Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 90)

- Gắn trách nhiệm giám sát của Ban Quản trị và Ban điều hành cấp cao

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng: Để tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các DN áp dụng, NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế.

- Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động TD, lành mạnh hóa các CTTC, đưa hoạt động TD vào đúng quỹ đạo luật pháp.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm tạo thuận lợi cho các TCTD nói chung và các CTTC nói riêng có đầy đủ thông tin về KH vay, NHNN cũng cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các CTTC nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

- Nghiên cứu trình Quốc Hội đưa vào Luật các TCTD nội dung quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của các TCTD để thu hồi, xử lý nợ theo thỏa thuận.

- Xây dựng cơ chế sử dụng tài khoản quản lý tiền vay đối với các CTTC trong việc kiểm soát khoản vay của khách hàng. Việc có được một cơ chế rõ ràng, cụ thể như vậy sẽ hạn chế rủi ro cho các CTTC nói chung và PVFC nói riêng trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý tín dụng, giúp ngăn ngừa được các hành vi gian lận, phá vỡ cam kết, hạn chế nguy cơ phát sinh nợ xấu.

- Thành lập bộ phận cảnh báo rủi ro của NHNN. NHNN cần có một bộ phận cảnh báo rủi ro độc lập để thông báo cho các TCTD, CTTC có biện pháp ứng phó kịp thời với những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về QTRRTD, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các Nghị định, Quy định, Thông tư mới trong hoạt động cho vay của các TCTD nói chung, CTTC nói riêng, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong chính sách QTRRTD của các TCTD, CTTC.

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải định hướng và mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Một số giải pháp khác nằm ngoài tầm quyết định của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Công ty tài chính cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS.Nguyễn Văn Định, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này./.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w