Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần May10

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của tổng công ty may 10 (Trang 39)

II I ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần May10

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Quan hệ chỉđạo trực tiếp Quan hệ kiểm soát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 1 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 2 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Phòng ĐTPT Phòng Cơđiện Phòng Kỹ thuật Phòng TKTT Trường CĐ Nghề Long Biên Phòng NCTCSX Phòng QA 14 XN sản xuất và 2 LD Phòng TCHC Phòng Kinh doanh Phòng TCKT Phòng Thị trường Phòng BVQS Trường Mầm non Phòng YTMT Phòng Kế hoạch Xí nghiệp dịch vụ abc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban

Cơ cấu tổ chức Công Ty Cổ phần May 10 là kiểu trực tuyến chức năng với 2 cấp quản lý:

Cấp I : Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Phòng ban.

Cấp II : Trường Cao đẳng nghề Long Biên, các Xí nghiệp sản xuất, liên doanh, trường mầm non, Xí nghiệp dịch vụ.

a. Hi đồng qun tr

Đại hội cổđông

Có chức năng bầu các cá nhân tiêu biểu, tham dự và đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp.

Ban kiểm soát

Là ban được lập ra để giám sát tất cả hoạt động của công ty.

b. Ban Giám đốc

Tổng giám đốc

Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, các dự án đầu tư, hợp tác, và đời sống cán bộ, công nhân viên trong công ty.

Chỉ đạo, giao nhiệm vụ, kiểm tra, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật tuỳ theo mức độ mà Hội đồng khen thưởng, kỷ luật công ty xem xét thông qua.

Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, công tác tài chính, cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, là chủ đầu tư xây dựng cơ bản.

Phó Tổng giám đốc

Là người giúp việc Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với khách nước ngoài và trong nước. Trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng QA và các xí nghiệp may.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Giám đốc điều hành

Là người giúp việc Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc khi vắng mặt, giúp điều hành công việc ở các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

c. Các phòng ban chc năng

Phòng Kế hoạch

Là phòng tham mưu của Cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch, xuất nhập khẩu; kinh doanh thương mại (FOB). Tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc.

Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Công ty. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của Công ty và các đơn vị thành viên. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các Liên doanh và các Xí nghiệp địa phương.

Phòng Kinh doanh

Là phòng chức năng tham mưu cho Cơ quan Tổng giám đốc trong công tác tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong nước. Nghiên cứu chế thử sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm trong nước. Tham gia đàm phán ký hợp đồng kinh tế với khách hàng trong nước, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng kinh tế. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác.

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng trong nước theo từng tháng, quý, năm. Tổ chức và điều hành hệ thống tiêu thụ sản phẩm của thị trường trong nước. Tổ chức các hoạt động tiếp thị (Hội chợ triển lãm, trình diễn mẫu mốt...)

Phòng Kỹ thuật

Là phòng chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Chuẩn bị các điều kiện về công nghệ, yêu cầu kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cho các mặt hàng sẽ đưa vào sản xuất. Hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm may mặc cho các xí nghiệp thành viên, các xí nghiệp liên doanh, Xí nghiệp địa phương của Công ty. Nghiên cứu đổi mới công tác tổ chức sản xuất; phù hợp với quy trình công nghệ .

Phòng QA

Phòng chất lượng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Cơ quan Tổng giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO9002, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất, để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đó quy định.

Phòng Tài chính kế toán

Phòng kế toán tài chính có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc về Công tác kế toán tài chính, nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tham gia xây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, giá tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiền vốn. Quản lý theo dõi, phản ánh số liệu về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn và kết quả sử dụng kinh phí của

đơn vị. Làm thủ tục ký kết các hợp đồng mua bán và thanh toán công nợ với các

khách hàng, quản lý giá thành, giá bán các loại hàng hoá vật tư.

Phòng Cơđiện

Là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ thuật cơ điện, công tác nghiên cứu ứng dụng các thiết bị công cụ hiện đại, đề xuất đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của kỹ thuật công nghệ; đồng thời thực hiện chức năng cung cấp năng lượng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ thiết bị mới và các vấn đề có liên quan cho quá trình sản xuất chính cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Phòng Tổ chức hành chính

Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 quản lý công tác lao động, tiền lương, hành chính, văn thư lưu trữ, quản trị đời sống, công nghệ thông tin và quản lý đội xe con. Quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, quản lý toàn bộ cơ sở vật chất các phòng làm việc của Lãnh

đạo Công ty, các phòng chuyên gia, phòng họp, phòng khách, đảm bảo luôn luôn

sạch đẹp văn minh.

Phòng Đầu tư

Phòng Đầu tư xây dựng và quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng cơ bản trực thuộc Tổng giám đốc, có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển Công ty. Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản.

Phòng Y tế - Môi trường lao động

Quản lý việc khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe, vệ sinh phòng dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho toàn bộ cỏn bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng Nghiên cứu tổ chức sản xuất

Nghiên cứu, tìm kiếm các biện pháp cải tiến, mô hình tổ chức sản xuất tối ưu, cải tiến thao tác cho các đơn vị trong toàn công ty. Kiểm tra, giám sát và duy trì việc thực hiện của các đơn vị khi áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất mới cũng như các biện pháp cải tiến.

Phòng Thị trường: Chuyên nghiên cứu giao dịch tìm kiếm bạn hàng quốc tế, chuẩn bị, lên kế hoạch phát lệnh các mặt hàng FOB.

Phòng Thiết kế thời trang: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang phục vụ cho việc kinh doanh của công ty.

Phòng Bảo vệ quân sự

Bảo vệ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc xây dựng và thực hiện các phương án bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, trật tự an toàn. Tham mưu cho lãnh đạo thực hiện công tác quân sự địa phương, giải quyết chính sách hậu phương quân đội, gọi thanh niên nhập ngũ, huấn luyện tự vệ và thực hiện lệnh của cơ quan quân sự địa phương.

Trường Mầm non: Chịu trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy các cháu độ tuổi mầm non theo quy định và chương trình của ngành giáo dục và đào tạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Trường Cao đẳng Nghề Long Biên

Trường Cao đẳng Nghề Long Biên là đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng giám đốc có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cỏn bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật các ngành nghề, phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế. Công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.

Các xí nghiệp may: Tổ chức sản xuất, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất của Tổng giám đốc. Mỗi Xí nghiệp là một đơn vị sản xuất sản phẩm may mặc gồm các khâu từ cắt, may, là đến đóng gói (và giao hàng)

Xí nghiệp dịch vụ: Là một đơn vị phục vụ thực hiện các bước công nghệ thêu, giặt và dệt nhón sản phẩm; sản xuất và cung cấp hòm hộp carton, bìa lưng, khoanh cổ, in ấn trên bao bỡ hòm hộp carton và các dịch vụ khác phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và dịch vụ cho khách hàng.

Các xí nghiệp thành viên: Là các đơn vị sản xuất chính của công ty với nhiệm vụ sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu lĩnh nguyên phụ liệu tổ chức cắt may là gấp đóng gói đến nhập thành phẩm vào kho thành phẩm theo qui định.

Công ty cổ phần may 10 hiện nay có tất cả 14 xí nghiệp thành viên (6 xí nghiệp Hà Nội và 8 xí nghiệp địa phương), 2 công ty con và 3 phân xưởng phụ trợ. Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là:

Xí nghiệp 1, 2, 5 chuyên sản xuất áo sơ mi.

Xí nghiệp veston 1, veston 2 chuyên sản xuất comple.

Các xí nghiệp địa phương khác chủ yếu sản xuất áo sơ mi và quần âu. Hai công ty con của May 10 đặt tại Thanh Hoá và Quảng Bình. Hạch toán kinh doanh của hai công ty này được tiến hành một cách độc lập với công ty mẹ.

3.1.2.3 Tình hình lao động của Công ty trong giai đoạn 2012-2014

Con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Công ty May10. Với đội ngũ các nhân viên chuyên nghiệp, có kĩ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm cao, công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên toàn quốc và vươn ra quốc tế. Công ty luôn cố gắng đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng cao, tạo điều kiện và môi trường làm việc chuyên nghiệp để nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Dưới đây là bảng phân công lao động của Tổng Công ty May10 giai đoạn 2012-2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Bảng 3.1 Phân công lao động của Công ty giai đoạn 2012-2014 Số lao động (người) Bình quân So sánh (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Học vấn Đại học và trên đại học 328 336 357 340,11 102,44 106,25 Trung cấp 304 320 331 318,13 105,26 103,44 CNKT và LĐPT 8549 8735 8913 8732,89 102,18 102,04 Đối tượng lao động Trực tiếp 8281 8452 8641 8456,72 102,06 102,24 Gián tiếp 900 939 960 932,67 104,37 102,24 Giới tính Nam 1836 1878 1920 1877,69 102,29 102,24 Nữ 7345 7513 7681 7511,75 102,29 102,24 Tổng lao động 9181 9391 9601 9389,43 102,29 102,24

(Nguồn Phòng Tổ chức hành chính- Tổng Công ty May10)

Nhìn chung, Tổng Công ty May 10 có lực lượng lao động lớn, được đào tạo đảm bảo về khả năng làm việc tốt, có sức cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp may mặc khác. Về đặc thù nghành nghề sản xuất hàng may mặc nên đa số lao động là nữ, chiếm hơn 80% tổng số lao động. Trong khi đó, xét theo trình độ học vấn, các nhân viên cấp quản lí, phòng ban điều hành đều có trình độ đại học và trên đại học, được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu công việc, có tính năng động sáng tạo. Ngoài ra, Tổng Công ty luôn đặt vấn đề lợi ích người lao động vào vị trí quan trọng. Công nhân, nhân viên được khám chữa bệnh miễn phí tại phòng khám ngay tại Tổng Công ty; Công ty có trường mầm non cho con em của công nhân, nhân viên; các ngày lễ, Tết Công ty đều có thưởng cho công nhân, nhân viên và tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa tập thể. Do đó, Tổng Công ty May10 đã tạo được một văn hóa và truyền thống cho công ty trong một thời gian dài, nhận được sự tin tưởng và cống hiến của người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của tổng công ty may 10 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)