- Gắn trách nhiệm giám sát của Ban Quản trị và Ban điều hành cấp cao
3.2.3.2. Giám sát rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả
Việc giám sát RRTD cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng tại PVFC.
- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu
hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Năm 2009, PVFC đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng và đánh giá chất lượng các khoản tín dụng, theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng và tình trạng của KH. Tuy nhiên, để chất
lượng tín dụng đạt hiệu quả hơn, việc giám sát từng khoản vay còn phải thực hiện thông qua:
+ Rà soát và phân tích báo cáo tài chính một cách thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của KH vay vốn.
+ Thăm thực địa KH: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động kinh doanh của KH thì việc phân tính báo cáo tài chính là chưa đủ mà CBTD cần phải thường xuyên đi thực địa KH, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, TSBĐ. Hơn nữa việc đi thăm thực địa còn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính do KH cung cấp.
- Giám sát và phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Việc phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên là cơ sở đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời, được rủi ro mang tính hệ thống gây tổn thất lớn cho PVFC.