Nhóm Nợ có khả năng mất vốn 174 0,96% 261 0,88%

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 46)

- Kinh doanh tiền tệ: Bao gồm các hoạt động KD ngoại hối, KD vốn 2.1.3 Mô hình tổ chức tại PVFC

5Nhóm Nợ có khả năng mất vốn 174 0,96% 261 0,88%

Tổng dư nợ 18.217 100% 29.716 100%

Nợ xấu (Nhóm 3+4+5) 449 368

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của PVFC)

Năm 2009, PVFC thực hiện chủ trương cơ cấu lại một số khoản tín dụng trên cơ sở đánh giá lại khả năng trả nợ và tình hình tài chính của khách hàng, do vậy dư nợ nhóm 2 tăng cao, từ 835 tỷ đồng năm 2008 lên 1.233 tỷ đồng năm 2009. Trong khi đó, một số khoản nợ nhóm 3 tại các đơn vị chưa được thực hiện xử lý triệt để đã chuyển lên các nhóm nợ cao hơn (nhóm 4, 5) dẫn đến nợ nhóm 3 giảm, cụ thể cuối năm 2008 dư nợ nhóm 3 tại PVFC là 208 tỷ đồng và giảm xuống 17 tỷ đồng năm 2009, trong khi đó nợ nhóm 4 năm 2009 lại tăng thêm 13 tỷ đồng và nợ nhóm 5 tăng 87 tỷ đồng so với năm 2008.

Trong cơ cấu về dư nợ xấu của PVFC có thể thấy, toàn bộ các khoản nợ xấu tại PVFC đều tập trung vào các đối tượng KH ngoài ngành Dầu khí và tập trung tại các lĩnh vực chủ yếu là kinh tế biển và BĐS, văn phòng cho thuê, chung cư cao cấp (chi tiết xem tại phụ lục 07). Đây là những nhóm ngành chịu

ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, do vậy các KH trong các lĩnh vực này đều gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng trả nợ. Tuy nhiên, ngoài lý do từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong các lĩnh vực này còn do trong thời gian từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, cùng với xu hướng cấp tín dụng và đầu tư của các NHTM, PVFC cũng đẩy mạnh cho vay vào lĩnh vực BĐS và vận tải biển với tốc độ giải ngân rất nhanh. Trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng, PVFC

thực hiện cho vay ồ ạt các dự án dài hạn về BĐS và dịch vụ cao cấp mà không dự báo được về nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Cho đến giai đoạn

đứng trong tâm khủng hoảng (năm 2008), NHNN lại thực thi chính sách

tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất cơ bản, vì vậy việc tiếp cận nguồn vốn vay để tiếp tục thực hiện dự án của các KH gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn tới không có khả năng trả nợ. Điều này dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao trong các lĩnh vực này trong thời gian qua.

2.2.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC

2.2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của PVFC phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, năm 2009 PVFC đã xây dựng chính sách rủi ro tín dụng với những nội dung cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 46)