Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 32)

- Công tác xử lý nợ xấu

b)Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ phải trả/vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các DN VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các số liệu trong sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Trong khi đó, không phải hầu hết các DN hiện nay đều có BCTC được kiểm toán, hay được kiểm toán bởi các công ty có uy tín. Do vậy, số liệu mà các DN cung cấp cho CTTC nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Việc phân tích tình hình tài chính của DN vì vậy mà thường thiếu tính thực tế và xác thực, dẫn đến những sai lầm trong việc nhận diện và phòng ngừa rủi ro nợ xấu.

1.3.2. Các yếu tố bên từ phía Công ty tài chính1.3.2.1. Công tác kiểm tra nội bộ 1.3.2.1. Công tác kiểm tra nội bộ

Kiểm tra nội bộ được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời điểm vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.

Công tác kiểm tra nội bộ của các nếu chỉ tồn tại trên hình thức sẽ dẫn đến việc CTTC không lường được hết tất cả RRTD mà mình đang gặp phải để kịp thời có những biện pháp phòng ngừa kịp thời.

1.3.2.2. Đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD

Đạo đức của CBTD là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế RRTD. CBTD thiếu đạo đức sẽ che dấu thông tin, dẫn đến

việc CTTC cho vay KH trong trạng thái “thông tin bất cân xứng” và đây là một nguy cơ có thể dễ dàng dẫn đến nợ xấu cho CTTC.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ có thể thấy, phần lớn các CBTD đều có chuyên môn về tài chính – ngân hàng, tuy nhiên, các phương án, dự án vay vốn lại thuộc các ngành kinh tế khác, thậm chí là các ngành về kỹ thuât – công nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc CTTC cho vay trên cơ sở kết quả thẩm định tín dụng còn sơ sài, chưa phản ánh được hết tình hình của khách hàng từ đó dẫn đến việc cho vay thiếu sự cẩn trọng cần thiết.

1.3.2.3. Công tác giám sát và quản lý sau khi cho vay

Việc quản lý, giám sát sau cho vay nhằm đảm bảo CTTC luôn nắm được thế chủ động trong mối quan hệ tín dụng với KH. Tuy nhiên, các CTTC thường tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát sau cho vay.

Việc theo dõi tình hình của khách hàng và tình hình triển khai phương án sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo KH vay tuân thủ các điều khoản đề ra trong HĐTD và cam kết giữa KH và CTTC, có như vậy mới đảm bảo được khả năng trả nợ của KH và kịp thời có những biện pháp xử lý kịp thời khi có phát sinh các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của CTTC.

Việc không thực hiện hoặc thực hiện sơ sài, chỉ mang tính hình thức của công tác giám sát, quản lý sau cho vay sẽ dẫn đến việc CTTC không có được thông tin đầy đủ, kịp thời về khách hàng, do đó không phát hiện được các dấu hiệu cảnh báo rủi ro sớm để kịp thời có biện pháp xử lý, phòng ngừa.

Không kể đến các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống khai – trao đổi thông tin KH thì hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu phổ biến và hiện đại nhất hiện nay là Core Banking.

Tuy nhiên hiện chỉ có một số TCTD sử dụng Core Banking, con số này đối với các CTTC càng bé nhỏ.

Điều đó cho thấy tình trạng quản lý thông tin thiếu hiệu quả hiện nay ở các TCTD nói chung và CTTC nói riêng.

Không có hệ thống Core Banking, các CTTC sẽ phải chấp nhận phân quyền quản lý nhiều hơn cho các chi nhánh, nhưng lại không đảm bảo phục vụ KH một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Thiếu một hệ thống quản lý dữ liệu ngân hàng hiện đại, các CTTC phải thực hiện báo cáo thủ công bằng cách yêu cầu các Chi nhánh, Phòng Giao dịch thực hiện gửi báo cáo bằng văn bản cho Hội sở.

Việc báo cáo theo phương thức thủ công như vậy sẽ dẫn đến tình trạng số liệu báo cáo không chính xác, từ đó các CTTC không nắm bắt được tình hình tín dụng thực tế dẫn đến không có những biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

1.3.2.5. Sự hợp tác giữa các TCTD và CTTC, vai trò của CIC

Một KH có thể có quan hệ vay vốn với nhiều TCTD khác nhau, do vậy các TCTD và CTTC cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau để có được thông tin về KH một cách đầy đủ, kịp thời nhất nhằm hạn chế RRTD.

Việc KH đến kỳ trả nợ tại một TCTD nhưng không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ của mình với TCTD này là một dấu hiệu cảnh báo sớm về RRTD đối với CTTC cùng cho vay đối với KH đó.

Đặc biệt là trước khi cấp tín dụng đối với một KH, việc KH này hiện đang có dư nợ quá hạn tại TCTD nào khác là một thông tin tối quan trọng đối với một CTTC để có thể đưa ra quyết định có hay không cấp tín dụng cho KH một cách phù hợp.

Việc không có được thông tin về tình hình quan hệ của KH với các TCTD khác sẽ đưa CTTC vào trạng thái cận kề với rủi ro cấp tín dụng đối với những KH xấu, dẫn đến nguy cơ gia tăng rủi ro.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí VN2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PVFC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PVFC

Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí VN - PVFC, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thành viên 100% vốn điều lệ của PetroVietnam. PVFC ra đời với phương châm hoạt động “vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế VN trong thế kỷ 21.

Từ khi thành lập đến nay, PVFC liên tục đạt được các thành tựu quan trọng, các chỉ tiêu tăng trưởng ổn định và vững chắc, tổ chức kinh doanh được củng cố và hoàn thiện, hệ thống quản lý được nâng cấp theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001:2000...Với tinh thần đó, đội ngũ cán bộ của PVFC cùng với hơn 30 loại hình sản phẩm dịch vụ của mình đang phát huy hoạt động ngày một hiệu quả, tiếp tục đáp ứng các nhiệm vụ do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao phó và các yêu cầu của KH khắp mọi nơi trong cả nước. Cho đến nay, PVFC đã đạt được những dấu mốc quan trọng trong hoạt động của mình như:

Dấu mốc về sự phát triển

- Ngày 3/8/2003: Phát hành thành công trái phiếu Dầu khí.

- Ngày 26/04/2006: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngày 14/2/2007: PVFC tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

- Ngày 8/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên: Công ty CP Đầu tư và Tư vấn TC Dầu khí (PVFC Invest), Công ty CP BĐS Tài chính Dầu khí (PVFC Land), Công ty Truyền thông Dầu khí (PVFC Media).

- Ngày 18/3/2008: Chính thức hoạt động theo mô hình TCT với tên gọi TCT Tài chính cổ phần Dầu khí VN, vốn điều lệ là 5.000 tỷ. Trong đó Morgan Stanley là cổ đông chiến lược nắm giữ 10% vốn điều lệ của PVFC.

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của PVFC

Với tư cách là một định chế tài chính của PetroVietnam, các hoạt động của PVFC tập trung vào các lĩnh vực tài chính, cụ thể như sau:

- Hoạt động đầu tư: gồm các hình thức đầu tư dự án, đầu tư chứng từ có giá, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, ủy thác đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 32)