Giải pháp hoàn thiện mục tiêu, nguyên tắc, chức năng Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước của Trường Cao Đẳng Tài Chính

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH NAM lào (Trang 85)

- Chi sửa chữa, mua sắm tài sản thường xuyên

3.2.Giải pháp hoàn thiện mục tiêu, nguyên tắc, chức năng Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước của Trường Cao Đẳng Tài Chính

TÀI CHÍNH NAM

3.2.Giải pháp hoàn thiện mục tiêu, nguyên tắc, chức năng Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước của Trường Cao Đẳng Tài Chính

quản lý chi ngân sách nhà nước của Trường Cao Đẳng Tài Chính

Nam Lào

Nguồn thu hàng năm của trường chủ yếu là Ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp. Trong những năm tới trường cần thực hiện các giải pháp tăng nguồn thu sự nghiệp tiến tới đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên của nhà trường, giảm bớt các khoản chi NSNN cấp. Nừu c hỉ trông chờ vào vôn ngân sách cấp thì nó cũng có hạn chế nhất định vì nguồn thu NSNN hàng năm cũng hạn hẹp. Mặt khác, thực tế cho thấy nguồn vốn từ nhân dân là rất phong phú chỉ vì chúng ta chưa có cơ chế khai thác, chưa đẩy mạnh được công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục dạy nghề để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

Nguồn thu chủ yếu của nhà trường hiện nay là thu từ học phí. Trong những năm tới nguồn thu này hứa hẹn sẽ tăng lên nếu nhà nước cho phép các trường tự quy định mức học phí và tự tổ chức tuyển sinh theo nhu cầu của sinh viên, nhu cầu

của xã hội và khả năng đáp ứng của nhà trường. Trước khi có những sửa đổi này, với mức thu học phí và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho phép như hiện nay cùng với thương hiệu của nhà trường ngày càng lớn mạnh Nhà trường cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng về tài chính kế toán, tin học, thực hiện liên kết với các trung tâm, các tỉnh, các trường đại học trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh xúc tiến quan hệ hợp tác liên kết đào tạo với một số cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài. Việc mở rộng hợp tác liên kết đào tạo không chỉ tăng cường nguồn thu cho nhà trường, tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên mà còn tạo môi trường tốt cho cán bộ giảng viên học tập phương pháp giảng dạy quản lý các trường đại học lớn đồng thời tăng cường được vị thế thương hiệu của nhà trường. Bên cạnh việc mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo như hiện nay trường nên thành lập các trung tâm tư vấn về tài chính, kế toán thuế; trung tâm giới thiệu nguồn nhân lực cho khối doanh nghiệp, trung tâm bồi dưỡng thẩm định giá. Việc cung ứng các dịch vụ này Trường có quyền đặt ra các mức phí phù hợp theo nguyên tắc bù đắp được chi phí và có tích luỹ. Hơn thế nữa còn góp phần thông qua việc “thu hút đầu vào, thúc đẩy đầu ra” trong tuyển sinh.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước

của Trường Cao Đẳng Tài Chính Nam Lào

Tài sản trong đơn vị được hình thành từ nguồn vốn NSNN cấp và được đầu tư từ nguồn thu sự nghiệp của trường. Trong đó phần lớn tài sản được đầu tư từ nguồn vốn NSNN cấp. Dù được đầu tư bằng nguồn vốn nào đi chăng nữa đơn vị vẫn phảithực hiện quản lý tài sản theo đúng chế độ nhà nước quy định.

Việc mua sắm và sửa chữa TSCĐ là hết sức cần thiết, đảm bảo cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được giao.

Để thực hiện công tác quản lý tài sản, nhà trường cần thực hiện tốt quy chế quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường đề ra. Thực hiện quản lý chặt chẽ từ khâu lập dự toán về mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ, sử dụng tài sản đến khâu quyết toán, thanh lý tài sản như sau:

- Khâu lập dự toán: Lập dự toán về mua sắm và sửa chữa lớn tài sản phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị. Hiện nay lập dự toán cho khoản mục chi này, kế toán phần lớn căn cứ vào tình hình thực hiện năm báo cáo và ước sẽ chi trong năm kế hoạch. Chưa có sự phối hợp giữa các phòng, các khoa trong việc lập dự toán cho khoản mục chi này. Trong năm thực hiện các phòng ban chỉ khi nào thấy thiếu tài sản, cần sử dụng đến mới yêu cầu mua sắm. Điều này làm cho công tác lập dự toán mua sắm , sửa chữa tài sản không sát với thực tế nhu cầu của đơn vị và việc bố trí mua sắm tài sản sẽ bị động. Vì vậy trước khi lập dự toán, yêu cầu phòng tổ chức quản lý hành chính và phòng Kế toán phối hợp với các phòng thực hiện đầy đủ việc kiểm kê và đánh giá tài sản trong đơn vị; yêu cầu các phòng, các bộ phận thông báo nhu cầu về sử dụng tài sản trong năm kế hoạch. Dựa vào các căn cứ đó kế toán tiến hành lập dự toán chi khoản mục này năm kế hoạch sẽ sát với nhu cầu thực tế của đơn vị.

Đối với các khoản đầu tư mua sắm tài sản với giá trị lớn, đơn vị thực hiện theo Thông tưcủa Thủ tướng Chính phủ Lào số 03 ngày 09/01/2004 quy định về việc đấu thầu mua hàng hoá, xây dựng, sửa chữa và dịch vụ bằng nguồn vốn NSNN, Thì đơn vị cần phải thông báo mời dự thầu. Đảm bảo các yếu tó khách quan trong quá trình đấu thầu. Đối với các khoản mua sắm giá trị nhỏ, đơn vị có thể lựa chọn nhà cung cấp có uy tín trong việc cung cấp và lắp đặt máy móc thiết bị và phải qua việc lực chọn so sánh giá.

- Tài sản mua sắm đưa vào sử dụng phải có biên bản bàn giao cho các bộ phận sử dụng tài sản. Bộ phận nào trực tiếp sử dụng tài sản phải có trách nhiệm quản lý tài sản đó. Định kỳ, Phòng Tổ chức quản lý hành chính thực hiện việc bảo dưỡng tài sản máy móc thiết bị để nâng cao năng lực của tài sản. Các bộ phận khi có tài sản bị hư hỏng cần báo cáo ngay với phòng Quản trị thiết bị để kịp thời sửa chữa. Không được để tài sản hư hỏng trong thời gian dài mà không được sửa chữa, khắc phục gây lãng phí ách tắc công việc. Đảm bảo nguyên tắc giờkiệm cho đơn vị đối với các tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tốt thì đơn vị để lại để sử dụng, thay vì phần kinh phí để đầu tư đổi mới tài sản

đó thì để đầu tư vào các tài sản khác phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được tốt hơn.

Việc sửa chữa lớn TSCĐ căn cứ nhu cầu trong năm và bố trí kinh phí thực hiện theo kế hoạch đã định.

Do đặc thù của đơn vị là đào tạo, nên số lượng máy móc thiết bị phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy rất lớn. Hiện trường có 1 phòng máy với 23 máy tính. Số tài sản ở các phòng học cần phải quản lý chặt chẽ bởi đây là tài sản dùng chung nhiều người có thể sử dụng. Phải phân định rõ trách nhiệm về quản lý và sử dụng tài sản. Cụ thể: Trong giờ học trách nhiệm quản lý tài sản thuộc giáo viên và học sinh; hết giờ học phải có người quản lý trực tiếp kiểm tra và khoá, mở các phòng học. Khi phát hiện mất mát, hư hỏng tài sản cần kịp thời thông báo với phòng Tổ chức hành chính để tiến hành lập biên bản quy trách nhiệm bồi thường vật chất (nếu có) và kịp thời sửa chữa để đảm bảo cho việc giảng dạy và học tập.

Nhà trường cần đưa ra cách xác định mức độ bồi thường tài sản, quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan trực tiếp tới quản lý tài sản chung, đặc biệt là trong việc quản lý tài sản phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dậy và học tập.

Tài sản bị hư hỏng, không còn nhu cầu sử dụng, Phòng Tổ chức quản lý hành chính tiến hành lập biên bản thu hồi nhập kho quản lý chờ thanh lý.

Tài sản của các bộ phận khi không còn nhu cầu sử dụng; sử dụng vượt quá tiêu chuẩn định mức, hoặc có sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ, nhà trường thực hiện thu hồi và điều chuyển cho bộ phận khác phù hợp với tiêu chuẩn và chức năng nhiệm vụ được giao.

Cuối năm Phòng Tổ chức quản lý hành chính kết hợp với Phòng Tài chính kế toán và các bộ phận khác liên quan tới việc quản lý và sử dụng tài sản phải tiến hành kiểm kê và đánh giá lại tài sản, báo cáo tình hình sử dụng tài sản trong năm. Đối với tài sản mà không sử dụng đến, tài sản đã khấu hao hết thực việc thanh lý phải thông báo đấu thầu.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế , phương pháp, quy trình xây dựng quản lý chi ngân sách nhà nước của Trường Cao Đẳng Tài Chính Nam Lào

Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ pháp lý để thực hiện chi các khoản chi trong đơn vị. Do vậy đòi hỏi việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải trên tinh thần công khai dân chủ và có tính tập thể. Để quy chế chi tiêu nội bộ thực sự là công cụ pháp lý trong việc kiểm soát chi tiêu đòi hỏi nhà trường cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và có chiến lược dài hạn theo hướng tăng cường chi cho con người đặc biệt là đội ngũ giảng viên- những người trực tiếp tạo thu nhập của nhà trường và tăng cường đối với các khoản chi hỗ trợ đào tạo theo hướng sau:

- Tăng số cộng thêm đối với các giáo viên có trình độ và kinh nghiệm khác nhau nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên nhiệt tình trong công việc, khuyến khích các giáo viên luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của mình và nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng cao.

Mức chi trả tiền công lên lớp cho các giáo viên trong trường từ trước đến nay đã được ban giám hiệu nhà trường quy định nâng lên theo thời gian và dựa trên giá cả thị trường có sự tăng lên. Mức chi trả tiền công giảng dạy là 8.000 kíp/giờ trước năm 2005, đến năm 2005 là 10.000 kíp/giờ và 12.000 kíp/giờ từ năm 2008 đến nay. Thể hiện sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhà trường đến các giảng viên trong trường. Nhưng mức đơn giá giờ giảng này còn tinh bình quân, chưa phân biệt trình độ nghiệp vụ chuyên môn, chưa phân biệt được kinh nghiệm giảng dạy của từng giảng viên, dẫn đến chưa thực sự khuyến khích và chưa có tính công bằng trong phân phối thu nhập trong xã hội của Đảng và NN đã đề ra.

- Tăng các khoản chi trực tiếp hỗ trợ đào tạo: như coi thi, chấm thi, ra đề ở mức phù hợp để nâng cao được tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện công tác này.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ thêm cho phòng Quản lý đào tạo để đẩy nhanh tốc độ công tác gày càng nhiều. Giải quyết tốt vấn đề này, không chỉ tạo động

lực cho giảng viên hoàn thành tốt công việc mà còn tránh được ùn tắc quá nhiều công việc dễ dẫn đến sai sót ở bộ phận phòng Quản lý đào tạo.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện các mô hình định tính và định lượng về xây

dựng quản lý chi ngân sách nhà nước của Trường Cao Đẳng Tài Chính Nam Lào

Để đảm bảo công tác quản lý tài chính được tốt thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.

Trước hết việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong đơn vị. Biện pháp tốt nhất để kiểm soát các khoản chi tiêu trong đơn vị đó là kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ là khung pháp lý cho công tác chi tiêu trong đơn vị và là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu chi tài chính trong đơn vị. Mọi khoản chi tiêu thường xuyên trong đơn vị đều được chi giờ cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ. Việc chi sai quy chế chi tiêu nội bộ sẽ được cán bộ, giảng viên trong trường phản hồi. Có thể nói việc kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ là kiểm soát mang tính dân chủ nhất. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai, dân chủ, và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các cán bộ giảng viên trong đơn vị.

Bên cạnh việc kiểm soát chi tiêu qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, yêu cầu các bộ phận kế toán thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ kế toán đảm bảo khớp về số liệu và nội dung chi.

Thực hiện việc công khai tài chính trong đơn vị cũng là một trong những giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát tài chính của nhà trường. Hiện nay ở đơn vị chưa thực hiện tốt vấn đề công khai tài chính. Việc thực hiện công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên trong đơn vị, trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản của nhà nước một cách khách quan, kịp thời phát hiện và

ngăn chặn những hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí có hiệu quả, thực hành giờkiệm chống lãng phí.

Đơn vị thực hiện công khai quy chế chi tiêu nội bộ để làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính trong đơn vị và thực hiện công khai về tình hình thực hiện tài chính trong các phiên họp thường niên của nhà trường.

Việc công khai tài chính là một vấn đề quan trọng trong việc thực hiện quản lý chi NSNN của nhà trường. Vì vậy, việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tài chính của đơn vị cũng là việc đảm bảo quyền lợi cho chính người lao động cho đơn vị. Công tác quản lý tài chính trong đơn vị được thực hiện tốt, quyền lợi người lao động được đảm bảo sẽ là động lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của nhà trường.

Không chỉ thực hiện việc kiểm tra kiểm soát từ nội bộ đơn vị mà việc kiểm tra, kiểm soát về công tác tài chính và công tác khác của đơn vị còn được thực hiện bởi các cơ quan chức năng. Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào là đơn vị dự toán cấp II, trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện việc mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh Champasack nơi đơn vị đóng trụ sở. Các khoản chi của đơn vị đều thực hiện qua Kho bạc nhà nước.

Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra kiểm soát trong quá trình tập trung và sử dụng đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN theo luật NSNN (bao gồm kinh phí NSNBN cấp, các khoản thu chi theo quy định đối với nguồn thu từ phí, lệ phí thuộc NSNN và các khoản khác thuộc NSNN nếu có). Kho bạc chỉ cấp phát kinh phí khi các khoản chi có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi NSNN do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, khoản chi đó phải được hiệu trưởng quyết định chi. Kho bạc nhà nước tỉnh Champasack có trách nhiệm tham gia với Bộ tài chính và các cơ quan thanh tra kiểm táon khác trong việc kiểm tra tình

hình sử dụng NSNN và xác nhận số chi của đơn vị qua Kho bạc nhà nước tỉnh Champasack.

Định kỳ hàng quý và hết năm tài chính đơn vị phải lập báo cáo quyết toán thu chi gửi Bộ tài chính xem xét và phê duyệt. Bộ tài chính là cơ quan chủ quản của trường hàng năm cần tổ chức tốt việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán toàn diện đối các hoạt động của trường trong đó có công tác quản lý tài chính. Qua thanh

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH NAM lào (Trang 85)