Nhìn chung người dân có kiến thức khá vững về thực phẩm sạch và đa số đã tiêu dùng TPS. Nhưng vẫn còn một vài hạn chế:
- Hiểu biết về TPS: Người dân chưa hiểu biết một cách thực sự rõ về TPS, chỉ hiểu một cách chung chung như: không có thuốc trừ sâu, không gây hại cho sức khỏe và môi trường. Nhưng thực tế thì rất khó nhìn ra thực phẩm nào có hay không có thuốc trừ sâu, gây hại hay không gây hại cho sức khỏe. Họ chỉ nhận xét một cách chủ quan theo cảm giác của mình.
- Dấu hiệu nhận biết: một bộ phận khá lớn người dân còn nhận biết TPS thông qua quan sát bên ngoài và nghe người khác nói. Điều này rất dễ bị sai lệch về thông tin và chất lượng thực phẩm, dẫn đến hậu quả không lường cho mình và người thân.
- Lựa chọn tiêu dùng TPS: khoảng 24% đáp viên chưa tiêu dùng TPS. Chủ yếu là do yếu tố thuận tiện và mức độ sẵn có của TPS. Thực tế cũng cho thấy rằng TPS chỉ được bán chủ yếu ở siêu thị và chưa có bán nhiều ở các cửa hàng TPS ở các phường thuộc quận Ninh Kiều. Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng không có nhiều thời gian đi xa để mua thực phẩm sạch vì phải đi làm hay trông con nhỏ,… Bên cạnh đó thì mức độ sẵn có của thực phẩm sạch cũng còn hạn chế, nhiều người khi đi mua TPS vẫn còn phàn nàn về yếu tố sẵn có, đặc biệt là các loại rau quả trái cây và thịt sạch.
- Chủng loại TPS: chủ yếu có 4 loại chính mà người tiêu dùng thực phẩm thường dùng hằng ngày: Thịt các loại, rau quả trái cây, gạo, trứng gia cầm. Trong đó rau quả trái cây sạch có phần trăm được chọn tiêu dùng nhiều
nhất, phần trăm gạo sạch được chọn ít nhất. Nhưng tỷ lệ % gạo sạch được mua nhiều nhất khi mua gạo, tỷ lệ % rau quả sạch được mua thấp nhất khi mua rau quả trái cây trong 4 loại TPS chủ yếu trên. Điều này cho thấy là các loại rau quả trái cây sạch còn hạn chế về độ tươi, ngon, chất lượng và mức độ sẵn có. Chính vì thế người dân rất hạn chế việc mua rau quả trái cây sạch. Về gạo sạch thì được chọn tiêu dùng nhiều nhất là vì đã được bao bì đóng gói sẵn sàng cùng với thông tin và tính bắt mắt của bao bì kích thích người tiêu dùng lựa chọn.
- Nơi mua: chủ yếu là siêu thị (phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh, 2011). Ngoài các siêu thị thì không có nhiều địa điểm bán TPS khác trên địa bàn quận Ninh kiều. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân coi thực phẩm ở chợ hay các thương buôn là thực phẩm sạch.
- Kênh thông tin: Kiến thức có được về TPS thường có qua Internet, TV, báo, tạp chí chiếm đa số. Nhưng những thông tin này thường thiếu tính chính xác vì người quảng cáo luôn muốn làm tăng lợi nhuận cho mình. Bên cạnh đó, mức độ tiếp nhận thông tin của người dân về TPS còn kém, còn lệch lạc..
- Nhận thức về thực phẩm: Người tiêu dùng đều mong muốn sử dụng các loại thực phẩm sạch, thế nhưng để thực sự nhận biết được TPS cũng như sẵn sàng trả giá cao để sử dụng các sản phẩm này thìdường như không nhiều người tiêu dùng làm được. Tâm lý của người tiêu dùng nhìn chung còn thờ ơ với những ảnh hưởng từ thực phẩm không an toàn vì thông thường ảnh hưởng của các loại thực phẩm không an toàn đến sức khỏe thường không biểu hiện ngay trực tiếp khi sử dụng sản phẩm.