Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 67)

- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chính sách, quy định về QTRRTD, theo dõi cơ cấu, các giới hạn, tỉ lệ, hạn mức của danh mục tín dụng

2.3.3.1.Nguyên nhân chủ quan

e) Về quản lý danh mục: Hiện PVFC chỉ chủ yếu quản lý rủi ro theo từng món vay của KH, việc quản lý rủi ro theo danh mục cho vay đã được đặt

2.3.3.1.Nguyên nhân chủ quan

- PVFC chưa xây dựng được một mô hình QTRR rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, cũng như chưa xác định được mức chấp nhận rủi ro của TCT, các cá nhân tiếp xúc rủi ro và quản lý rủi ro chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động này. Do đó, hoạt động QTRR chưa được linh hoạt và toàn diện, chưa đảm bảo tính độc lập giữa đơn vị quản lý và đơn vị chấp nhận rủi ro.

- Trong một thời gian dài, Hội sở chính luôn giao mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho các Đơn vị với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25- 30%/năm và coi đây là một chỉ tiêu thi đua để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các Đơn vị. Hậu quả là nhiều Chi nhánh đã chấp nhận cả những khoản tín dụng có chất lượng thấp để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng và hoàn thành kế hoạch. Chiến lược này đến nay đã xuất hiện các mặt tiêu cực, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng ngày một nhiều.

- Hệ thống cơ chế chính sách còn lỏng lẻo, chưa có cơ chế phân chia trách nhiệm giữa các cấp có liên quan trong quá trình cấp tín dụng cũng như việc thưởng, phạt thích đáng nhằm ràng buộc trách nhiệm đến cùng về tài sản

và luật pháp của các cán bộ có liên quan đối với các hành vi vi phạm mà hậu quả trực tiếp là các khoản tín dụng có vấn đề.

- Năng lực thẩm định giữa các Đơn vị cấp tín dụng không đồng đều. Việc thẩm định và quyết định cho vay ở một số Đơn vị chưa chặt chẽ, dẫn đến chất lượng danh mục tín dụng chưa cao. Kết quả thẩm định chưa đánh giá được năng lực tài chính và khả năng thực hiện dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Trình độ và kinh nghiệm của CBTD còn nhiều yếu kém, đặc biệt là trong việc phân tích và dự báo các thông tin kinh tế xã hội. Việc phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chưa phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, chất lượng nhiều khoản tín dụng thấp, khó xử lý hoặc thời gian xử lý dài. Tại không ít các Đơn vị cấp tín dụng, nội dung các Tờ trình thẩm định dự án, trình duyệt hạn mức, trình duyệt cho vay còn sơ sài, qua loa, hình thức, thiếu những thông tin tài chính và phi tài chính cần thiết để phục vụ cho việc ra quyết định của các cấp quản lý, chưa thể hiện rõ quan điểm của người trình, đồng thời, chưa dự báo hết được những rủi ro chủ yếu có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa. Điều này dẫn đến các khoản vay sau khi được phê duyệt đã bộc lộ nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.

- Ở một số Đơn vị cấp tín dụng, việc chấp hành các quy định về hạn mức cho vay còn chưa triệt để. Điều này xuất phát từ việc các Đơn vị cấp tín dụng không có được kế hoạch phát triển tín dụng rõ ràng từ đó trở nên bị động trước các đề xuất cấp tín dụng cuả khách hàng và buộc phải xin điều chỉnh hạn mức tín dụng của Đơn vị. Điều này đặt TCT trước bài toán cân bằng giữa phát triển tín dụng và đảm bảo an toàn. Việc đồng ý điều chỉnh tỷ

trọng hạn mức tín dụng của Đơn vị sẽ dẫn đến việc đảo lộn kế hoạch phát triển tín dụng của toàn hệ thống. Điều này dẫn đến việc không kiểm soát được chất lượng và danh mục tín dụng của TCT.

- Những hạn chế trong công tác kiểm tra sau cho vay tại PVFC là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu. Biểu hiện của tình trạng này nằm ở:

+ Tâm lý chủ quan của một số Đơn vị cấp tín dụng khi cho rằng quá trình cấp tín dụng chỉ dừng lại ở việc phê duyệt tín dụng. Một số Đơn vị cấp tín dụng không tuân thủ đầy đủ các quy định về giải ngân và tần suất, thời gian kiểm tra, kiểm soát sau cấp tín dụng nhằm đảm bảo việc tuân thủ các cam kết của KH trong Hợp đồng tín dụng cũng như khả năng nắm bắt kịp thời diễn biến của khoản vay.

+ Việc kiểm tra sau cho vay đôi khi chỉ mang tính hình thức do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho KH

+ Các báo cáo kiểm tra sau cho vay không được gửi đến đúng cấp phê duyệt tín dụng theo quy định. Với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với khoản vay, cấp phê duyệt tín dụng cần phải nắm được diễn biến khoản vay để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, các báo cáo này hiện chỉ dừng lại ở cấp Lãnh đạo đơn vị, chứ không được gửi đến cấp phê duyệt tín dụng.

- Công tác QTRR tín dụng chưa được tiến hành một cách bài bản, nghiêm ngặt; RRTD chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 67)