Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản phẩm dịch vụ mới dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh tỉnh khánh hòa (Trang 49)

Khánh Hòa là Tỉnh thuộc khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, diện tích đất liền là 5.205 km2, biển đảo rộng với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Là khu vực với lượng dân cư tri thức và là nơi du lịch nổi tiếng của Đất nước cùng với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, ngành đóng tàu biển, khai thác khoáng sản xuất khẩu. Vì vậy, kết hợp với các điều kiện và đặc điểm thuận lợi này đã góp phần tạo cho sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới cho Ngân Hàng Á Châu Chi Nhánh tại Khánh Hòa. Cụ thể là:

2.2.1.1. Môi trường chính trị pháp luật

Chính trị Việt Nam thuộc dạng ổn định trên thế giới. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của Ngành ngân hàng nói riêng và Kinh Tế Việt Nam nói chung. Các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoàn toàn an tâm đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và giao dịch với các Ngân hàng làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển. Các tập đoàn tài chính có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tạo động lực cạnh tranh rất lớn cho các Ngân hàng Việt Nam và thúc đẩy Ngân hàng Việt Nam phát triển. Một nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh được các rủi ro…tạo cho mối liên hệ tương tác giữa Ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.

38

2.2.1.2. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam trong các năm gần đây phải đối mặt với nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp như tốc độ lạm phát tăng cao, tỷ giá, lãi suất...thị trường tiềm ẩn nhiều bất ổn khó lường, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến ngành ngân hàng nói chung và Ngân Hàng ACB Khánh Hòa nói riêng. Tuy vậy, nền kinh tế Tỉnh Khánh hòa vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao, là một trong những Tỉnh có đóng góp rất lớn vào Ngân sách Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 11.335 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2012 và bằng 108% dự toán năm 2013, trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 4.200 tỷ đồng tăng 31% so với năm 2012 và bằng 137% dự toán năm 2013, thu nội địa 7.135 tỷ đồng tăng 8,8% so với năm 2012 và bằng 95,7% dự toán năm 2013 (nếu không kể thu tiền sử dụng đất thì thu nội địa được 6.912 tỷ đồng, bằng 99,1% dự toán năm 2013) với các khoản thu tăng khá như thu từ các doanh nghiệp trung ương tăng 13%, thu doanh nghiệp nhà nước địa phương tăng 11%, thu ngoài quốc doanh tăng 18%, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11%. Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 11.062 tỷ đồng, bằng 109% dự toán. Chi cân đối ngân sách địa phương được 7.029 tỷ đồng bằng 95,3% kế hoạch, trong đó chi thường xuyên 4.392 tỷ đồng bằng 106% kế hoạch. Về ngân hàng trong năm 2013, các Chi nhánh TCTD trên địa bàn đã chấp hành và triển khai nghiêm túc các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Từ đầu năm đến nay dư nợ cho vay đạt 23.997 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1.996 tỷ đồng với tỷ lệ 9,1% cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (cả nước tăng 6,48%).

Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 8,3% so với năm 2012 (Nghị quyết HĐND tỉnh là 9%), trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp xây dựng tăng 5,15%, dịch vụ - du lịch tăng 13,26% và nông lâm thủy sản tăng 1,34%. Cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng 41,5%, dịch vụ - du lịch 46,2% và nông lâm thủy sản 12,3%. Về sản xuất công nghiệp chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2013 tăng 4,5% so năm 2012, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 7,5%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,4%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước tăng 2,25%, công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải

39

tăng 6,75%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với năm 2012 như chế biến thủy sản tăng 7,8%, đường các loại tăng 6,1%, bia các loại tăng 9,1%, thuốc lá điếu tăng 5,7%, sợi các loại tăng 14,7%, cát sỏi tăng 19%, sản phẩm có mức sản xuất giảm như điện sản xuất giảm 13,65%, sản phẩm đóng tàu giảm 22,3% giá trị sản xuất so với năm 2012. Đối với các ngành dịch vụ - du lịch tiếp tục tăng trưởng, giá trị dịch vụ du lịch năm 2013 tăng 16,9% so với năm 2012. Ngành du lịch tiếp tục phát triển mạnh với doanh thu du lịch năm 2013 đạt 3.342 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2012 lượt khách lưu trú đạt 3,033 triệu lượt tăng 30,8%, trong đó khách quốc tế đạt 633 nghìn lượt tăng 19% ngày khách lưu trú đạt 6,72 triệu tăng 28,5%, trong đó ngày khách quốc tế đạt 1,904 triệu tăng 28,1% so với năm 2012. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển với tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tăng 13% so năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 1.044 triệu USD, tăng 30% so với kế hoạch, giảm 9,45% so với năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 425 triệu USD bằng 85% kế hoạch, giảm 32,3% so với năm 2012. Chỉ số giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường những tháng cuối năm có xu hướng tăng nhẹ, chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 so với năm 2012 tăng khoảng 5,82%. Đối với sản xuất nông lâm thủy sản giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2013 đạt 9.542 tỷ đồng tăng 1,8% so với năm 2012.

Như vậy, Khánh Hòa là địa phương có môi trường kinh tế tương đối ổn định và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ và du lịch sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Môi trường kinh tế trên sẽ kích thích tiềm năng để Ngân hàng Thương mại phát triển sản phẩm dịch vụ mới cho các doanh nghiệp.

2.2.1.3. Môi trường cơ sở hạ tầng

- Mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông trong tỉnh Khánh Hòa có 4 loại hình giao thông là đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ. Đó là lợi thế để Khánh Hòa có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện nói chung và Ngành ngân hàng nói riêng về hợp tác giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực ngân hàng, thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.

40

Khánh Hòa là vùng ven biển miền trung, nơi giao lưu văn hóa giữa miền Trung, Nam Bộ và Cao nguyên và là khu vực nằm giữa hai thành phố lớn Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, địa hình và giao thông thuận tiện cho dân cư và khách du lịch tham quan sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Là địa điểm giao thông thuận lợi, an ninh quốc phòng và có thế mạnh về khai thác kinh tế biển, cảng biển, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, du lịch dịch vụ và công nghiệp phát triển. Khánh Hòa còn là trọng tâm kinh tế lớn kết hợp giữa ba Vịnh phát triển mạnh đó là Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh và Vịnh Văn Phong.

+ Đường bộ:

Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về đường bộ tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam như Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ đèo Cả đến ghềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên, đường 723 rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa.

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 2.086 km đường giao thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km, chiếm 10,75%, đường do tỉnh quản lý dài 254,95 km, chiếm 12,21%, đường do huyện quản lý dài 327,47 km, chiếm 15,69% và đường do xã quản lý dài 1.566,97 km, chiếm 75%. Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với TP. Nha Trang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra Quốc lộ 1A, đường Khánh Bình đi Ninh Xuân nối từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh. Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã.

Hiện nay, Nha Trang đang có 6 tuyến xe buýt phục vụ công cộng đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong Tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của Tỉnh.

+ Đường sắt:

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong Tỉnh. Trên địa bàn Tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính, có quy

41

mô lớn làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

+ Đường hàng không

Khánh Hòa có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040m, có thể đón 1 triệu khách vào năm 2010 và khoảng 2 triệu khách vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt đối với phát triển du lịch.

+ Đường thủy:

Hiện tại trên địa bàn Tỉnh có 6 cảng biển là Ba Ngòi, Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói, Đá Tây, Trường Sa. Trong đó những cảng được xây dựng sớm nhất: cảng Ba Ngòi năm 1924, cảng Cam Ranh năm 1925, cảng Nha Trang năm 1927. Cảng Nha Trang hiện được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành khách và chuyển tải hàng hóa các loại. Cảng có chiều dài cầu tàu 172m, rộng 20m, độ sâu trước bến cảng là 8,5m. Công suất bình quân hàng năm là 6.000 hành khách, công suất bốc dỡ 800.000 tấn/năm. Cảng hàng hóa quốc tế Ba Ngòi ở thị xã Cam Ranh, cảng có cầu tàu dài 110m, rộng 15m, độ sâu trung bình trước bến là 8,5m, cho phép tàu có tải trọng 1 vạn tấn có thể cập bến, riêng khu vực vùng nước trước cảng có độ sâu 10,5m, tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn ra vào cảng an toàn, công suất bốc dỡ 450.000 tấn/năm. Cảng Hòn Khói nằm trên bán đảo Hòn Khói, phía Nam vịnh Vân Phong, cách Quốc lộ 1 khoảng 12m, là cảng chuyên dùng xuất muối kết hợp với cảng hàng hóa, công suất khoảng 10 vạn tấn/năm. Trong tương lai, cảng Hòn Khói sẽ được đầu tư nâng cấp thành cảng đa chức năng để tiếp nhận tàu trên 2.000 tấn là cảng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Cảng trung chuyển Container quốc tế Vân Phong tại khu vực Đầm Môn hiện đang được triển khai xây dựng với phương án công nghệ sử dụng cần cẩu container chuyên dụng và hệ thống nâng hạ trên bãi. Bến được thiết kế bảo đảm có thể tiếp nhận tàu container 4.000 đến 6.000 TEUs cập bến. Tổng diện tích cảng 118 ha được xây dựng trên mặt bằng 1.680m x 550m. Phấn đấu năng lực thông qua có thể lên tới khoảng 10 triệu tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42

2.2.1.4. Môi trường đầu tư

Tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành thành lập Ban quản lý các dự án khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và đang xúc tiến quá trình kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực cả trong và ngoài nước nhằm đẩy nhanh tiến trình đầu tư của khu du lịch. Cùng với việc quy hoạch cảng hàng không Cam Ranh đã được phê duyệt đến năm 2015 là cảng hàng không quốc tế của Khu vực Nam trung bộ sẽ là động lực để đẩy nhanh tiến trình khai thác tiềm năng thế mạnh của khu vực bán đảo Cam Ranh góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà, với việc đưa khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh vào phát triển du lịch Khánh Hòa sẽ trở thành một vùng du lịch trọng điểm của cả nước trong thời gian sắp tới. Khu du lịch Cam Ranh là khu du lịch biển, khu du lịch nghỉ mát chất lượng cao, trung tâm dịch vụ văn hóa, thương mại, hội thảo, du lịch vùng, quốc gia và quốc tế. Tổng quy mô phòng nghỉ khách sạn khoảng 5.000 đến 10.000 phòng, trong đó 80- 85% số buồng phòng khai thác trong các khu du lịch tập trung và khoảng 15-20% là các buồng phòng khai thác kết hợp trong các khu dân cư kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái.

Khu kinh tế Vân Phong Tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng Chính phủ thành lập và ban hành Quy chế hoạt động tại Quyết định 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 là Khu kinh tế tổng hợp, trong đó Cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác. Khu kinh tế Vân Phong có tổng diện tích 150.000 ha (70.000 ha mặt đất và 80.000 ha mặt nước) gồm hai khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Các dự án xây dựng như là Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, hạ tầng khu dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm (Khu hậu cần cảng, Khu trung tâm thương mại - tài chính), khudu lịch nghỉ mát Tuần Lễ - Hòn Ngang, khu công nghiệp Nam Cam Ranh, Khu công nghiệp Bắc Cam Ranh

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ đã và đang nghiên cứu, đầu tư là các lĩnh vực cảng biển, công nghiệp đóng tàu, kho xăng dầu ngoại quan, khu công nghiệp, khu đô thị…Khu kinh tế Vân Phong và các Khu công nghiệp Khánh Hòa là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây sẽ là tiềm năng rất lớn đối với hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cho Ngân Hàng TMCP Á Châu Chi Nhánh Tỉnh Khánh Hòa.

43

2.2.1.5. Môi trường công nghệ

Ngày nay, công nghệ Ngành ngân hàng ngày càng phát triển và được nâng cấp trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng. Các ngân hàng đã thay đổi hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ giao dịch với khách hàng và đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Các ngân hàng có sự quan hệ giao dịch một cách tự động hóa, liên kết chặt chẽ các hệ thống ngân hàng để bổ sung cho nhau những công nghệ hiện đại. Sự liên kết các ngân hàng giúp các thao tác giao dịch tự động hóa một cách nhanh chóng.

Chính vì vậy, sự đổi mới và phát triển đột phá về công nghệ đã tác động tích cực đến hoạt động riêng cho Ngân Hàng TMCP Á Châu Chi Nhánh Tỉnh Khánh Hòa cũng như hoạt động chung cho cả hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh và cùng nhau liên kết hoạt động một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản phẩm dịch vụ mới dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh tỉnh khánh hòa (Trang 49)