Kinh nghiệm của Việtnam

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH NAM lào (Trang 56)

- kiểm soát chi ngân sách nhà nước

1.7.2. Kinh nghiệm của Việtnam

Ở Việt nam, trước cách mạng thánh 8/1945, NSNN là công cụ bốc lột thành quả lao động của dân chúng và phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị.

Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhà nước Viêt nam thực hiện quyền lực về NSNN và đã có những chính sách mang tính chất cách mạng triệt đề, làm nức lòng dân, như sắc lệnh về bãi bỏ thuế than, hình thành hệ thống thuế mới với quan điểm giảm bớt gánh nặng thuế khóa cho dân nghèo.

Đến năm 1967 chế độ phân cấp quản lý NS ra đời. Hệ thống NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP ( các tỉnh, thành phố phía nam). như vậy, từ cách mạng tháng 8/1945 thành công đến năm 1967 chỉ có một NSNN.

Năm 1972 nhà nước ban hành “điều lệ NS xã”, ngân sách xã được xây dựng nhưng chưa được tổng hợp vào hệ thống NSNN.

Năm 1978, chính phủ ra quyết định số 108/CP, ngân sách địa phương được phân thành 2 cấp: NS cấp tỉnh và NS cấp huyện.

Với nghị quyết 138/HĐBT ngày 19/11/1983, NS xã được tổng hợp vào hệ thống NSNN và hệ thống NSNN Việt nam bao gồm 4 cấp: NSTW, NS cấp tỉnh, NS cấp huyện và NS cấp xã.

Luật NSNN ngày 23/3/1996 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997. Theo tinh thần của luật NSNN, hệ thống NS Việt nam bao gồm 4 cấp: NSTW, NS cấp tỉnh, NS cấp huyện và NS cấp xã.

Luật NS công bố ngày 27/12/2002 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 ( luật này thay thế luật năm 1996 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật NSNN nawm1998). Theo tinh thần của luật NSNN mới này, NSNN gồm NSTW và NSĐP. NSĐP bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH NAM lào (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)