Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May10

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của tổng công ty may 10 (Trang 31)

II I ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May10

3.1.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên gọi: Tổng Công Ty May 10 – CTCP

Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Corporation - Joint Stock Company

Tên viết tắt: GARCO10., JSC

Địa chỉ: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội

Điện thoại: (+844).38.276.923

Fax: (+844).38.276.925

Email: ctmay10@garco10.com.vn

Website: www.garco10.vn

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

•Quá trình hình thành:

Công ty Cổ phần May 10 (GRACO 10 JSC) đã trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Tiền thân, Công ty là các công xưởng sản xuất quân trang của quân đội được hình thành từ năm 1946 để phục vụ bộ đội kháng chiến chống Pháp.

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1947 - 1949), việc may quân trang không chỉ được tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở cả những nơi khác: miền tây Thanh Hoá, miền tây Ninh Bình, Hoà Bình, Quảng Ngãi, Hà Đông,… Nhằm mục đích giữ bí mật, các cơ sở sản xuất quân trang này đều được đặt tên theo bí số của quân đội như X1, X30, AK1, AM1, BK1, CK1,… và đây là những đơn vị tiền thân của xưởng May 10 được hợp nhất sau này.

Xưởng May 10 được hợp nhất năm 1952 từ các xưởng may nhỏ lẻ. Tại chiến khu Việt Bắc, xưởng may AK1, BK1, CK1 được sáp nhập thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó đổi tên thành xưởng may 1 mang bí số X1. Đến năm 1952, X1 được đổi tên thành xưởng May 10 (X10), đóng ở Tây Cốc (Phú Thọ), mà hiện nay là Công ty Cổ phần May 10.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 •Quá trình phát triển:

Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển Công ty Cổ phần May 10, trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, đến nay Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng may mặc. Quá trình phát triển của Công ty có thể điểm qua một số giai đoạn lịch sử sau:

a. Giai đoạn 1946 - 1960: Lớn lên trong kháng chiến

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhu cầu phục vụ bộ đội nên dần dần hgình thành các tổ may. Ngày 19 tháng 12 năm 1946 sau lời kêu gọi toàn quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các xưởng, nhà máy ở Thủ đô Hà Nội nhất loạt rời lên núi rừng Việt Bắc, tổ chức thành hai hệ sản xuất trong đó may quân trang là hệ chủ lực và hệ bán công xưởng.

Ban đầu các xưởng này chỉ là những công xưởng nhỏ, sản xuất theo hgình thức thủ công, cung cấp các loại quần áo cho bộ đội như quần áo Vệ Quốc đoàn, áo Trấn thủ… trong điều kiện hết sức khó khăn về nguyên vật liệu.

Từ năm 1947 đến năm 1949, việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt Bắc mà cròn ở nhiều nơi khác như Thanh Hoá, Ninh Bgình.., và được đặt tên theo các bí số X1, X30 hay Am1… đều là những đơn vị của xưởng May 10 sau này.

Năm 1951 đến năm 1954, kháng chiến thắng lợi xưởng May 10 được chuyển về Hà Nội. Cùng thời gian đó, xưởng X40 ở Thanh Hoá cũng được chuyển về Hà Nội sát nhập với May 10, lấy Hội Xá ở tỉnh Bắc Ninh để làm địa điểm sản xuất chính. Đầu năm 1957, xí nghiệp May 10 được mở rộng và nhiệm vụ lúc này vẫn là may quân trang cho quân đội.

b. Giai đoạn 1961 – 1964: Chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh tế

Nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hoà bình, 2/1961 xưởng May 10 được chuyển sang cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành xí nghiệp May 10. Cũng trong thời kỳ này, xí nghiệp chuyển từ bao cấp sang làm quen với hạch toán kinh tế.

Tuy chuyển việc quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là sản xuất quân trang phục vụ quân đội, tỷ lệ hàng năm chiếp 90 đến 95%, còn lại là sản xuất thêm một số mặt hàng xuất khẩu và phục vụ dân dụng. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất quân trang, quân phục phục vụ cho bộ đội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Sau bốn năm (2/1961 – 1/1964), xí nghiệp từ một đơn vị sản xuất theo chế độ bao cấp nay phải với chế độ hạch toán kinh tế, phải thích ứng với thị trường, tính đến yếu tố giá thành cũng như chất lượng sản phẩm… Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng xí nghiệp vẫn kiên cường, tự mình vươn lên phát triển ngày càng bền vững. Năm 1965 xí nghiệp May 10 bị bắn phá, mặc dù vậy xí nghiệp vẫn bảo đảm hoạt động sản xuất, bảo vệ toàn bộ máy móc.

c. Giai đoạn 1965 – 1975: Xuất phát trong khói lửa chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ

Năm 1965, giặc Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, trước tình hình đó, xí nghiệp đã tổ chức, đôn đốc việc sơ tán, đồng thời tiến hành giáo dục tư tưởng, phát huy tinh thần trách nhiệm của Đảng viên và quần chúng nhân dân hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.

Cuối năm 1968, chiến tranh phá hoại lần thứ 1 kết thúc, các phân xưởng lần lượt trở về. Trong 2 năm 1968 – 1969, Xí nghiệp May 10 tuyển thêm công nhân và mở thêm phân xưởng 4 và 5.

Đầu năm 1972, giặc Mỹ bắn phá miền Bắc lần thứ hai, Xí nghiệp một lần nữa phải tiến hành sơ tán. Mặc dù phải sơ tán hai đợt và bị địch tàn phá nặng nề nhưng Xí nghiệp May 10 đã thực hiện tốt công tác phòng tránh địch tàn phá, bảo vệ được người và máy móc thiết bị.

Từ năm 1973 đến 1975, để phục vụ cho giai đoạn nước rút trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp May 10 đã được cấp trên giao nhiệm vụ sản xuất nhiều quân trang và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

d. Giai đoạn 1976 đến 1985: Chuyển hướng sang may gia công xuất khẩu

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình: chuyên sản xuất gia công làm hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu lúc này của xí nghiệp là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Kết quả của việc chuyển hướng này là sản lượng và chất lượng của xí nghiệp tăng đều hằng năm. Đặc biệt, trong năm 1984 hai mặt hàng xuất khẩu sang hai nước Cộng hoà dân chủ Đức và Bungary được đặt gia công tăng gấp đôi so với năm 1983.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

e. Giai đoạn 1986 đến nay: Đi theo con đường đổi mới của Đảng

Năm 1987 do việc được sát nhập các bộ, xưởng May 10 được đổi tên là Xí nghiệp May 10. Thời kỳ này Xí nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất.

Năm 1990- 1992 Liên Xô, và các nước Đông Âu lần lượt tan rã làm các mặt hàng xuất khẩu của ta mất thị trường, trước tình hình đó May 10 đã mạnh dạn chuyển sang thị trường “Khu vực II” như Cộng Hoà Liên Bang Đức, Bỉ, Nhật.

Tháng 11/1992, Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển Xí nghiệp May 10 thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “Garco10”.

Tháng 1 năm 2005, công ty May 10 được chuyển thành Công ty Cổ phần May 10 theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN ngày 05/10/2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp với 51% vốn của VINATEX (Tổng công ty Dệt may Việt nam).

Ngày 26/03/2010 được sự đồng ý Chính phủ VIệt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, Công ty cổ phần May 10 đã chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp sang mô hình Tổng Công ty với tên gọi mới: TỔNG CÔNG TY MAY 10 - CÔNG TY CỔ PHẦN.

Từ thời điểm đó tới nay, trước tình hình biến động của thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác, công ty May 10 vẫn đứng vững và phát triển với các mặt hàng sản xuất chủ yếu là các loại áo sơ mi, áo jacket, quần âu,…

Năm 2004, trước yêu cầu cổ phần hoá các doanh nghiệp của Nhà nước, công ty May 10 đã tiến hành cổ phần hoá theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp với số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần và bán ra cho nhân viên trong công ty 49%.

Như vậy, trong quá trình phát triển từ một đơn vị nhỏ bé, thiết bị lạc hậu chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, chủ yếu phục vụ quân đội, đến nay, May 10 không chỉ là đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đối mới, mà còn trở thành một trong những doanh nghiệp may hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay, May l0 có 14 xí nghiệp thành viên, trên 8.000 lao động, 4.000 máy móc thiết bị hiện đại ngang tầm quốc tế. Năng lực mỗi năm đạt 21 triệu sản phẩm, trong đó 80% sản lượng được xuất khẩu đi các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản... với những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Pierre Cardin, Alain Delon, Seildensticker, Camel, Pharaon Series, Bigman, Cléopetre...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Trải qua hơn 60 năm tồn tại và phát triển (1946 – 2013), Công ty cổ phần May 10 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Công ty đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Đơn vị thi đua tiên tiến” năm 1960,

được Nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng lao động năm 1998 và danh hiệu

Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2005, được Nhà nước tặng gần 40 Huân chương các loại… Bề dày thành tích trên đã chứng minh cho sự phấn đấu không ngừng nghỉ, đóng góp to lớn của Công ty cổ phần May 10 vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam nói riêng, vào sự phát triển của đất nước nói chung.

3.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong giai đoạn hiện nay

•Chức năng của Công ty:

Công ty cổ phần May 10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như: áo sơ mi các loại, áo Jacket các loại, quần âu, quần soóc, bộ ngủ, quần áo bảo hộ lao động,… phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phương thức chính để sản xuất của công ty là nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức xuất FOB và sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, công ty còn có thêm một số chức năng sau:

Tổ chức thực hiện các chính sách bán sản phẩm, vận chuyển hàng hoá, kết nối kênh phân phối tại thị trường trong và ngoài nước.

Chức năng dự trữ, bảo vệ, quản lý chất lượng hàng hoá, nghiên cứu và phát triển mặt hàng mới.

Thu thập và phân tích các thông tin thị trường, các hoạt động của công ty để đưa ra các quyết định điều chỉnh, bổ sung về việc sản xuất kinh doanh sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lợi nhuận của công ty,…

Thực hiện các hoạt động hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ chức năng pháp nhân trước pháp luật.

•Nhiệm vụ của Công ty:

Trong giai đoạn hiện nay, công ty đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau: Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng cao điều kiện làm việc cũng như đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước.

Hoạch định công ty cổ phần May 10 trở thành một doanh nghiệp may thời trang với tầm vóc lớn trong nước cũng như trong khu vực.

Phát triển đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọn và không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng.

Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.

Nâng cao thị trường trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật và của Nhà nước.

3.1.1.4 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần May 10

Gia công sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc trong và ngoài nước. Liên doanh góp vốn với các công ty: Cung cấp phụ tùng, thiết bị ngành may. Mở rộng kinh doanh chuỗi siêu thị.

Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may. Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và tiêu dùng khác.

Kinh doanh văn phòng, bất động sản, khách sạn, nhà ở cho công nhân. Đào tạo nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Một số sản phẩm chủ yếu của May 10 Một số nhãn hiệu nổi tiếng của May 10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của tổng công ty may 10 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)