Về công tác xử lý nợ xấu: Mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 62)

- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chính sách, quy định về QTRRTD, theo dõi cơ cấu, các giới hạn, tỉ lệ, hạn mức của danh mục tín dụng

c)Về công tác xử lý nợ xấu: Mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác

xử lý nợ, song nhiều khoản nợ tại PVFC vẫn phải xử lý từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để chuyển ra theo dõi ngoại bảng chứ chưa thực sự thu hồi được nợ vay. Năm 2009, PVFC xuất ngoại bảng 14 khoản nợ với tổng số tiền là 194 tỷ đồng, điều này giúp PVFC lành mạnh hóa Báo cáo tài chính nhưng về mặt thực chất các khoản nợ này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

2.3.2.2. Tồn tại trong hệ thống tổ chức QTRR tín dụng tại PVFCa) Việc phân tách giữa giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ a) Việc phân tách giữa giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng

Việc tách bạch giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động tín dụng, đảm bảo được nguyên tắc “khách quan - độc lập” – vốn là một trong những nguyên tắc kiên quyết trong việc đảm bảo an toàn tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro.

Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu tổ chức QTRR tín dụng tại PVFC chưa thực sự rõ ràng, chưa đảm bảo tính độc lập và khách quan giữa bộ phận QTRR và bộ phận chấp nhận rủi ro. Ban Tín dụng Hội sở – đơn vị có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trên toàn hệ thống là đơn vị đầu tiên và duy nhất thực hiện việc tách bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận quản lý tín dụng. Song trên thực tế, việc tách bạch này chưa thực sự hiệu quả bởi:

- Chưa thực sự tách bạch được giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng. Phòng khách hàng (front office) và Phòng Quản lý tín dụng đều trực thuộc Ban Tín dụng, vẫn thuộc sự quản lý và điều hành của Giám đốc Ban Tín dụng do vậy có thể dẫn tới xung đột về mặt quyền lợi (Xung đột về quyền lợi xảy ra khi đưa ra quyết định với ṃc tiêu đạt chỉ

tiêu kinh doanh và mục đích QTRRTD (VD: Rủi ro pháp lý về mặt hoàn tất chứng từ trước giải ngân nhưng chưa được hoàn tất. Giám đốc Ban có thể quyết định cho phép bổ sung sau chứng từ cần thiết và giải ngân cho khách hàng trước.)

- Hiện việc tách bạch này mới chỉ được thực hiện tại Ban Tín dụng Hội sở, tại mô hình các Phòng Giao dịch và các Chi nhánh vẫn tồn tại mô hình một cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các chức năng tiếp xúc khách hàng và quản lý tín dụng. Do vậy, nguyên tắc “khách quan - độc lập” như được nói ở trên chưa thực sự được tuân thủ ở hầu hết các Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 62)