4.1.1.1 Thông tin đáp viên
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 140 người dân TP. Cần Thơ. Kết quả thống kê cho thấy có 133 phiếu đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 95% so với cỡ mẫu ban đầu), số đối tượng đã đủ yêu cầu và đạt độ tin cậy tương đối cao. Nghiên cứu khảo sát người dân quận Ninh Kiều trên địa bàn TP. Cần Thơ với các thông tin được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4.1 Thông tin chung của đáp viên
Các thông tin Số mẫu
(ngƣời) Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 57 42,9 Nữ 76 57,1 2. Nhóm tuổi >18-23 33 24,8 24-30 52 39,1 31-37 19 14,3 >=38 29 21,8 3. Nghề nghiệp
Học sinh – sinh viên 26 19,5
Công nhân – nhân viên 48 36,1
Công chức – viên chức 25 18,8
Làm thuê 1 0,8
Nội trợ 3 2,3
Kinh doanh, mua bán 29 21,8
Khác 1 0,8 4. Tình trạng hôn nhân Độc thân 69 51,9 Đã kết hôn 63 47,4 Ly hôn 0 0 Khác 1 0,7
Các thông tin Số mẫu (ngƣời) Tỷ lệ %) 5. Trình độ học vấn Cấp 1 0 0 Cấp 2 10 7,5 Cấp 3 25 18,8 Trung cấp, Cao đẳng 15 11,3 Đại học 76 57,1 Sau Đại học 7 5,3 Tổng số mẫu khảo sát 133 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
Kết quả khảo sát cho thấy được tổng số đối tượng nghiên cứu nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, tỷ lệ nữ chiếm 57,1% và tỷ lệ nam chiếm 42,9%. Tỷ lệ này cho thấy, cơ cấu mẫu phù hợp với cơ cấu tổng thể nghiên cứu. Bởi vì đề tài chủ yếu hướng đến các đối tượng thường xuyên mua và tiêu dùng thực phẩm, mà nữ giới thường giữ vai trò là nội trợ trong gia đình, thường xuyên đi mua thực phẩm hàng ngày, nên đối tượng nữ chiếm nhiều hơn nam là điều hợp lý. Mặt khác, độ tuổi từ 24 đến 30 chiếm nhiều nhất 39,1% trong tổng số đối tượng phỏng vấn, thấp nhất là độ tuổi từ 31 đến 37 (14,3%). Điều này được lí giải là do việc phỏng vấn đối tượng đa số có nghề nghiệp là công nhân viên nên ở độ tuổi từ 24 đến 30 chiếm tỷ lệ khá cao. Mặt khác với tỷ lệ độ tuổi như trên cũng cho thấy rằng đa số đối tượng được phỏng vấn đều có gia đình tỷ lệ này chiếm 47,4%, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với tỷ lệ đối tượng chưa có gia đình là 4,5%, vì ở độ tuổi này đa số đều còn đang đi học hay đang làm việc, kinh doanh kiếm tiền khá bận rộn nên cũng chưa nghĩ đến thành lập gia đình. Chính vì thế, nghề nghiệp đa số đáp viên là công nhân – nhân viên (36,1%), kinh doanh mua bán (21,8%).
Các tỷ lệ về giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, tình trạng hôn nhân có sự chênh lệch một phần cũng do một phần tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, giới hạn về thời gian và chi phí nên tiếp cận với những đối tượng thuận tiện để khảo sát.
* Đặc điểm về trình độ học vấn:
Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn có trình độ đại học chiếm 57,1% cao nhất trong các tỷ lệ, kế đến là cấp 3 chiếm 18,8%. Không có đối tượng nào có trình độ cấp 1. Điều này được lý giải như sau: để thuận tiện cho việc phỏng vấn cũng như tăng thêm khả năng chính xác, tính phù hợp cho đề tài nên tác giả lựa chọn những đáp viên là những người có trình độ học vấn cao có sự hiểu biết về thực phẩm và thường xuyên tiếp cận với công nghệ thông tin.
4.1.1.2 Thông tin về thu nhập cá nhân
Thu nhập của từng cá nhân luôn có sự chênh lệch, có người thu nhập khá cao có người thu nhập khá thấp. Chính vì thế trong quá trình phỏng vấn thì có sự chênh lệch phần trăm giữa các đáp viên là điều dễ hiểu.
Bảng 4.2 Thu nhập cá nhân đáp viên
Thu nhập cá nhân
(Triệu/tháng) Tần số (ngƣời) Tỷ lệ trả lời (%)
<= 4 triệu 86 64,7
4,5-7 triệu 37 27,8
7,5-10 triệu 9 6,8
>=10,5 triệu 1 0,8
Tổng 133 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
Dựa vào bảng 4.2, ta thấy chiếm tỉ lệ cao nhất 64,7% là các đáp viên có thu nhập nhỏ hơn bằng 4 triệu/tháng. Kế đến là đáp viên có mức thu nhập từ 4,5 đến 7 triệu với tỉ lệ cũng khá cao là 27,8% trong tổng số mẫu được hỏi. Nhìn chung đa phần người tiêu dùng TPS có thu nhập trung bình khoảng 4 triệu/tháng, vì phần lớn các đáp viên đang là công nhân viên, học sinh sinh viên nên thu nhập chưa cao. Ngoài ra, chiếm tỉ lệ thấp nhất là đáp viên có thu nhập trên 10,5 triệu/tháng với tỉ lệ 0,8% và thu nhập từ 7,5 đến 10 triệu chiếm 6,8%, vì đây là các đáp viên có thu nhập khá cao và khá bận rộn nên họ thường rất khó phỏng vấn. Mặt khác, họ cũng không có nhiều thời gian để mua TPS. Do vậy các địa điểm bán TPS cần cung cấp thêm các dịch vụ đặt hàng trên mạng, dịch vụ giao tận nhà để tạo điều kiện thu hút thêm khách hàng có thu nhập cao này.
4.1.2 Thực trạng tiêu dùng thực phẩm của ngƣời dân trên địa bàn TP. Cần Thơ
4.1.2.1 Tiêu dùng thực phẩm sạch
a. Sự hiểu biết về thực phẩm sạch
Như chúng ta đã biết, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Do đó việc lựa chọn thực phẩm là điều cần chú trọng trong các bữa ăn cá nhân và gia đình. Tuy nhiên để chọn được thực phẩm sạch là điều không hề dễ, cần phải có sự hiểu biết đúng về thực phẩm hiện nay trên thị trường.
Bảng 4.3 Hiểu biết về thực phẩm sạch
Tiêu chí Tần số (ngƣời) Tỷ lệ trên tổng sự trả lời (%)
Chăm sóc tự nhiên 54 40,6
Không có hóa chất 111 83,5
Sản xuất theo quy trình khép kín 62 46,6
Có gắn nhãn “Thực phẩm sạch” 26 19,5
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng 37 27,8
Không gây hại cho sức khỏe con
người và bảo vệ môi trường 88 66,2
Khác 1 0,8
Tổng 379 285,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013.
Dựa và bảng 4.3 và tỷ lệ trên tổng sự trả lời ta thấy được, người dân đa số đều cho rằng TPS là thực phẩm không có hóa chất, tỷ lệ này chiếm cao nhất trong tổng thể điều tra là 83,5%. Kế đó là tỷ lệ 66,2% người dân nghĩ thực phẩm sạch không gây hại sức khỏe và bảo vệ môi trường. Điều này cũng cho thấy rằng người dân có kiến thức khá tốt về thực phẩm sạch trên thị trường hiện nay. Thực tế, mặc dù biết về thực phẩm sạch là vậy nhưng người dân thường rất khó có thể phân biệt thực phẩm có thuốc trừ sâu bằng mắt thường được hay không. Hầu như họ biết đó là thực phẩm sạch thường qua nhãn mác (19,5%) và nguồn gốc nơi xuất xứ (27,8%), nhưng nhãn mác thực phẩm hiện nay vẫn có thể làm giả và dán đầy trên thực phẩm. Bên cạnh đó, việc sản xuất TPS qua quy trình khép kín cũng được người dân biết đến với tỷ lệ khá cao (46,6%), nhưng thực tế thì người dân không biết nhiều về các quy trình nuôi trồng này, tất cả chỉ là tin tưởng ở nhà sản xuất mà thôi.
Ngoài ra dấu hiệu nhận biết TPS sạch được người dân thường dùng nhất đó là: các thực phẩm được mua “ở siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, tự trồng và tại vườn” được họ coi là thực phẩm sạch, tỷ lệ này chiếm đến 87% trong tổng sự trả lời. Dấu hiệu nhận biết thường dùng kế tiếp đó là “nhãn mác TPS” (35%). Thực tế cũng cho thấy việc mua thực phẩm ở các cửa hàng lớn, siêu thị có uy tín được tin tưởng nhiều hơn và nếu có thêm nhãn mác thực phẩm sạch nữa thì càng được tin tưởng tuyệt đối đó là thực phẩm sạch. Yếu tố “quan sát bên ngoài” (25%) và “nghe người khác nói” (18%) cũng được thường dùng khá phổ biến hiện nay. Điều này được lý giải như sau: những người dân thường nhận biết TPS dựa vào 2 yếu tố này là những người không mua hàng ở những nơi uy tín, đáng tin cậy (siêu thị, cửa hàng TPS) mà chỉ mua hàng ở chợ hay thông qua các thương buôn.
Bảng 4.4 Dấu hiệu nhận biết thực phẩm sạch
Tiêu chí thực phẩm Tần số (ngƣời) Tỷ lệ trên tổng sự trả lời (%)
Nhãn mác thực phẩm 35 35,0
Quan sát bên ngoài 25 25,0
Nghe người khác nói 18 18,0
Được bán tại siêu thị, cửa hàng
TPS, tại vườn và tự trồng 87 87,0
Khác 3 3,0
Tổng 168 168,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
b. Tiêu dùng thực phẩm sạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng phỏng vấn đã và đang tiêu dùng TPS, có 100 đáp viên tiêu dùng TPS tương ứng tỷ lệ 75,2% và chỉ có 24,8% tương ứng với 33 đáp viên là chưa tiêu dùng TPS. Điều này chỉ ra rằng một thực tế là TPS đã và đang được tiêu dùng khá rộng rãi ở quận Ninh Kiều. Bảng 4.5 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và tiêu dùng thực phẩm sạch
Nghề nghiệp Tần số (ngƣời) Tổng Có tiêu dùng TPS Chƣa tiêu dùng TPS
Học sinh, sinh viên 21 5 26
Công nhân viên 37 11 48
Công chức, viên chức 18 7 25
Làm thuê 1 0 1
Nội trợ 3 0 3
Kinh doanh, mua bán 20 9 29
Khác 0 1 1
Tổng 100 33 133
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
Thông qua thống kê, ta thấy 100 đáp viên tiêu dùng TPS có 34 đáp viên là công nhân viên chiếm cao nhất, kế đến là công chức viên chức là 21 và học sinh sinh viên là 20. Điều này được lý giải là do phần lớn đáp viên có trình độ học vấn cao chủ yếu là trình độ đại học, cấp 3 nên có nhận thức, ý thức về sức khỏe khá tốt trong tiêu dùng thực phẩm.
c. Nguyên nhân chọn TPS và Chƣa chọn TPS
Qua quá trình thu số liệu cho thấy rằng, ai cũng muốn tiêu dùng TPS. Tuy nhiên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mà khiến người dân chưa chọn thực phẩm sạch cho mình.
Bảng 4.6 Nguyên nhân tiêu dùng thực phẩm sạch Tiêu chí thực phẩm sạch Tỷ lệ trên tổng sự trả lời (%) Chƣa chọn tiêu dùng TPS Chọn tiêu dùng TPS Giá cả 28,4 18,2 Ý thức sức khỏe 0 88,9 Chất lượng 10,4 67,7 Bao bì 4,5 25,3 Ảnh hưởng từ người khác 10,4 6,1 Mức độ sẵn có 34,3 11,1 Thuận tiện 53,7 14,1 Khác 28,4 0 Tổng 170,1 231,3
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
Thông qua bảng thống kê 4.6, cho ta thấy rằng: Đa số người dân chọn tiêu dùng thực phẩm sạch vì lý do ý thức sức khỏe chiếm tỉ lệ cao nhất là 88,9%, kế đó là yếu tố chất lượng (67,7%). Và yếu tố ảnh hưởng từ người khác là thấp nhất (6,1%). Điều này chứng tỏ rằng yếu tố sức khỏe và chất lượng là 2 yếu tố hàng đầu để người dân lựa chọn một thực phẩm sạch để tiêu dùng. Thực tế, tình hình ngộ độc thực phẩm đang diễn ra rất phức tạp, nhiều vụ ngộ độc gây chết người hàng loạt và để lại những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và người thân. Chính vì thế, Ý thức sức khỏe được đặt lên hàng đầu trong quyết định lựa chọn thực phẩm.
Bên cạnh đó, đa số người dân tiêu dùng TPS thì có một số bộ phận nhỏ chưa tiêu dùng TPS. Điều này được lý giải như sau: điều tra thực tế thì những người chưa tiêu dùng TPS cho biết là vì yếu tố “thuận tiện” (chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,7% trên tổng sự trả lời), kế đến “mức độ sẵn có của thực phẩm sạch” chiếm 34,3%, đây là 2 yếu tố ảnh hưởng chính đến quyết định chưa lựa chọn thực phẩm sạch để tiêu dùng. Thực vậy, có ít địa điểm bán TPS hiện nay ở Ninh Kiều và mỗi khi cần mua TPS thì hiếm có hàng sẵn tại chỗ đặc biệt là các loại thịt và rau. Về tiêu chí “giá cả” chiếm (28,4%) cũng ảnh hưởng khá cao đến quyết định chưa tiêu dùng TPS, điều này được lí giải là do thu nhập người dân còn chưa cao nên việc sử dụng thực phẩm sạch còn khá cân nhắc vì thực phẩm sạch có giá cao hơn thực phẩm thông thường. Bên cạnh đó yếu tố ”bao bì” là yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất đến việc không chọn tiêu dùng TPS chỉ chiếm 4,5%.
4.1.2.2 Các loại thực phẩm sạch và phân bổ phần trăm mua từng loại thực phẩm sạch
a. Các loại thực phẩm sạch
Nhìn chung thì có 4 loại thực phẩm sạch thường được tiêu dùng hiện nay: Rau quả trái cây, thịt các loại, trứng gia cầm và gạo. Trong đó Rau quả trái cây là loại được sử dụng nhiều nhất chiếm đến 89% trên tổng số đáp viên trả lời. Kế đến là trứng gia cầm 85%. Thực tế cho thấy rằng rau quả trái cây là loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn để cung cấp vitamin, khoáng chất, giải độc và giải nhiệt cơ thể được nhiều người dân thường tiêu dùng. Về trứng gia cầm cũng là một loại thực phẩm bổ dưỡng cung cấp các vitamin, khoáng chất và rất dễ chế biến, có giá không quá đắt. Bên cạnh đó, Gạo là loại thực phẩm dùng cho các bữa ăn chính hàng ngày của gia đình, nên tỷ lệ tiêu dùng gạo sạch chiếm 50% cũng là điều dễ hiểu, tỷ lệ này khá cao trong 4 loại thực phẩm sạch thường dùng. Thịt sạch các loại cũng được chú ý không kém chiếm tới 39% trên tổng sự trả lời. Lý do khiến thịt sạch ít được sử dụng nhất so với 3 loại thực phẩm trên là mức độ sẵn có và giá cả khá cao.
Bảng 4.7 Các loại thực phẩm sạch thường được tiêu dùng
Loại thực phẩm sạch Tần số (ngƣời) Tỷ lệ trên tổng sự trả lời (%)
Rau quả trái cây 89 89,0
Thịt gà, heo, bò, cá… 39 39,0
Trứng gia cầm 85 85,0
Gạo 50 50,0
Khác 3 3,0
Tổng 266 266,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
b. Phân bổ phần trăm mua thực phẩm sạch
Nhìn chung phần trăm trung bình mua các loại thực phẩm sạch khá cao, cao nhất là gạo 78,3%, kế đến là trứng 75,8%, thịt các loại 60,3% và thấp nhất là rau quả trái cây 57,6%. Các tỉ lệ này được lý giải như sau: tuy rau quả trái cây được người tiêu dùng nhiều nhất, nhưng mỗi lần tiêu dùng rau quả trái cây thì lại mua rất ít rau quả trái cây sạch. Gạo sạch tuy được ít người dùng nhất nhưng mỗi lần mua thì tỷ lệ gạo sạch chiếm phần lớn hơn nhiều so với gạo thông thường. Thực tế cho thấy rằng người tiêu dùng thực phẩm khi mua rau thường chọn rau ngon, tươi, không sâu, mà những loại rau quả như thế thì rất ít, vì thực phẩm sạch được chăm sóc tự nhiên, tuân theo quy trinh sản xuất nên rất dễ bị tác động từ môi trường, đặc biệt là sâu bệnh và yếu tố thuận tiện. Do đó việc ra chợ chọn rau quả
trái cây thường là lựa chọn của người dân. Còn đối với Gạo sạch thì được đóng gói với thông tin rõ ràng nên thường ít có sự nhận thức chủ quan từ phía khách hàng thông qua quan sát bên ngoài.
Bảng 4.8 Phần trăm mua từng loại thực phẩm sạch
Loại thực phẩm sạch Tần số (ngƣời) Trung bình (%)
Rau quả trái cây 90 57,6
Thịt gà, heo, bò, cá… 44 60,3
Trứng gia cầm 83 75,8
Gạo 47 78,3
Khác 3 23,3
Tổng 267 295,3
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
4.1.2.4 Nơi mua và kênh thông tin về thực phẩm sạch
a. Nơi mua thực phẩm sạch
Phần lớn người tiêu dùng thực phẩm sạch đều mua ở siêu thị, tỷ lệ này chiếm đến 91% trên tổng sự trả lời. Tiếp đến là mua thực phẩm ở cửa hàng TPS (33%), hay tự trồng (30%) và mua tại vườn chiếm tỷ lệ khá nhỏ là 19% và các loại thực phẩm sạch khác chiếm thấp nhất là 13%. Thực tế cho thấy rằng, siêu thị mọc lên khắp nơi ở quận Ninh Kiều: Metro, Coop-mart, Vinatex. Cùng với mức độ uy tín của siêu thị và sự tin tưởng của người dân, nên việc mua thực phẩm sạch chủ yếu là ở các siêu thị là điều dễ hiểu. Thực tế, cửa hàng TPS tuy không nhiều nhưng cũng được người dân chú ý vì ở đây chính là nơi bán TPS thực sự (theo như tác giả điều tra từ đa số đáp viên), mức độ tin tưởng của họ khi mua thực phẩm ở cửa hàng TPS nhiều hơn so với siêu thị. Tự trồng để có TPS sử dụng cũng được người dân áp dụng khá