- kiểm soát chi ngân sách nhà nước
1.2.5.3. Kế toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước
Kế toán chi ngân sách NN là công việc ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các khoản chi của NSNN (chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, các khoản chi khác ) theo chế độ quy định [1].
Để thực hiện kế toán chi ngân sách NN, NN ban hành chế độ kế toán chi ngân sách nhà nước bao gồm: Chứng từ kế toán, mục lục ngân sách NN, hệ thống tài khoản, nội dung và phương pháp hạch toán, hệ thống sổ sách, mẫu biểu báo cáo và mã số đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Việc kế toán các khoản
chi ngân sách NN được thực hiện theo từng niên độ, từng cấp ngân sách và theo mục lục ngân sách NN.
Quyết toán chi ngân sách là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước, từ việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi ngân sách nhà nước. Nội dung công tác quyết toán chi ngân sách bao gồm:
- Lập quyết toán:
Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm, các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ tài chính quy định. Các số liệu trên sổ sách kế toán của mỗi đơn vị phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước cả về tổng số và chi tiết.
- Phê chuẩn quyết toán:
Việc xét duyệt và phê chuẩn quyết toán chi ngân sách được thực hiện từ dưới lên. Trình tự như sau:
Thứ nhất, đối với chi ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán: Đơn vị cấp trên xét duyệt báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới. Cơ quan tài chính các cấp tham gia xét duyệt, phê chuẩn quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán đồng cấp.
Thứ hai, đối với chi ngân sách nhà nước của các cấp:
Phòng tài chính huyện lập quyết toán trình cơ quan chính quyền cấp huyện phê chuẩn.
Phòng tài chính huyện thẩm định quyết toán ngân sách huyện, lập quyết toán NSNN cấp huyện, tổng hợp lập báo cáo quyết toán trênđịa bàn huyện, trình cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn, quyết toán gửi sở tài chính.
Bộ Tài chính thẩm định quyết toán ngân sách tỉnh, lập quyết toán ngân sách nhà nước Trung ương, tổng hợp lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn, đồng thời gửi cơ quan kiểm toán Nhà nước.
1.2.6. Hình thức quản lý chi ngân sách NN
Xét về hình thức, quản lý chi ngân sách nhà nước được chia thành 2 loại là quản lý tập trung và quản lý phân tán.
Đối với hình thức quản lý tập trung, NN Trung ương thâu tóm toàn bộ quyền lực trong việc quản lý và điều hành chi ngân sách NN. Chính quyền địa phương các cấp chỉ là người giúp chính quyền nhà nước Trung ương thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách được chỉ định trên địa bàn.
Theo hình thức quản lý phân tán, chính quyền các cấp có quyền rộng rãi trong việc quyết định và thực hiện các hoạt động chi ngân sách nhà nước trên địa bàn của mình, chính quyền nhà nước Trung ương chỉ hỗ trợ khi cần thiết.
Cả hai loại hình thức quản lý chi ngân sách nêu trên đều có những mặt ưu điểm và những mặt hạn chế riêng. ở Lào từ trước đến nay, việc quản lý chi ngân sách NN được xác lập dựa trên cơ sở kết hợp cả hai hình thức nói trên nhằm vừa đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của chính quyền nhà nước ở Trung ương, đồng thời vừa mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp.
Luật NSNN cũng đã khẳng định: NSNN là một thể thống nhất được tổ chức phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của NN. NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Các khoản chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc, chế độ thống nhất trong cả nước do Trung ương quy định và hướng dẫn.
Với hình thức quản lý này, cho phép NN tập trung trong tay một nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, đồng thời cũng cho phép các cấp chính quyền địa phương có quyền chủ động nhất định trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi.
1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước
Quản lý chi ngân sách nhà nước là hoạt động kinh tế liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị và cá nhân trong xã hội. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác này và sự tác động của mỗi nhân tố ở phạm vi và mức độ khác nhau, nhưng những nhân tố trực tiếp và có tác động mạnh đến việc quản lý chi ngân sách nhà nước bao gồm:
1.2.7.1. Cơ chế quản lý chi ngân sách của Nhà nước
Từ Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào toàn quốc lần thứ V đến nay kinh tế của Lào đã có sự chuyển hướng lớn và đổi mới sâu sắc: từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng của NN. Từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở với bên ngoài. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, yêu cầu quản lý chi ngân sách nhà nước đựoc đặt ra nhưng không có cơ sở để thực hiện một cách chặt chẽ, hợp lý. Chuyển sang cơ chế thị trường, điền kiện kinh tế để thực hiện chi ngân sách nhà nước một cách khoa học được đảm bảo. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đòi hỏi phải có những hình thức, biện pháp và tổ chức quá trình phân phối, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước phù hợp. Đó là cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước. Có thể xem xét sự vận hành của cơ chế này ở nước CHDCND Lào trong thời gian qua để thấy được tác động của cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.
Năm 1991, Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã thông qua Luật NSNN để thông qua nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách lạnh mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm tiền của NN, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại Chính phủ đã quy định chi tiết việc phân cấp, lập chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Đây là văn bản quan trọng nhất, vì trong văn bản quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước. Đến năm 2006, Quốc hội cũng đã thông
qua luật NSNN sửa đổi để sửa đổi một số quy định không còn phù hợp trong luật NSNN năm 1991.
Với cơ chế này đã xác định được vai trò của cơ quan tài chính trong việc lập và phân bổ kế hoạch chi ngân sách nhà nước. Vai trò của đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước với nhiệm vụ là cơ quan chuẩn chi trong phạm vi kế hoạch ngân sách nhà nước đã được phân bổ. Vai trò thanh toán, chi trả, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước của Kho bạc NN trên cơ sở kế hoạch phân phối của cơ quan tài chính và chuẩn chi của đơn vị được xác định đầy đủ.