Bắc như May Đức Giang, May Thăng Long, May Chiến Thắng…
Miền Trung, hiện tại đây là khu vực thị trường có sức mua và doanh thu tiêu thụ thấp, mạng lưới tiêu thụ của Công ty vẫn chưa phát triển tại đây. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với sự phát triển của các ngành du lịch, công nghiệp... thì đây sẽ là thị trường có mức độ tăng trưởng hấp dẫn.
Khu vực thị trường miền Nam là thị trường có sức mua lớn, nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao, doanh thu tiêu thụ của Công ty tại khu vực thị trường này đứng thứ hai sau miền Bắc. Tuy vậy, trên khu vực thị trường này, Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ mạnh trong nước như May Việt Tiến, May An Phước, May Nhà Bè...
Kết quả tiêu theo thị trường thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4: Kết quả tiêu thụ nội địa theo thị trường của Công ty từ 2012 - 2014 T T Thị trường ĐVT Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 (%) 2014/2013 (%) 1 Hà Nội Triệu sản phẩm 11,346 12,624 13,772 11,27 9,1 2 Hải Phòng _ 1,064 1,243 1,588 16,81 27,81 3 Hồ Chí Minh _ 0,688 0,909 1,081 32,13 18,91 4 Quảng Ninh _ 0,849 1,057 1,281 24,49 21,23 5 Các tỉnh khác _ 1,98 1,549 1,719 -21,77 10,97 Tổng _ 15,926 17,381 19,441 9,14 11,85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy thị trường Miền Bắc là thị trường chính của công ty chiếm hơn 70% doanh thu tiêu thụ, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp như Hải Phòng, Quảng Ninh và đặc biệt là Hà Nội. Công ty chọn thị trường Hà Nội với sản phẩm mũi nhọn là sơ mi nam nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường này rồi phát triển mở rộng sang các thị trường khác vì Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của cả nước đồng thời cũng là nơi tập trung đông dân số.
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ nội địa của Công ty năm 2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tiêu thụ hàng năm từ 2014 - 2014 _ Phòng Kinh doanh)
Qua biểu đồ cơ cấu sản lượng tiêu thụ nội địa của Công ty ta thấy năm 2014 sản lượng tại thị trường Hà Nội chiếm 70.84%, Hải Phòng chiếm 8.17%, Tp. Hồ Chí Minh chiếm 5.56%, Quảng Ninh chiếm 6.59%, các tỉnh còn lại chiếm là 8.84%.
Việc phân đoạn theo thị trường tiêu thụ cho ta thấy những cơ hội của những thị trường mới như thị trường Miền Trung và Miền Nam. Theo đó, Công ty phải đánh giá các đoạn thị trường khác nhau để quyết định những đoạn thị trường mục tiêu. Để có thể phát triển và mở rộng hơn nữa vào khu vực này, Công ty cần phải tiến hành tổng hợp nhiều biện pháp như đẩy mạnh hoạt động marketing, công tác thiết kế mẫu mã… mới mong đáp ứng được thị hiếu đa dạng của những thị trường này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
2.1.1.4 Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối
Bảng 4.5: Kết quả tiêu thụ nội địa theo kênh phân phối của Công ty từ 2012 - 2014 TT Kênh phân phối ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 (%) (%) 1 Cửa hàng Triệu sản phẩm 6,151 7,319 8,521 19.00 16.42 2 Đại lý bao tiêu _ 1,247 1,427 1,890 14.43 32.42 3 Đại lý hoa hồng _ 4,509 3,985 4,211 -11.60 5.66 4 Bán trực tiếp _ 4,020 4,649 4,819 15.67 3.66 Tổng _ 15,926 17,381 19,441 9.14 11.85
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tiêu thụ hàng năm từ 2012 - 2014 _ Phòng Kinh doanh)
Hiện nay, hệ thống kênh phân phối của May 10 gồm: cửa hàng, đại lý (đại lý hoa hồng và đại lý bao tiêu), và bán trực tiếp.
Hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty
Năm 2014, cùng với sự phát triển của hệ thống cửa hàng và đại lý tại Hà Nội, Công ty đã hoàn thiện và phát triển hệ thống đại lý trên nhiều tỉnh và thành phố phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Điên Biên… Xâm nhập và xây dựng hệ thống cửa hàng đại lý tại các tỉnh phía Nam và Miền Trung. Văn phòng chi nhánh của Công ty Tp.Hồ Chí Minh đi vào hoạt động tại 32 Lê Lai, Quận I, Tp HCM, tại trung tâm thương mại TAX, đại lý tại Vũng Tàu, Nha Trang và 5 đại lý tại Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay tại trường phía Nam, Công ty May 10 có 8 chi nhánh lớn.
Qua bảng kết quả trên ta thấy, hệ thống cửa hàng là kênh phân phối mang lại doanh thu nội địa cao nhất, năm 2012 đạt 6.151 triệu sản phẩm, năm 2013 đạt 7.319 triệu sản phẩm, tăng 1.169 triệu sản phẩm so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ 19%. Năm 2014, kênh tiêu thụ này đạt 8.521 triệu sản phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm May 10 không chỉ thực hiện việc bán lẻ mà còn thực hiện cả chức năng giao dịch với khách hàng, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường và các thông tin khác, giúp cho bộ phận marketing lên kế hoạch và thực hiện chiến lược thị trường của công ty. Hiện tại, Công ty May 10 tiêu thụ sản phẩm nội địa thông qua hệ thống các cửa hàng do công ty quản lý trực tiếp hoặc thông qua các đại lý. Cho nên việc phân phối sản phẩm không đạt hiệu quả cao, mạng lưới phân phối không rộng.
- Hệ thống các đại lý: Đại lý hoa hồng và Đại lý bao tiêu
Ngoài các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty, hàng hoá còn được phân phối bởi các đại lý bán lẻ. Qua bảng số liệu trên ta thấy, kết quả bán hàng của các đại lý còn thấp hơn so với cửa hàng, điều này có thể do dự trữ hàng ít, người bán chưa am hiểu sâu sắc về sản phẩm và chưa thực sự tâm huyết với sản phẩm, thực hiện các chính sách marketing chưa tốt, đặc biệt là sự lạm dụng uy tín của May 10 để bán các sản phẩm ngoài nguồn Công ty cung cấp.
Trong hệ thống tiêu thụ qua kênh đại lý, kênh đại lý hoa hồng chiếm sản lượng cao hơn và biến động không đều trong giai đoạn 2014 – 2014. Đây là hình thức được áp dụng từ những năm trước đây, khi mà trên thị trường, sản phẩm của công ty May 10 đang có thế mạnh và hầu như không có sự cạnh tranh nào đáng kể về sản phẩm mũi nhọn là sơ mi nam. Tuy nhiên với hình thức này, Công ty phải gánh chịu hầu hết rủi ro cho đại lý, hiệu quả từ hình thức này đem lại cho đại lý thấp (tùy mức sản lượng tiêu thụ), do vậy trách nhiệm và tâm huyết hợp tác của đại lý bị hạn chế nhiều. Tuy nhiên, với hình thức này chỉ trong một thời gian ngắn, hệ thống đại lý đã phát triển rất mạnh về số lượng.
- Kênh tiêu thụ trực tiếp