Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý bảo đảm an toàn tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 88)

- Gắn trách nhiệm giám sát của Ban Quản trị và Ban điều hành cấp cao

3.3.1.2. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý bảo đảm an toàn tín dụng

tín dụng

Để khuyến khích các DN, các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản xuất, Nhà nước cần phải tạo lập được một hệ thống cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách đồng bộ, ổn định và hợp lý. Mọi quyết định mà Chính phủ đưa ra đều phải cân nhắc kỹ càng, tránh tình trạng đưa ra một quyết định mới một cách vội vàng rồi lại điều chỉnh, sửa đổi khiến cho các DN, các nhà đầu tư hoang mang.

Đối với các CTTC, trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng đã được hoàn thiện và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, cụ thể Nhà nước đã ban hành một số văn bản như:

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. - Nghị định 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Luật các TCTD số 47/2010/QH12

- Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

Những văn bản trên về cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, bất cập hệ thống văn bản cũ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các TCTD nói chung và CTTC nói riêng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, Nhà nước cần phải sửa đổi và bổ sung một số nội dung như:

- Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về quyền sở hữu tài sản khi thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để cầm cố, thế chấp tại nhiều TCTD.

- Sửa đổi pháp lệnh thương phiếu hoặc nâng lên thành luật, đồng thời tạo môi trường để pháp lệnh đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, CTTC.

- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố tài sản, quy định cụ thể hơn những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như: quyền và nghĩa vụ của TCTD và các cơ quan, ban ngành có liên quan…Hiện nay mặc dù Luật và các văn bản liên quan có quy định các TCTD có quyền xử lý TSBĐ nợ vay khi KH không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý để TCTD thực hiện được quyền này hiện chưa đảm bảo và chưa rõ ràng, đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất. Tiến độ xử lý khi các TCTD chuyển hồ sơ sang Trung tâm bán đấu giá tài sản còn chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều trường hợp tồn đọng không xử lý được. Do vậy, để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSBĐ từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các TCTD nhanh chóng thu hồi được nợ thông qua việc xử lý các TSBĐ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w