- Kinh doanh tiền tệ: Bao gồm các hoạt động KD ngoại hối, KD vốn 2.1.3 Mô hình tổ chức tại PVFC
2.2.1.1. Tình hình tín dụng tại PVFC
Từ năm 2007 đến năm 2008, PVFC thực hiện chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, kết quả là dư nợ tín dụng năm 2008 tăng 90% so với năm 2007. Tuy dư nợ tín dụng tăng cao nhưng LNTT và chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước rất thấp.
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng tại PVFC giai đoạn 2007 – 2009
TT Năm Giá trị Tăng trưởng
tuyệt đối Tăng trưởng tương đối 1 2007 9.548 - - 2 2008 18.217 8669 90% 3 2009 29.719 11.502 63%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của PVFC các năm 2007,2008,2009)
Tính đến 31/12/2009, tổng dư nợ của toàn hệ thống PVFC đạt 29.716 tỷ đồng, tăng trưởng 63% so với thời điểm cuối năm 2008. Đây là mức tăng trưởng khá cao của PVFC so với các TCTD khác trong năm 2009.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của PVFC các năm 2007,2008,2009)
Trong những năm qua, PVFC đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định vì sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN. Cụ thể:
* Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay: Tỷ trọng cho vay dài hạn/tổng
dư nợ tại PVFC có xu hướng giảm dần qua các năm, tính đến thời điểm 31/12/2009 dư nợ cho vay dài hạn giảm còn 53,31% tổng dư nợ (so với thời điểm năm 2007 là 60,62%) (Chi tiết xem tại phụ lục 01).
+ Cơ cấu tín dụng theo loại hình cho vay: Thực hiện chủ trương tập
trung phát triển tín dụng ngắn hạn, trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, tỷ trọng cho vay các khoản ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động của các DN tăng từ 12,45% năm 2007 lên 19,45% năm 2009, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn các dự án của PVFC giảm từ 76,91% tổng dư nợ năm 2007 xuống còn 71,79% năm 2009. (Chi tiết xem tại phụ lục 02).
+ Cơ cấu tín dụng theo phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp là
phương thức cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất tại PVFC, xấp xỉ 47,46% tổng dư nợ năm 2009 (tương đương với 14.144 tỷ đồng). Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ rủi ro và đảm bảo nhu cầu vốn của KH, trong những năm gần đây, PVFC cũng tăng cường phương thức cho vay đồng tài trợ để thu xếp các dự án có
nhu cầu vốn lớn, cụ thể tỷ trọng cho vay đồng tài trợ tăng từ 19,87% năm 2007 lên 26,18% năm 2009 (Chi tiết xem tại phụ lục 03).
+ Cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề: PVFC thực hiện cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên cấp tín dụng trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng và khoáng sản. Năm 2007, tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực này là 34,75% tổng dư nợ và tăng lên 47,20% năm 2009, tương đương 14.025 tỷ đồng (Chi tiết
xem tại phụ lục 04).
+ Cơ cấu tín dụng theo TSBĐ: Nhằm đảm an toàn danh mục tín dụng,
trong những năm gần đây PVFC tăng cường cho vay đối với các KH có TSBĐ và giảm dần các khoản cho vay tín chấp. Năm 2007, tỷ trọng cho vay tín chấp tại PVFC là 44,56% tổng dư nợ, và con số này giảm xuống mức 35,35% năm 2009 (Chi tiết xem tại phụ lục 05).
+ Cơ cấu tín dụng theo đối tượng KH trong/ngoài ngành Dầu khí: Là
một định chế tài chính xương sống của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN, PVFC chủ trương ưu tiên, khuyến khích thực hiện cấp tín dụng ưu đãi đối với các KH trong ngành Dầu khí. Tỷ lệ cho vay các đơn vị trong ngành tăng dần qua các năm, từ 40,53% năm 2007 lên 43,25% năm 2009 (Chi tiết xem tại
phụ lục 06).
Như vậy, trong những năm qua, tăng trưởng tín dụng tại PVFC đã có những chuyển biến theo hướng tích cực:
- Tăng cường kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả và độ an toàn, gắn chặt giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro.
- Tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm, giảm tỷ trọng cho vay không có tài sản bảo đảm.
- Tăng tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, khoáng sản và các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài ngành.