Hoàn thiện cơ cấu tổ chức mô hình QTRRTD

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 76)

- Gắn trách nhiệm giám sát của Ban Quản trị và Ban điều hành cấp cao

3.2.1.1.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức mô hình QTRRTD

Như đã trình bày ở trên, hiện nay tại PVFC vẫn đang tồn tại tình trạng một CBTD thực hiện tất cả các khâu trong quy trình một tín dụng, phụ trách một khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, điều này dẫn đến việc duy ý chí và không đảm bảo được nguyên tắc “độc lập - khách quan” trong QTRRTD. Do vậy, để sử dụng nguồn vốn tín dụng một cách an toàn, hiệu quả, PVFC cần xây dựng một mô hình QTRRTD phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Trên cơ sở những nguyên tắc Basel về QTRRTD và đặc thù của hoạt động tín dụng tại PVFC, những định hướng có thể áp dụng trong xây dựng hệ thống QTRRTD như sau:

- Để đảm bảo tính độc lập và tránh nguy cơ về xung đột lợi ích, cần tách biệt cán bộ quản lý hoạt động bán hàng và cán bộ quản lý hoạt động đánh giá, kiểm soát hồ sơ khoản vay; các cán bộ này cũng cần báo cáo cho các cấp quản lý khác nhau.

- Nhân viên kinh doanh và nhân viên xác nhận giao dịch kinh doanh cần độc lập với nhau.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo từng chức năng đảm nhận để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel; Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng;

- Ban Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm định kỳ phát hiện nguy cơ xung đột về lợi ích và đánh giá nhu cầu cần phân tách trách nhiệm trên toàn hệ thống.

Việc có một mô hình QTRRTD phù hợp sẽ là nền tảng để thực hành và áp dụng các công cụ QTRRTD tiên tiến, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động QTRRTD.

Tại PVFC, để xây dựng một mô hình QTRRTD phù hợp, theo chuẩn quốc tế, trước tiên, cần phải xây dựng một chính sách QTRRTD nhằm xác định phạm vi QTRRTD, đưa ra các tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hoạt động QTRRTD, xây dựng các giới hạn vi phạm và mức độ chấp nhận RRTD. Trên cơ sở chính sách QTRRTD, hệ thống thông tin RRTD cần được hoàn thiện nhằm xác định các trường hợp không tuân thủ với mô hình QTRRTD, các trường hợp vượt ra ngoài quy định đã phê duyệt và không được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 76)