Cơ chế, phương pháp, quy trình và mô hình quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH NAM lào (Trang 50)

- kiểm soát chi ngân sách nhà nước

1.6.Cơ chế, phương pháp, quy trình và mô hình quản lý chi NSNN

1.6.1.Cơ chế quản lý chi NSNN

Chi của đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD-ĐT bao gồm những nội dung sau:

* Chi thường xuyên gồm:

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao - Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí

- Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, lãi tiền vay theo quy định của pháp luật)

* Chi không thường xuyên gồm:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng theo giá khung do nhà nước quy định

- Chi vốn đối ứng hực hiện các dụ án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy định.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cáp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài - Chi cho hoạt động liên doanh liên kết

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

* Đơn vị được tự chủ trong việc sử dụng nguồn tài chính như sau:

- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo toàn bộ chi phí và đảm bảo một phần chi phí được quyết định một số mức chi quản

lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng tối đa không quá mức chi do cơ qụan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Căn cứ vào tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật

* Đối với khoản tiền lương, tiền công đơn vị sự nghiệp được chi theo quy định như sau:

- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước quy định, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ viên chức và người lao động đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định

- Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

- Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp không hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc chức vụ do nhà nước quy định.

- Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với ngân sách nhà nước, tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập cho người lao động trong năm. Cụ thể quy định cho từng loại đơn vị như sau:

+ Đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập tăng trong năm cho người lao động theo quy ché chi tiuêu nội bộ của đơn vị sau khi đã trích nộp quỹ hoạt động sự nghiệp theo quy định.

+ Đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động nhưng tối đa không quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã trích nộp quỹ hoạt động sự nghiệp theo quy định.

+ Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, căn cứ vào kết quả tài chính và số kinh phí tiết kiệm được, đơn vị được xác định mức chi trả thu nhập tăng thêm trong năm của đơn vị tối đa không quá một lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nước quy định.

Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho tăng thu, tiết kiệm chi được chi trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Khi nhà nước có điều chỉnh những quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu, khoản tiền lương cấp bậc chức vụ tăng thêm theo nhà nước quy định thì:

+ Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động phải tự đảm bảo các khoản chi trả cho các khoản đó từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn khác theo quy định của chính phủ.

+ Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thì nguồn chi trả đó được đảm bảo từ các nguồn do chính phủ quy định để đảm bảo mức tiền lương tối thiểu chung do nhà nước quy định.

1.6.2 .Quy trình quản quản chi ngân sách nhà nước

Quy trình NSNN được hiểu là một vòng tròn khép kín lặp đi lặp lại (Lập dự toán - chấp hành - quyết toán), liên quan đến nhiều chủ thể và khách thể quản lý từ khi lập dự toán, chấp hành NSNN cho đến khi quyết toán NSNN.

Bước 1: Lập dự toán chi NSNN, phân bổ dự toán và thông báo dự toán chi NSNN cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Lập dự toán chi NSNN là một công việc rất phức tạp và có tính khởi đầu của một năm ngân sách. Yêu cầu của lập dự toán chi ngân sách là phải dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn, biết phân tích số liệu lịch sử và dự đoán tương lai. Một dự toán chi NSNN có chất lượng cao sẽ có tác dụng quan trọng đối với quá trỡnh điều hành ngân sách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xó hội, tạo tiền đề cho việc quản lý chặt chẽ và cú hiệu qủa cỏc khoản chi của NSNN.

Bước 2: Là quỏ trỡnh chấp hành ngõn sỏch, bao gồm một số cụng việc sau đây: Bố trí kinh phí và cấp phát, thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; thực hiện việc kiểm soát mọi khoản chi của NSNN, bảo đảm phải có trong dự toán ngân sách được duyệt và phải đúng đối tượng quy định. Việc chấp hành chi NSNN là trách nhiệm của tất cả các pháp nhân và thể nhân sử dụng kinh phí của NSNN dưới sự quản lý và điều hành cuả Chính phủ trung ương và UBND các cấp chính quyền địa phương. Trong đó Bộ Tài Chính, các Sở Tài chính và Kho

bạc Nhà nước đóng vai trũ đặc biệt quan trọng.

Bước 3:Là quỏ trỡnh kế toỏn và quyết toỏn chi ngõn sỏch, bao gồm một số công việc: Tổng hợp, phân tích và đánh giá việc sử dụng các khoản chi của ngân sách, giúp chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh vềcác hoạt động kinh tế - xó hội của Nhà nước trong năm ngân sách. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH NAM lào (Trang 50)