Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Nhà nước muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tài chính
Nguồn tài chính Nhà nước có được đại bộ phận là do áp dụng hệ thống thu ngân sách mang lại
Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài chính của Nhà nước đều thoả mãn bằng các nguồn thu ngân sách mang lại. Cho nên thu ngân sách có thể có thể coi là khâu rất quan trọng. Nếu không có nguồn thu thì kinh phí chi cho các bộ máy chính
quyền các cấp bị ngưng lại, mà không có nguồn chi thì mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều bị trì trệ và ngừng hoạt động.
Vì vậy nếu coi cơ thể sống là bộ máy hoạt động của chính quyền các cấp thì thu chi ngân sách Nhà nước được ví như những mạch máu nuôi sống trong cơ thể sống đó. Nguồn thu ngày càng nhiều thì càng có điều kiện nuôi dưỡng, đầu tư, khai thác nguồn thu, càng tăng cường cơ sở vật phục vụ cho bộ máy Nhà nước hoạt động khoa học hơn, hiệu quả cao, tinh nhuệ hơn. Ngược lại thu ngân sách ít chứng tỏ trình độ trình độ năng lực của bộ máy chính quyền các cấp chưa đủ mạnh, hiệu quả hoạt động không cao và càng không có điều kiện để đầu tư, nuôi dưỡng khai thác nguồn thu mọi hoạt động của bộ máy chính quyền, các cấp đều không có nguồn vật chất để đảm bảo chắc chắn, từ đó có thể bị suy kiệt.
Nội dung ngân sách Nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành quỹ ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế với một bên là Nhà nước và một bên là các thành phần kinh tế còn lại trong nền kinh tế cụ thể hơn phản ánh quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các thành phần dân cư và giữa Nhà nước với các Nhà nước khác.