Tiêu dùng

Một phần của tài liệu xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 55)

* Tiêu dùng thực phẩm

Người tiêu dùng cho biết sẽ thay đổi thói quen chi tiêu trong gia đình. Theo Nielsen cho biết 70% người tiêu dùng Việt Nam nói giá thực phẩm tăng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu hằng ngày của họ. Nghiên cứu của Nielsen cho thấy không chỉ thực phẩm tự chế biến là thứ duy nhất ảnh hưởng bởi giá lương thực mà các khoản người tiêu dùng Việt Nam sẽ thay đổi thói quen mua sắm còn bao gồm việc đi ăn ngoài (66%), quần áo mới (63%), giải trí (46%), du lịch (46%) và dịch vụ viễn thông (37%). Khi được hỏi về ảnh hưởng của sự thay đổi đến các loại thực phẩm cụ thể, có 13% người tiêu dùng được hỏi cho biết sẽ mua rau quả nhiều hơn, 9% mua ngũ cốc dự trữ trong nhà, 59% mua như bình thường các loại thịt và gia cầm, cá và hải sản (55%), sản phẩm sữa (55%), bánh mì (43%); 65% cho biết sẽ giảm mua kẹo, bánh và các loại đồ ngọt, đồ làm ăn sẵn (48%), snack và thức ăn vặt (56%). Và 33% người tiêu dùng Việt Nam được phỏng vấn cho rằng sẽ mua nhãn hàng riêng một cách bình thường, chỉ 7% sẽ mua thêm nếu giá thực phẩm tăng.

Khi giá thực phẩm tăng, người tiêu dùng và doanh nghiệp, kênh mua bán đều bị ảnh hưởng. Với giá thực phẩm tăng, có 32% người tiêu dùng cho biết sẽ tự trồng, hoặc mua tại vựa, cửa hàng thanh lý, cửa hàng khuyến mãi (30%); có 53% cho biết sẽ mua bình thường ở chợ, nhưng có đến 47% người tiêu dùng sẽ giảm mua sắm ở kênh siêu thị, 40% giảm mua sắm ở cửa hàng tiện lợi và cửa hàng trưng bày sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng liên tục tìm cách phân bổ ngân sách và hướng đến giá trị sử dụng nhiều hơn.

Còn theo báo cáo cập nhật triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á- Thái Bình Dương của World Bank (WB) công bố ngày 7/10, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 5,3% năm 2013 (tăng 0,1% so dự báo hồi tháng 4-2013); nhưng triển vọng tăng trưởng năm 2014 lại bị hạ từ 5,7% xuống còn 5,4% và tiếp tục duy trì ở mức này trong năm 2015. Lạm phát năm 2013 của Việt Nam có thể lên tới 8,8% và giảm về mức 7,4- 7,5% trong năm 2014- 2015. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam 2 năm tới vẫn tiếp tục khó do khó khăn nội tại của nền kinh tế chưa giải quyết triệt để, các chính sách phát triển vĩ mô thực thi chậm. Nền kinh tế phục hồi chậm, trong khi giá cả thị trường của nhiều mặt hàng tăng, hoặc ở mức cao khiến người tiêu dùng phải thay đổi thói quen tiêu dùng. Theo ông James Russo, Phó Chủ tịch cao cấp, Bộ phận Nghiên cứu Người tiêu dùng toàn cầu của Nielsen, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng hiện nay chỉ tập trung tham khảo thu nhập của người tiêu dùng như một cách để xác định thói quen mua sắm. Trong thời gian giá

thực phẩm tăng, 40% người tiêu dùng Việt Nam được phỏng vấn cho biết họ sẽ lên mạng xã hội để tìm hàng khuyến mãi, 35% sẽ dự trữ hàng hóa khi có khuyến mãi và 34% sẽ chỉ mua hàng giảm giá (Theo Song Nguyễn, 2013).

* Tiêu dùng TP. Cần Thơ

Tỷ lệ người tiêu dùng TP. Cần Thơ ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã tăng mạnh. Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" (2009-2012), Trung tâm nghiên cứu Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ) đã công bố kết quả khảo sát cho thấy 53% số người được hỏi xác định khi mua hàng hóa ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 48% khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen nên mua hàng Việt Nam; 31% trước đây có thói quen thường mua hàng có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài nay đã dừng mua hoặc ít mua hơn thay bằng mua hàng Việt Nam.

Kết quả điều tra, các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam được người Việt Nam mua sắm nhiều như: hàng dệt may, quần áo, giày dép (69%); thực phẩm, rau quả (51%); các sản phẩm đồ gia dụng (44%); vật liệu xây dựng, đồ nội thất (29%); thuốc thông thường điều trị bệnh, dược phẩm, dụng cụ y tế và văn phòng phẩm (28%); đồ chơi, dụng cụ học tập dành cho trẻ em (26%); các sản phẩm điện tử, điện lạnh (21%).

Thực hiện chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, trong vòng 3 năm (2009-2012), Sở Công Thương TP. Cần Thơ đã tổ chức được 98 đợt đưa hàng Việt về vùng nông thôn, khu công nghiệp, khu dân cư để phục vụ nhân dân mua sắm với doanh số đạt trên 4 tỷ đồng. Những chuyến đưa hàng Việt về nông thôn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa, tăng cường hệ thống bán lẻ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (Theo Văn Huỳnh, 2012).

CHƢƠNG 4

XU HƢỚNG TIÊU DÙNG THỰC PHẨM SẠCH CỦA NGƢỜI

Một phần của tài liệu xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)