Bài học rút ra để thúc đẩy thị trường nội địa

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của tổng công ty may 10 (Trang 28)

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.3. Bài học rút ra để thúc đẩy thị trường nội địa

2.2.3.1. Cơ sởđể thúc đẩy tiêu thụ trong trị trường nội địa

*Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường nội địa của ngành dệt may, trong đó có các yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong doanh nghiệp.

+ Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Trong kinh doanh các yếu tố chính trị và pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích, dự báo về chính trị và pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển liên quan đến ngành, các quy định khác của Chính phủ…

- Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với sự phát triển thị trường nội địa của ngành dệt may, các yếu tố kinh tế cũng có những ảnh hưởng đáng kể vì nó ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của mọi người.

- Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia kinh doanh trên thị trường đều chịu sự tác động của các đối thủ cạnh tranh, đối thủ canh tranh của ngành dệt may là sản phẩm của các Công ty trong nước và nước ngoài.

- Thói quen mua và văn hóa mua của khách hàng cũng là yếu tố tác động đến việc phát triển thị trường nội địa của ngành dệt may.

+ Yếu tố bên trong

Thị trường và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiền lực của một doanh nghiệp cụ thể. Một thị trường có thể phù hợp để phát triển với doanh nghiệp này nhưng lại không thể áp dụng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khác, tất cả đều phải xuất phát từ nội lực doanh nghiệp quyết định.

- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp:

Bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, giá cổ phiếu trên thị trường, tỷ lệ khả năng sinh lời… có ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu của thị trường doanh nghiệp.

- Tiềm năng con người:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực cao sẽ đảm bảo năng lực thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Do đó cần có những biện pháp tốt để quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, khai thác các tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực, khơi dậy và phát huy các khả năng kỹ thuật, chuyên môn của lực lượng lao động nhằm thực hiện tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc.

- Sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp:

Trên thương trường uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên phong giúp doanh nghiệp tồn tại, sản phẩm có chất lượng cao và giá hợp lý sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Do đó với chính sách giá phù hợp doanh nghiệp sẽ có được tiền năng duy trì và tiếp tục chiếm lĩnh phần thị trường mới.

- Tính khả thi của hệ thống Maketing:

Hệ thống này được xây dựng từ 4 yếu tố: Sản phẩm, giá cả, phân phối lưu thông và khuyếch trương. Muốn phát triển thị trường thị doanh nghiệp cần phải xuất phát từ thực tế trên thị trường về tình hình cung cầu, nhu cầu của người tiêu dùng.. để có thể đề ra những chiến lược hợp lý.

2.2.3.2. Nội dung phát triển thị trường nội địa

Phát triển thị trường nội địa của DN là tổng hòa của các hoạt động nhằm làm tăng về số lượng SP bán ra trên cả thị trường. Mặt khác, làm tăng hiệu quả thị trường. Phát triển thị trường bao gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Mở rộng danh mục SP để tăng số lượng người tiêu dùng

+ Tăng quy mô thị trường: Tăng số lượng người sử dụng SP hay số lượng SP bán ra cho khách hàng hiện tại.

+ Mở rộng phạm vi địa lý: Mở rộng các kênh phân phối SP đến các khu vực địa lý khác nhau.

+ Đa dạng hóa sản phẩm

Phát trin sn phm

Yêu cầu của kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi các DN phải thường xuyên đổi mới về SP- tức là cho ra đời SP mới. Phát triển SP là đưa thêm ngày càng nhiều dòng SP, hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu của thị trường, đặc biệt là SP mới, chất lượng cao. Đối với hàng dệt may, sự đa dạng hóa về chủng loại, cải tiến mẫu mã càng trở lên cần thiết. Đa số người tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 dùng sử dụng hàng dệt may với mục đích là đẹp, thời trang nên cần sự độc đáo và thay đổi mẫu mã liên tục để phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Phát trin khách hàng tiêu dùng sn phm

Trong chiến lược phát triển thị trường nội địa, yếu tố khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng bởi nó quyết định đến quy mô thị trường tiêu thụ của DN. Khách hàng càng nhiều thì quy mô thị trường của DN càng lớn. Vì vậy để PTTT một cách có hiệu quả, đòi hỏi DN phải tìm kiếm các thông tin về khách hàng, dự đoán nhu cầu và cách thức ứng xử của họ nhằm đưa ra các quyết định tốt nhất có khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu khách hàng, không chỉ ở chỗ DN tiêu thụ được SP mà điều quan trọng hơn là giữ được khách hàng hiện tại và lôi kéo được khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng là những người mua tiềm ẩn của DN, khách hàng hiện có, những người thông qua quyết định hay có ảnh hưởng đến việc quyết định mua SP. Khách hàng của DN dệt may thường đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội. Do đó khi đưa ra các biện pháp thu hút khách hàng DN cần chú ý đến những đặc trưng này.

Phát trin phm vi địa lý

Thông thường khi tham gia kinh doanh các DN phải xác định một khu vực địa lý cụ thể mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Vì vậy, PTTT thực chất là DN tìm cách mở rộng phạm vi địa lý mà mình hiện có. Tuy nhiên, khi đưa ra các biện pháp PTTT hay mở rộng phạm vi địa lý kinh doanh DN cần phải chú ý đến mối liên hệ giữa độ rộng của khu vực thị trường với khả năng kinh doanh của DN. Bởi vì, sự không phù hợp giữa quy mô DN với độ rộng của thị trường sẽ dẫn tới những sai lầm trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh.

Đa dng hoá sn phm

Kinh doanh trong cơ chế thị trường đem lại cho DN nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn. Để hạn chế những khó khăn gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh, DN nên tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm phân tán bớt những rủi ro mà DN có thể gặp phải. Đa dạng hoá sản phẩm còn giúp DN có điều kiện mở rộng và phát triển thị trường của mình. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện cụ thể của mình mà DN có cách lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của tổng công ty may 10 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)