GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 82)

* Nâng cao nhận thức ngƣời tiêu dùng về thực phẩm sạch

- Cần tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm sâu rộng hơn, cùng với việc cung cấp kiến thức về TPS cho người dân dùng như: cách nhận biết, lợi ích của việc sử dụng TPS đối với sức khỏe thông qua cơ quan truyền thông, tờ rơi.

- Thông tin, kiến thức về thực phẩm sạch: Tăng cường đầu tư, phát triển hệ thống bao bì sản phẩm – nâng cao chất lượng công tác phân loại cũng như bảo quản trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào khâu sau thu hoạch cần phải đặc biệt được quan tâm nhằm giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là đối với rau quả trái cây sạch, đây là loại rau quả không tồn trữ lâu và dễ hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Bên cạnh đó, khâu bảo quản cần được chú trọng để đảm bảo đưa đến tay người tiêu dùng những rau quả tươi mới nhất, hương vị và đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện được việc này cần thực hiện song song hai hướng là đổi mới công nghệ chế biến hiện có và xây dựng cơ sở chế biến ở trình độ công nghệ hiện đại hơn.

Mặt khác, công nghệ bao bì cũng cần được quan tâm và đầu tư phát triển. Bản thân bao bì sẽ là bằng chứng chứng minh chất lượng, đồng thời cung cấp thông tin về thực phẩm sạch cho khách hàng. Do đó, phát triển công nghệ bao bì là việc làm cần thiết hiện nay.

Cuối cùng, tăng cường quảng bá sản phẩm thực phẩm sạch, thường xuyên mở các hội nghị về tư vấn sức khỏe và thực phẩm. Tăng cường thêm các kênh thông tin trao đổi ý kiến cùng người dân.

* Cải thiện hành vi tiêu dùng thực phẩm sạch

- Đa dạng chủng loại và cải thiện kênh phân phối cho thực phẩm sạch

Để TPS xuất hiện trong các bếp của gia đình, cần xây dựng được thị trường cho TPS với sự ủng hộ của người tiêu dùng. Có được thị trường, cùng với mạng lưới các cửa hàng, siêu thị phân phối rộng lớn sẽ có động lực thúc đẩy và gia tăng diện tích trồng gạo, rau quả trái cây sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm…Bên cạnh đó, đa dạng chủng loại là điều rất cần để kích thích tiêu dùng TPS. Muốn vậy, việc gắn kết giữa nhà nông và nhà phân phối là hết sức cần thiết để đảm bảo được sự xuyên suốt trong quá trình trồng và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các nhà nông cần phối hợp với nhau để đảm bảo được sự đồng nhất về mẫu mã của sản phẩm và lượng cung đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Có vậy thì cung và cầu đều có đủ thì các nông hộ sẽ yên tâm sản xuất và người tiêu dùng cũng không sợ thiếu và có nhiều sự lựa chọn TPS để tiêu dùng hơn.

- Chất lƣợng và lòng tin thực phẩm sạch

Sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng. Việc thiết kế cấp giấy chứng nhận dán nhãn TPS, cải thiện sức khỏe cộng đồng và nâng cao lợi nhuận của ngành công nghiệp thực phẩm là rất cần thiết. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần tin tưởng và sẵn sàng trả giá đúng với giá trị của mặt hàng TPS thường đắt hơn các loại thực phẩm thông thường bán ngoài chợ.

Ngoài ra, nâng cao chất lượng TPS làm tăng khả năng cạnh tranh so với các thực phẩm thông thường bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì việc sản xuất thực phẩm phải dựa vào nhu cầu cụ thể của thị trường từ chất lượng, số lượng, thời gian, chi phí để nâng cao chất lượng TPS thì bắt buộc phải áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học. Việc ứng dụng công nghệ sinh học là việc tìm hiểu và áp dụng những giống mới có những đặc tính cơ bản của giống cũ nhưng lại cho năng suất cũng như khả năng kháng sâu bệnh cao hơn, đồng thời có thể phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm bên cạnh áp dụng các mô hình sản xuất an toàn như VietGAP, GlobalGAP. Trong đó cần tập trung vào các công nghệ như:

Công nghệ sơ chế: đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại vào khâu sơ chế, phân loại và làm sạch rau quả trái cây, gạo, thịt. Sau khi thu hoạch với những bao bì thích hợp, màng thông mình nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đồng nhất, phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước.

Công nghệ bảo quản: tiếp thu và áp dụng rộng rãi các công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ an toàn thực phẩm để đảm bảo cung cấp những sản phẩm rau quả trái cây tươi hay thịt, trứng đến khách hàng. Đồng thời tăng cường chất bảo quản sinh học thay cho các chất bảo quản hóa học có độ không an toàn cao.

Công nghệ chế biến: tiếp cận các công nghệ chế biến hiện đại để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng trên thị trường. Ngoài ra, cần hiện đại hóa hệ thống kiểm tra chất lượng để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Cuối cùng, cần mở rộng diện tích áp dụng mô hình GAP – nâng cao lòng tin về chất lượng và sự an toàn khi sử dụng của sản phẩm. Việc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP giúp nâng cao chất lượng và lòng tin của TPS rất nhiều.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 82)