PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 45)

2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Thu thập số liệu

a. Cỡ mẫu

Số mẫu cần thu thập là 120 mẫu bởi vì với số biến được đưa ra phân tích trong đề tài nghiên cứu này là 24 biến thì số mẫu cần thu phải gấp 5 lần số

biến được đưa vào mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) để kết quả phân tích có ý nghĩa thống kê. Để hạn chế sai sót tác giả thu số mẫu là 140. Dân số quận Ninh kiều là 243.794 người (Bách khoa toàn thư, 2013).

b. Số liệu thứ cấp

+ Số liệu thứ cấp về tình hình phát triển kinh tế, các thông tin khái quát về TP. Cần Thơ và một số thông tin về tình hình tiêu dùng thực phẩm được lấy từ internet.

+ Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan tiêu dùng, Viện nghiên cứu, các tổ chức khác.

+ Thông tin các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

c. Phƣơng pháp thu thập số liệu * Phỏng vấn sơ bộ

Để các tiêu chí trong mô hình nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế đối với địa bàn nghiên cứu là ở TP. Cần Thơ, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 50 đối tượng là người tiêu dùng thực phẩm ở quận Ninh Kiều.

* Phỏng vấn chính thức

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành thu thập số liệu. Số liệu nghiên cứu được thu thập chính thức ở quận Ninh Kiều. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 140 người tiêu dùng thực phẩm ở quận Ninh Kiều.

2.3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành phân tích số liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi được soạn sẵn. Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu được đo lường bằng thang đo thứ tự, định danh và tỉ lệ (Likert 5 mức độ và định lượng). Liker với quy ước 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Phương pháp phân tích được chọn ứng với từng mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ số về tần số, điểm trung bình để phân tích và đánh giá tìm hiểu thực trạng về tiêu dùng thực phẩm của người dân quận Ninh kiều, TP. Cần Thơ.

Mục tiêu 2: Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha để xây dựng và kiểm định thang đo. Viết lại mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xác định sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là “Xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch”.

Mục tiêu 3: Thông qua kết quả đánh giá ở mục tiêu 1, 2 để làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ ở quận Ninh Kiều.

2.3.2 Lý thuyết các phƣơng pháp phân tích số liệu

Thống kê mô tả:

Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế. Bảng thống kê là hình thức trình số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ cở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó nhà quản trị có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nhiên cứu.

Phân tích tần số:

Là một trong những công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số mẫu thô nào đó. Trong phạm vi nghiên cứu này phương pháp phân tích tần số được dùng để đo lường cả biến định lượng và biến định tính dưới dạng đếm số lần xuất hiện, để mô tả một số biến liên quan tới đặc tính nhân khẩu học của đối tượng được phỏng vấn như giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn…Ngoài ra phương pháp này còn được dùng để mô tả và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng như sản phẩm thường mua, nơi mua sắm hay tần suất mua sắm…Phương pháp này cho ta cái nhìn tổng thể về mẫu điều tra.

Tính điểm trung bình:

Nhằm xác định mức độ quan trọng, ảnh hưởng của các yếu tố tới xu hướng của người tiêu dùng trong quyết định tiêu dùng thực phẩm sạch. Trong đề tài, các biến quan sát của các nhóm nhân tố độc lập được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng là:

Giá trị khoảng cách = (Maximum- Minimum)/n =(5-1)/5=0,8 Giá trị trung bình - Ý nghĩa

1 – 1,8 Rất không quan trọng 1,81 – 2,6 Không quan trọng 2,61 – 3,4 Trung bình

3,41 – 4,2 Quan trọng 4,21 – 5 Rất quan trọng

Đánh giá độ tin cậy của phép đo lƣờng bằng Cronbach Alpha:

Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu. Tính hệ số Cronbach alpha được thực hiện đối với mỗi nhóm biến cố kết nên các nhân tố. Hệ số Cronbach alpha cho biết sự tương đối đồng nhất trong đo lường theo các biến có nội dung gần gũi nhau và đã hình thành nên một nhân tố.

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên. Sau khi độ tin cậy đạt yêu cầu dùng phương pháp phân tích nhân tố để xác định đâu là những tiêu chí quan trọng nhất mà người tiêu dùng quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’Alpha từ 0,8 trở lên gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, cũng có ý kiến đề nghị rằng hệ số Cronbach’Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới.

Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá:

Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu Marketing có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng thường có tương quan với nhau và thường được rút gọn để dễ dàng quản lý. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các yếu tố với các biến nguyên thủy.

Phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến tương quan trong một tập biến.

- Nhận dạng các biến mới thay thế cho biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến. - Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến. Mô hình phân tích nhân tố: Về mặt tính toán, phân tích nhân tố hới giống với phân tích hồi quy ở chỗ mỗi biến được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung cộng với một nhân tố đặc trưng cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + ... + AimFm + ViFi

Trong đó:

Xi: Biến thứ i chuẩn hóa

Ai: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F: các nhân tố chung

Vi: hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui: nhân tố đặc trưng của biến i

M: số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:

Fj = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk

Trong đó:

Fj: chỉ số nhân tố (factor score) của yếu tố thứ j, j=1, 2, …,k w: trọng số hay hệ số điểm nhân tố

k: số biến

Phân tích hồi qui đa biến:

Phân tích hồi qui là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến độc lập hay biến giải thích) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích.

Phương trình hồi qui có dạng:

Y = β0 + β1 F1i + β2F2i + β3 F3i+ β4 F4i+... + βkFki + εi

Y: Chỉ tiêu phân tích (Biến phụ thuộc)

β0 là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi quy tổng thể

Các biến F1, F2, F3, F4 là các biến độc lập (biến giải thích)

βi ( i = 1, k ): Các hệ số hồi quy này phản ảnh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Nếu β > 0: ảnh hưởng thuận; β < 0: ảnh hưởng nghịch, β càng lớn thì sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh.

Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi).

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ TIÊU DÙNG THỰC PHẨM SẠCH CỦA NGƢỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ TP. CẦN THƠ

3.1.1. Lịch sử hình thành

TP. Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Sông Hậu, trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối TP. Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó có chia tỉnh Cần Thơ thành TP. Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Như vậy, hiện nay TP. Cần Thơ gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn.

Địa hình TP. Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9 hàng năm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 270C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất không vượt quá 280C, thấp nhất không dưới 170C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa (Bộ kế hoạch và đầu tư).

3.1.2. Cơ sở hạ tầng

- Cảng: TP. Cần Thơ có các cụm cảng được xác định là trung tâm của vùng ĐBSCL. Đặc biệt cảng Cái Cui - cảng biển lớn nhất của vùng, công suất thiết kế tiếp nhận tàu 10-20 ngàn tấn, với sản lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến 4-5 triệu tấn/năm.

- Sân bay Trà Nóc: đang hoạt động để nối các tuyến bay trong nước và tuyến bay quốc tế, các tuyến Đông Nam Á.

- Cầu Cần Thơ: là cầu lớn nhất Việt Nam, được thông xe vào cuối tháng 04 năm 2010, nối liền trục giao thông bộ quan trọng của tuyến quốc lộ 1A từ TP. Cần Thơ đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh thành trong cả nước.

- Đƣờng cao tốc TP. HCM đi TP. Cần Thơ: Toàn tuyến dài 61,9 km. Tuyến đường cao tốc này được thiết kế 8 làn xe, đang được khai thác vận

hành, Trung Lương – TP. Cần Thơ: có tổng chiều dài khoảng 80km, qui mô sáu làn xe và tốc độ 120km/giờ.

- Về điện, nƣớc: TP. Cần Thơ hiện có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất 200MW và đang xây thêm trung tâm điện lực Ô Môn có công suất 2.800MW, hiện nay đã có 01 tổ máy công suất 600MW đã hòa vào lưới điện quốc gia phục vụ (ĐBSCL) và cả nước. Hai nhà máy cấp nước sạch có công suất 90.000m3/ngày đêm, dự kiến từ nay đến năm 2010 xây dựng thêm các nhà máy cung cấp nước sạch với công suất 150.000m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư.

- Về ngân hàng: TP. Cần Thơ có 43 tổ chức tín dụng ngân hàng, trong đó có 02 chi nhánh ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và 02 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có sự hiện diện 10 công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính có uy tín trong và ngoài nước; đồng thời có các cơ sở nghiên cứu khoa học, đặc biệt có Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, nghiên cứu lai tạo giống chất lượng cao phục vụ cho ĐBSCL.

- Về Giáo dục - Đào tạo: TP. Cần Thơ có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Hằng năm đào tạo trên 26.000 cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp phục vụ cho TP. Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL (Bộ kế hoạch và đầu tư.).

3.1.3 Tiềm năng và cơ hội đầu tƣ

Về công nghiệp: TP. Cần Thơ đang tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp điện - điện tử - tin học, công nghiệp cơ khí, hóa chất, bao bì, giày dép, may mặc và công nghiệp vật liệu xây dựng.

Về nông nghiệp: Với diện tích đất nông nghiệp 114.400 ha, sử dụng cho trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả. Hàng năm, TP. Cần Thơ sản xuất được 1,1 đến 1,2 triệu tấn lúa; trong đó chế biến xuất khẩu từ 500 nghìn đến 600 nghìn tấn gạo đặc sản xuất khẩu; cây ăn quả rất đa dạng và phong phú sản lượng 113 nghìn tấn; thủy sản 160 nghìn tấn, chủ yếu là cá da trơn (chiếm khoảng 88% sản lượng thuỷ sản); gia cầm 20 nghìn tấn.

Về thƣơng mại: TP. Cần Thơ có hơn 65 doanh nghiệp đang kinh doanh xuất nhập khẩu, có quan hệ thương mại với hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Về du lịch: TP. Cần Thơ có 115 khách sạn từ 1 đến 4 sao với gần 2.900 phòng, đáp ứng nhu cầu du khách. 2.900 phòng, đáp ứng nhu cầu du khách.

Nhằm định hướng cho thu hút đầu tư trong thời gian tới, TP. Cần Thơ ban hành danh mục các dự án mời gọi đầu tư năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với 33 dự án với tổng vốn đầu tư 36.209,21 tỷ đồng tương đương 1.959 triệu USD. Ngoài ra, TP. Cần Thơ còn vận dụng thực hiện chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư theo hướng cải tiến thủ tục hành chính một cửa tại chỗ; rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư (Thông tin tổng quan về thành phố Cần Thơ, 2010).

3.1.4 Kinh tế và xã hội

Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người thành phố Cần Thơ ước đạt 1.950USD, tăng 437USD so với năm 2009, gấp 2 lần mức tăng bình quân toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đầu toàn khu vực về lĩnh vực trên. TP. Cần Thơ nâng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 44,1% trong cơ cấu GDP, thương mại- dịch vụ chiếm 45,2%; giảm tỷ trọng nông-lâm- thủy sản xuống còn 10,6% đồng thời thực hiện thắng lợi nhiều chương trình kinh tế, đưa tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 16%, trong đó, khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng cao nhất (Theo TTXVN/Vietnam+, 2010).

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu người của TP. Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 USD. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433 tỉ

Một phần của tài liệu xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 45)