Kiểm định Independent Sample T-test được sử dụng để kiểm định xem nam và nữ, giới tính nào có XHTDTPS cao hơn.
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định so sánh XHTDTPS theo giới tính
Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình độ lệch chuẩn Kiểm định Sig. (F) Sig. (t) Nam 108 3,7953 0,85160 0,11280 0,052 0,001 Nữ 263 4,2237 0,63336 0,07265
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2013
Bảng 4.18 cho thấy mức ý nghĩa trong kiểm định Levene (kiểm định F) = 0,052 > 0,05, chứng tỏ không có sự khác nhau về phương sai 2 tổng thể. Ta sử dụng kết quả ở dòng Equal variances assumed trong kiểm định T-test, mức ý nghĩa = 0,001 (< 0,05) chứng tỏ có sự khác biệt về trung bình XHTDTPS đối với nam và nữ.
4.3.2 Kiểm định sự khác biệt bằng phƣơng pháp ANOVA
Phương pháp phân tích One-Way ANOVA được sử dụng nhằm kiểm định sự khác biệt giữa 3 tổng thể trở lên.
4.3.2.1 Sự khác biệt mức độ thực hiện theo nhóm tuổi
Kết quả kiểm định Levene cho thấy giá trị p= 0,094 > α = 0,05, nghĩa là phương sai các nhóm không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, như vậy kết quả phân tích kiểm định ANOVA có thể sử dụng tốt.
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định sự khác biệt mức độ tác động theo nhóm tuổi
XHTDTPS Tổng bình
phƣơng df Bình phƣơng trung bình F
Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 0,119 3 0,040 0,067 0,977 Trong cùng nhóm 76,556 129 0,593 Tổng 76,675 132
Qua thống kê cho thấy giữa các nhóm tuổi, có mức ý nghĩa là 0,977 (> 0,05) nên ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của XHTDTPS giữa các nhóm tuổi của người dân ở quận Ninh kiều. Điều này cho thấy dù ở độ tuổi như thế nào thì xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch vẫn là xu hướng tất yếu trong tương lai.
4.3.2.2. Sự khác biệt mức độ thực hiện theo trình độ học vấn
Kết quả kiểm định Levene cho thấy, có giá trị p=0,183 > α = 0,05, nghĩa là phương sai các nhóm không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, như vậy ta tiếp tục phân tích kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm này.
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định sự khác biệt XHTDTPS theo trình độ học vấn
XHTDTPS Tổng bình phƣơng df Bình phƣơng trung bình F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 2,965 4 0,741 1,287 0,279 Trong cùng nhóm 73,710 128 0,576 Tổng 76,675 132
Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ thực hiện các yếu tố của khách hàng chia theo nghề nghiệp cho kết quả là nhóm có giá trị p=0,279 > α = 0,05, nên ta kết luận giữa trình độ học vấn khác nhau thì không có sự khác biệt về gía trị trung bình XHTDTPS. Điều này cho thấy là đa số người tiêu dùng đã thấy được sự quan trọng của tiêu dùng TPS ngày nay.
4.3.2.3 Sự khác biệt mức độ thực hiện theo nghề nghiệp
Kết quả kiểm định Levene cho thấy, p= 0,203 > α = 0,05, nghĩa là phương sai các nhóm không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, như vậy ta tiếp tục phân tích kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm này và được trình bày qua bảng 4.20. Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ thực hiện các yếu tố của khách hàng chia theo nghề nghiệp cho kết quả là nhóm có giá trị p= 0,212 > α = 0,05, nên ta kết luận giữa các nghề nghiệp khác nhau thì không có sự khác biệt về gía trị trung bình XHTDTPS. Thực tế, dù có làm bất kì nghề gì đi chăng nữa thì ai cũng đều chú ý đến sức khỏe của mình, vì nếu làm ra tiền mà không có được sức khỏe tốt thì cũng không làm được gì.
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định sự khác biệt XHTDTPS theo nghề nghiệp XHTDTPS Tổng bình phƣơng df Bình phƣơng trung bình F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 4,858 6 0,810 1,421 0,212 Trong cùng nhóm 71,817 126 0,570 Tổng 76,675 132
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2013
4.3.2.4 Sự khác biệt mức độ thực hiện theo thu nhập
Kết quả kiểm định Levene cho thấy, p= 0,675 > α = 0,05, nghĩa là phương sai các nhóm không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, như vậy ta tiếp tục phân tích kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm này
Bảng 4.22 Kết quả kiểm định sự khác biệt XHTDTPS theo thu nhập
XHTDTPS Tổng bình
phƣơng df Bình phƣơng trung bình F
Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 0,452 3 0,151 0,255 0,858 Trong cùng nhóm 76,223 129 0,591 Tổng 76,675 132
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2013
Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ thể hiện các yếu tố của khách hàng chia theo thu nhập cho kết quả là nhóm có giá trị p= 0,858> α = 0,05, nên ta kết luận giữa các mức thu nhập khác nhau thì không có sự khác biệt đối với giá trị trung bình XHTDTPS.
4.3.2.5 Sự khác biệt mức độ thực hiên theo tình trạng hôn nhân
Kiểm định Levene (kiểm định F) = 0,029 < 0,05 cho thấy phương sai các nhóm khác nhau một cách có ý nghĩa, ta không sử dụng kết quả phân tích ANOVA.
CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Tác giả kết hợp đánh giá của người tiêu dùng đối tiêu dùng thực phẩm thông qua hành vi tiêu dùng của người dân cùng với kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính giúp tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến XHTDTPS của người dân ở quận Ninh Kiều. Đồng thời, tác giả dựa vào những kiến thức và nhận định của bản thân để tìm ra những hạn chế trong việc nâng cao nhận thức tiêu dùng TPS của người dân trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tạo cơ sở khoa học cho những định hướng hiệu quả và đảm bảo gắn với thực tiễn nhằm thúc đẩy tiêu dùng TPS trong tương lai.
5.1.1 Từ thực trạng tiêu dùng thực phẩm sạch
Nhìn chung người dân có kiến thức khá vững về thực phẩm sạch và đa số đã tiêu dùng TPS. Nhưng vẫn còn một vài hạn chế:
- Hiểu biết về TPS: Người dân chưa hiểu biết một cách thực sự rõ về TPS, chỉ hiểu một cách chung chung như: không có thuốc trừ sâu, không gây hại cho sức khỏe và môi trường. Nhưng thực tế thì rất khó nhìn ra thực phẩm nào có hay không có thuốc trừ sâu, gây hại hay không gây hại cho sức khỏe. Họ chỉ nhận xét một cách chủ quan theo cảm giác của mình.
- Dấu hiệu nhận biết: một bộ phận khá lớn người dân còn nhận biết TPS thông qua quan sát bên ngoài và nghe người khác nói. Điều này rất dễ bị sai lệch về thông tin và chất lượng thực phẩm, dẫn đến hậu quả không lường cho mình và người thân.
- Lựa chọn tiêu dùng TPS: khoảng 24% đáp viên chưa tiêu dùng TPS. Chủ yếu là do yếu tố thuận tiện và mức độ sẵn có của TPS. Thực tế cũng cho thấy rằng TPS chỉ được bán chủ yếu ở siêu thị và chưa có bán nhiều ở các cửa hàng TPS ở các phường thuộc quận Ninh Kiều. Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng không có nhiều thời gian đi xa để mua thực phẩm sạch vì phải đi làm hay trông con nhỏ,… Bên cạnh đó thì mức độ sẵn có của thực phẩm sạch cũng còn hạn chế, nhiều người khi đi mua TPS vẫn còn phàn nàn về yếu tố sẵn có, đặc biệt là các loại rau quả trái cây và thịt sạch.
- Chủng loại TPS: chủ yếu có 4 loại chính mà người tiêu dùng thực phẩm thường dùng hằng ngày: Thịt các loại, rau quả trái cây, gạo, trứng gia cầm. Trong đó rau quả trái cây sạch có phần trăm được chọn tiêu dùng nhiều
nhất, phần trăm gạo sạch được chọn ít nhất. Nhưng tỷ lệ % gạo sạch được mua nhiều nhất khi mua gạo, tỷ lệ % rau quả sạch được mua thấp nhất khi mua rau quả trái cây trong 4 loại TPS chủ yếu trên. Điều này cho thấy là các loại rau quả trái cây sạch còn hạn chế về độ tươi, ngon, chất lượng và mức độ sẵn có. Chính vì thế người dân rất hạn chế việc mua rau quả trái cây sạch. Về gạo sạch thì được chọn tiêu dùng nhiều nhất là vì đã được bao bì đóng gói sẵn sàng cùng với thông tin và tính bắt mắt của bao bì kích thích người tiêu dùng lựa chọn.
- Nơi mua: chủ yếu là siêu thị (phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh, 2011). Ngoài các siêu thị thì không có nhiều địa điểm bán TPS khác trên địa bàn quận Ninh kiều. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân coi thực phẩm ở chợ hay các thương buôn là thực phẩm sạch.
- Kênh thông tin: Kiến thức có được về TPS thường có qua Internet, TV, báo, tạp chí chiếm đa số. Nhưng những thông tin này thường thiếu tính chính xác vì người quảng cáo luôn muốn làm tăng lợi nhuận cho mình. Bên cạnh đó, mức độ tiếp nhận thông tin của người dân về TPS còn kém, còn lệch lạc..
- Nhận thức về thực phẩm: Người tiêu dùng đều mong muốn sử dụng các loại thực phẩm sạch, thế nhưng để thực sự nhận biết được TPS cũng như sẵn sàng trả giá cao để sử dụng các sản phẩm này thìdường như không nhiều người tiêu dùng làm được. Tâm lý của người tiêu dùng nhìn chung còn thờ ơ với những ảnh hưởng từ thực phẩm không an toàn vì thông thường ảnh hưởng của các loại thực phẩm không an toàn đến sức khỏe thường không biểu hiện ngay trực tiếp khi sử dụng sản phẩm.
5.1.2 Từ phân tích hồi quy tuyến tính
* Chất lƣợng và lòng tin: chất lượng TPS còn bị nhiều người nghi ngờ, hơn nữa một số người dân còn bị mất lòng tin vào TPS. Lý do là hiện nay có một số thực phẩm gọi là sạch, dán nhãn mác thực phẩm sạch, nhưng chỉ là hình thức, thực sự thì vẫn còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà mắt thường không nhìn thấy được. Chúng được bán khắp nơi trên thị trường thậm chí còn có ở siêu thị và một số nơi bán thực phẩm sạch khác. Vấn đề đặt ra là người tiêu dùng dựa vào đâu để nhận biết được nguồn gốc xuất xứ an toàn và chưa an toàn.
* Chủng loại và thái độ: Chủng loại TPS còn hạn chế. Một số loại thực phẩm khác được coi là thực phẩm sạch như: Sữa, thực phẩm chế biến, cà phê, trà sạch vẫn còn hạn chế trên thị trường.
* Ảnh hƣởng bởi ngƣời thân bạn bè: cần chú ý đến thông tin về thực phẩm bị lệch lạc qua yếu tố này. Tuy nhiên đây là nhân tố ảnh hưởng đến XHTDTPS cần được quan tâm nhiều hơn.
* Thông tin, kiến thức thực phẩm sạch: thông tin về thực phẩm sạch chưa nhiều, chưa đủ và thiếu sự kích thích tiêu dùng. Kiến thức về TPS còn hạn chế và thiếu nguồn tin chính xác. Thực tế còn ít người tiêu dùng có đầy đủ kiến thức để phân biệt TPS với thực phẩm thông thường. Người dân thường chú trọng hơn vào hình thức và giá của thực phẩm hơn là thực phẩm đó được sản xuất theo quy trình nào và vẫn chưa có thói quen mua TPS vì giá cả cao hơn và chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và chưa thấy hết những lợi ích khi dùng TPS so với thực phẩm thông thường.
5.2. GIẢI PHÁP
* Nâng cao nhận thức ngƣời tiêu dùng về thực phẩm sạch
- Cần tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm sâu rộng hơn, cùng với việc cung cấp kiến thức về TPS cho người dân dùng như: cách nhận biết, lợi ích của việc sử dụng TPS đối với sức khỏe thông qua cơ quan truyền thông, tờ rơi.
- Thông tin, kiến thức về thực phẩm sạch: Tăng cường đầu tư, phát triển hệ thống bao bì sản phẩm – nâng cao chất lượng công tác phân loại cũng như bảo quản trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào khâu sau thu hoạch cần phải đặc biệt được quan tâm nhằm giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là đối với rau quả trái cây sạch, đây là loại rau quả không tồn trữ lâu và dễ hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, khâu bảo quản cần được chú trọng để đảm bảo đưa đến tay người tiêu dùng những rau quả tươi mới nhất, hương vị và đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện được việc này cần thực hiện song song hai hướng là đổi mới công nghệ chế biến hiện có và xây dựng cơ sở chế biến ở trình độ công nghệ hiện đại hơn.
Mặt khác, công nghệ bao bì cũng cần được quan tâm và đầu tư phát triển. Bản thân bao bì sẽ là bằng chứng chứng minh chất lượng, đồng thời cung cấp thông tin về thực phẩm sạch cho khách hàng. Do đó, phát triển công nghệ bao bì là việc làm cần thiết hiện nay.
Cuối cùng, tăng cường quảng bá sản phẩm thực phẩm sạch, thường xuyên mở các hội nghị về tư vấn sức khỏe và thực phẩm. Tăng cường thêm các kênh thông tin trao đổi ý kiến cùng người dân.
* Cải thiện hành vi tiêu dùng thực phẩm sạch
- Đa dạng chủng loại và cải thiện kênh phân phối cho thực phẩm sạch
Để TPS xuất hiện trong các bếp của gia đình, cần xây dựng được thị trường cho TPS với sự ủng hộ của người tiêu dùng. Có được thị trường, cùng với mạng lưới các cửa hàng, siêu thị phân phối rộng lớn sẽ có động lực thúc đẩy và gia tăng diện tích trồng gạo, rau quả trái cây sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm…Bên cạnh đó, đa dạng chủng loại là điều rất cần để kích thích tiêu dùng TPS. Muốn vậy, việc gắn kết giữa nhà nông và nhà phân phối là hết sức cần thiết để đảm bảo được sự xuyên suốt trong quá trình trồng và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các nhà nông cần phối hợp với nhau để đảm bảo được sự đồng nhất về mẫu mã của sản phẩm và lượng cung đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Có vậy thì cung và cầu đều có đủ thì các nông hộ sẽ yên tâm sản xuất và người tiêu dùng cũng không sợ thiếu và có nhiều sự lựa chọn TPS để tiêu dùng hơn.
- Chất lƣợng và lòng tin thực phẩm sạch
Sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng. Việc thiết kế cấp giấy chứng nhận dán nhãn TPS, cải thiện sức khỏe cộng đồng và nâng cao lợi nhuận của ngành công nghiệp thực phẩm là rất cần thiết. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần tin tưởng và sẵn sàng trả giá đúng với giá trị của mặt hàng TPS thường đắt hơn các loại thực phẩm thông thường bán ngoài chợ.
Ngoài ra, nâng cao chất lượng TPS làm tăng khả năng cạnh tranh so với các thực phẩm thông thường bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì việc sản xuất thực phẩm phải dựa vào nhu cầu cụ thể của thị trường từ chất lượng, số lượng, thời gian, chi phí để nâng cao chất lượng TPS thì bắt buộc phải áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học. Việc ứng dụng công nghệ sinh học là việc tìm hiểu và áp dụng những giống mới có những đặc tính cơ bản của giống cũ nhưng lại cho năng suất cũng như khả năng kháng sâu bệnh cao hơn, đồng thời có thể phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm bên cạnh áp dụng các mô hình sản xuất an toàn như VietGAP, GlobalGAP. Trong đó cần tập trung vào các công nghệ như:
Công nghệ sơ chế: đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại vào khâu sơ chế, phân loại và làm sạch rau quả trái cây, gạo, thịt. Sau khi thu hoạch với những bao bì thích hợp, màng thông mình nhằm tạo ra sản phẩm đạt