Nếu thư viện chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí cấp từ trên xuống thì hoạt động của thư viện không thể đạt hiệu quả cao, vì nguồn kinh phí đó không đủ để thư viện có thể trang bị các trang thiết bị hiện đại như việc muốn nâng cấp hay mua mới một phần mềm tích hợp quản trị thư viện, mà nguồn kinh phí đó chỉ dành cho việc bổ sung tài liệu hay mua những trang thiết bị cần thiết cho thư viện.
Vì vậy, thư viện cần mở rộng quan hệ hợp tác không những ở trong nước, mà còn mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về các mặt sau:
- Mở rộng quan hệ với các tổ chức, cơ quan thông tin, trung tâm thông tin thư viện trong nước. Hiện nay, Thư viện trường ĐHCNVH vẫn đang duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hiệp hội Thư viện, Cục Thư viện trong việc chia sẻ nguồn lực thông tin, trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực,...Vì vậy, thư viện cần mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức khác cùng chuyên ngành về các nội dung sau:
+ Chia sẻ nguồn lực thông tin thông qua các hoạt động trao đổi và cho mượn tài liệu liên thư viện nhằm thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu đọc của bạn đọc, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng một cách có hiệu quả kho tư liệu của các thư viện trong cùng hệ thống.
+ Thống nhất chỉ đạo nghiệp vụ và phối hợp giữa thư viện và phòng tư liệu các khoa trong trường để chia sẻ và phát triển nguồn lực hiện có. Đồng thời, thư viện cũng cần đưa lên mạng nội bộ những cơ sở dữ liệu thư mục hoặc các cơ sở dữ liệu của các tổ chức, cơ quan thông tin khác mà thư viện khai thác được tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc khai thác và sử dụng. Nhìn chung, sau khi thư viện đưa hình thức này ra phục vụ bạn đọc thì bước đầu đã nhận được sự ủng hộ của bạn đọc, đặc biệt là các cán bộ, giáo viên trong
trường do họ không có thời gian đến thư viện thường xuyên, trong khi nhu cầu thu thập thông tin của họ khá lớn.
+ Với nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của bạn đọc và với điều kiện kinh phí của thư viện có hạn, không một thư viện nào có đủ lực để bổ sung đầy đủ nguồn lực thông tin thỏa mãn tối đa nhu cầu đọc cho họ, vì vậy, để thu hút bạn đọc hơn nữa và nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác phục vụ bạn đọc thì thư viện cần tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các thư viện và các trung tâm thông tin để trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin nhằm giảm bớt chi phí. Phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho các thư viện cùng chuyên ngành, cùng lĩnh vực để tiết kiệm ngân sách. Tăng cường trao đổi và chia sẻ nguồn thông tin điện tử. Mặt khác, tiến hành xây dựng trang web riêng và cung cấp thông tin điện tử của thư viện.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong khuôn khổ các dự án đã đầu tư với trường và duy trì mối quan hệ hợp tác truyền thống để bổ sung vốn tài liệu, trang thiết bị cũng như sự trợ giúp về đào tạo nguồn nhân lực. Để làm cho Thư viện trường ĐHCNVH ngày càng lớn mạnh, đáp ứng được tối đa nhu cầu đọc cho bạn đọc, trong chặng đường hoạt động Thư viện đã không ngừng xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm thu hút sự đầu tư của quốc tế.
Như vậy, thư viện cần đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường quan hệ hợp tác trong và ngoài nước để có thể tăng cường vốn tài liệu thông qua hình thức tặng biếu từ các cơ quan có mối quan hệ hợp tác lâu dài, vừa có thể xin được nguồn vốn đầu tư của các cơ quan đó. Từ đó, thư viện ngày càng phát triển hơn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ bạn đọc.
KẾT LUẬN
Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có hoạt động thông tin thư viện. Nhiều công nghệ tiên tiến đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ bạn đọc. Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng dạy - học, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường. Thư viện đã tiến hành các biện pháp đổi mới về chính sách, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm bám sát các mục tiêu và chương trình đào tạo của nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của bạn đọc tại Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung. Bằng sự cố gắng nỗ lực, đoàn kết sáng tạo, năng động của tập thể cán bộ nhân viên, sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung, sự giúp đỡ tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, cung cấp thông tin – tư liệu kịp thời, nhanh chóng cho bạn đọc. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thư viện còn có một số hạn chế nhất định cần khắc phục từng bước hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và hoạt động tiến tới đưa thư viện trở thành thành một thư viện điện tử trong tương lai gần, thực sự phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành công nghiệp nước ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngiêm Phú Diệp, Công tác với người đọc : Giáo trình dùng cho học viện hệ
đại học, Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Đào ( 2008), “ Về vấn đề tổ chức kho mở trong các thư viện hiện nay”, Thông tin tư liệu, (số 3), tr. 15-19.
3. Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu:
Giáo trình dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng ngành Thư viện – Thông tin, Đại học Văn hóa, Hà Nội, tr. 19-23.
4. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và trung tâm thông tin: Giáo trình dùng cho sinh viên ngành thư viện thông
tin, Đại học Văn Hóa, Hà Nội.
5. Phạm Thế Khang (2003), “Nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc của hệ
thống thư viện công cộng”, Kỷ yếu hội nghị, tr.12.
6. Hoàng Thị Bích Liên (2012), Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Luận văn thạc sỹ Khoa học thư viện, Đại học
Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
7. Trương Đại Lượng, Nguyễn Hữu Nghĩa, “Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc”, Thư viện Việt Nam, (số 1), tr.32-36.
8. Nguyễn Thị Thủy (2009), Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện học viện Kĩ Thuật Quân Sự, Khóa luận khoa học thư viện, trường học viện
Kĩ Thuật Quân Sự, Hà Nội.
9. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động thông tin thư viện, Đại học
Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Lan Thanh (1999), “Yêu cầu đối với cán bộ thư viện – thông tin
11. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung
tâm Thông tin Tư liệu Khoa học Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
12. Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và công nghệ quốc gia (1997), Văn bản pháp quy về công tác thông tin và tư liệu, Hà Nội.
13. Nguyễn Hồng Vân (2010), Tổ chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện Hà Nội trong giai đoạn hội nhập và phát triển, Luận văn Thạc sỹ khoa học Thư
viện, trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
14. Nguyễn Yến Vân, Vũ Dương Thúy Ngà (2006), Thư viện học đại cương:
Giáo trình dùng cho sinh viên Đại học và Cao đẳng ngành Thư viện – Thông tin học, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.
15. Lê Văn Viết (2001), Cẩm nang nghề thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội, tr.3-5; tr.370-441.
16. Lê Văn Viết (2000), “Một số định hướng về chiến lược phát triển Thư viện
và hướng đà tạo cán bộ ở Việt Nam”, Thông tin và tư liệu, (6), tr.6-9.
17. Vụ thư viện (2002), Về công tác thư viện – các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện, Hà Nội.
18. Website Trường Đại học Công nghiệp Việt– Hung: www.viu.edu.vn 19. Website trường Đại học Nha Trang : thuvien.ntu.edu.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MẤU PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT HUNG
PHỤ LỤC 2: BẢNG THỔNG HỢP NHU CẦU TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT HUNG
PHỤ LỤC 1
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT HUNG
Để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện, phục vụ tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin trong thời gian tới, rất mong anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cáchđánh dấu (v) vào ô tương ứng. Anh (chị) có thể đánh dấu nhiều đáp án. Xin chân thành cảm ơn. 1. Thời gian anh (chị) dành cho thu thập thông tin trong một ngày?
□ Từ 1- 2 giờ □ Từ 3 - 4 giờ □ Từ 4 - 5 giờ □ Trên 5 giờ 2. Địa điểm anh (chị) thường khai thác thông tin?
□ Thư viện của Học viện BC&TT □ Tài liệu văn phòng khoa
□ Khác (Xin ghi rõ)... 3. Anh (chị) có thường xuyên đến thư viện không?
□ Có □ Không Lý do:
□ Tài liệu phong phú □ Đáp ứng một phần nhu cầu □ Thái độ phục vụ tốt □ Không đáp ứng được nhu cầu 4. Anh (chị) đến thư viện với mục đích?
□ Học tập □ Nghiên cứu
□ Giải trí - thư giãn □ Khác (Xin ghi rõ)... 5. Anh (chị) quan tâm đến tài liệu thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
□ Tài chính – Ngân hàng □ Kế toán
6. Loại hình tài liệu nào dưới đây được anh (chị) thường xuyên sử dụng? □ Sách giáo khoa, giáo trình □ Đề tài nghiên cứu, luận văn
□ Sách tra cứu □ Báo, tạp chí
□ Sách tham khảo □ Cơ sở dữ liệu □ Khác (Xin ghi rõ)...
7. Đánh giá của anh (chị) về mức độ phong phú của các lĩnh vực tài liệu trong thư viện
□ Rất phong phú □ Phong phú □ Ít phong phú 8. Ngôn ngữ tài liệu nào anh (chị) thường sử dụng?
□ Việt □ Hungary □ Anh □ Khác
9. Anh (chị) thường sử dụng dịch vụ nào dưới đây của thư viện ? □ Đọc tại chỗ □ Mượn về nhà
□ Tra cứu trên internet □ Chỉ dẫn của thư viện 10. Anh (chị) thường sử dụng hình thức tra cứu nào của thư viện ?
□ Hệ thống mục lục □ Tra cứu trên máy
□ Ấn phẩm thông tin □ Tất cả các hình thức trên □ Du lịch □ Ngoại ngữ - Tin học □ Cơ khí □ Ô tô □ Điện □ Khoa học cơ bản □ Các lĩnh vực khác
11. Đánh giá của anh (chị) về tính thân thiện của hệ thống tra cứu thông tin thuộc thư viện?
□ Dễ sử dụng □ Bình thường □ Khó sử dụng
12. Theo anh (chị) vốn tài liệu của thư viên đã đáp ứng được nhu cầu tin chưa?
□ Đáp ứng tốt □ Bình thường □ Chưa đáp ứng
□ Ý kiến đóng góp... ... ... 13. Đánh giá của anh (chị) về tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ thư viện?
□ Tốt □ Bình thường □ Chưa tốt Xin anh (chị) cho biết một số thông tin về cá nhân
1. Chuyên ngành học tập (nghiên cứu) của anh chị?
... 2. Giới tính: □ Nam □ Nữ
3. Lứa tuổi: □ Từ 18 - 30 tuổi □ Từ 30 - 45 tuổi □ Từ 45 tuổi trở lên
4. Nghề nghiệp: □ Cán bộ lãnh đạo, quản lý □ Cán bộ giảng dạy
□ Sinh viên Xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG
STT NỘI DUNG CÂU HỎI Tổng số phiếu Đối tượng phục vụ Cán bộ quản lý Cán bộ giảng dạy Sinh viên Số trả lời Tỷ lệ % Số trả lời Tỷ lệ % Số trả lời Tỷ lệ % Số trả lời Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Tổng số phiếu điều tra: 200
192 96% 16 8.3 32 16.7 144 75.0
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giới tính Nam 87 45.3 7 3.6 15 7.8 65 33.9 Nữ 105 54.7 9 4.7 19 9.9 77 40.1 Trình độ Sinh viên 144 75.0 0 0.0 0 0.0 144 75.0 Cử nhân 18 9.3 7 3.6 11 5.7 0 0.0 Thạc sỹ 30 15.6 13 6.7 17 8.9 0 0.0 1
Thời gian anh (chị) dành cho thu thập thông tin trong một ngày?
Từ 1-2 giờ 143 74.4 16 8.3 21 10.9 106 55.2
Từ 3-4 giờ 33 17.1 3 1.6 7 3.6 23 11.9
Từ 4-5 giờ 10 5.2 1 0.5 4 2.1 5 2.6
2
Thư viện của Học viện BC&TT
43 22.3 3 1.6 5 2.6 35 18.2
Tài liệu văn phòng khoa 130 67.7 15 7.8 21 10.9 94 49.0
Địa điểm khác 19 9.8 2 1.0 6 3.1 11 5.7
3
Anh ( chị) có thường xuyên đến thư viện không?
Có 175 91.1 7 3.6 27 14.1 141 73.4
Không 17 8.8 9 4.7 6 3.1 2 1.0
4
Anh (chị) đến thư viện với mục đích?
Học tập 192 100 16 8.3 22 11.5 154 80.2
Nghiên cứu 46 24.0 5 2.6 13 6.8 28 14.6
Giải trí – thư giãn 137 71.3 7 3.6 13 6.8 117 60.9
Khác 45 23.4 2 1.0 6 3.1 37 19.3
5
Anh (chị) quan tâm đến tài liệu thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
Tài chính – Ngân hàng 96 50.0 2 1.0 9 4.7 85 44.3 Du lịch 56 29.2 0 0.0 8 4.2 49 25.5 Ngoại ngữ - Tin học 151 78.6 11 5.7 13 6.8 127 66.1 Cơ khí 167 87.0 11 5.7 23 12.0 133 69.3 Ô tô 148 77.1 5 2.6 12 6.3 131 68.2 Điện 173 90.1 8 4.2 17 8.9 148 77.1 Khoa học cơ bản 171 89.1 13 6.8 17 8.9 141 73.4 Kế toán 74 38.5 4 2.1 7 3.6 67 34.7 Các lĩnh vực khác 23 12.0 1 0.5 3 1.6 19 9.9
Loại hình tài liệu nào dưới đây được anh (chị) thường xuyên sử dụng?
Sách giáo khoa, giáo trình 186 96.8 11 5.7 21 10.9 154 80.2
6
Sách tham khảo 148 77.0 6 3.1 12 6.2 130 67.7
Cơ sở dữ liệu 24 12.5 2 1.0 3 1.6 19 9.9
Đề tài nghiên cứu, luận văn 12 6.2 0 0.0 2 1.0 10 5.2
Báo, tạp chí 121 63.0 11 5.7 17 8.9 93 48.4
Khác 14 7.3 0 0.0 1 0.5 13 6.8
7
Đánh giá của anh (chị) về mức độ phong phú của các lĩnh vực tài liệu trong thư viện?
Rất phong phú 46 24.0 5 2.6 9 4.7 32 16.7
Phong phú 132 68.8 9 4.7 17 8.9 106 55.2
Ít phong phú 14 7.3 0 0.0 1 0.5 13 6.8
8
Ngôn ngữ tài liệu nào anh (chị) thường sử dụng?
Việt 192 100 23 11.9 39 20.3 130 67.8
Anh 68 35.4 9 4.7 12 6.3 47 24.4
hungary 32 16.7 7 3.6 13 6.8 12 6.3
Khác 16 8.3 3 1.6 6 3.1 7 3.6
9
Anh (chị) thường sử dụng dịch vụ nào dưới đây của thư viện?
Đọc tại chỗ 157 81.8 7 3.6 14 7.3 136 70.8
Mượn về nhà 174 90.6 9 4.7 19 9.9 146 76.0
Tra cứu trên internet 125 65.1 2 1.0 5 2.6 118 61.5
Chỉ dẫn của thư viện 5 2.6 1 0.5 1 0.5 3 1.6
10
Anh (chị) thường sử dụng hình thức tra cứu nào của thư viện ?
Hệ thống mục lục 141 73.4 3 1.6 5 2.6 133 69.2
Tra cứu trên máy 122 63.5 5 2.6 9 4.7 108 56.2
Ấn phẩm thông tin 46 24.0 2 1.0 6 3.2 38 19.8
11
Đánh giá của anh( chị) về tính thân thiện của hệ thống tra cứu thông tin thuộc thư