Thư viện cần củng cố và gia tăng chất lượng các sản phẩm và dịch vụ sẵn có trên cơ sở nhu cầu của bạn đọc. Phát triển các dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng như dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ tư vấn thông tin, các dịch vụ trọn gói. Quảng bá và giới thiệu hoạt động dịch vụ, sản phẩm của thư viện trên trang web, trong các cuộc họp và trực tiếp tới bạn đọc.
* Phát triển các sản phẩm thông tin thư viện mới
cũng như nhu cầu nhận thức của bạn đọc. Do vậy, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện là xu hướng phát triển có tính lâu bền đối với Thư viện trường ĐHCNVH nhằm không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc.
Khi đưa ra một sản phẩm thông tin hay một loại hình dịch vụ nào cũng cần nghiên cứu kỹ nhu cầu đọc của các đối tượng bạn đọc khác nhau trong trường, phải tính đến sự cần thiết, tác động mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại, phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thông tin, nhân lực thực hiện, tiến trình tổ chức thực hiện sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đó,…
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn
Cơ sở dữ liệu toàn văn là cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về các tài liệu gốc – toàn bộ văn bản của tài liệu cùng với các thông tin thư mục nhằm giúp cho việc tra cứu và truy cập tới bản thân thông tin được phản ánh. cơ sở dữ liệu toàn văn đem lại lợi ích cho bạn đọc, giúp tìm kiếm và sử dụng tài liệu thuận tiện. Nguồn cơ sở dữ liệu toàn văn tạo điều kiện tiết kiệm không gian vật lý lưu trữ, bảo quản và khai thác tài liệu hiệu quả. Nguồn tin xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn là tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo, nguồn tài liệu nội sinh của nhà trường.
Để xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn, nhà trường kết hợp với thư viện và các khoa xây dựng qui chế, chính sách để các nguồn tài liệu được thu thập, sử dụng được dựa trên Luật bản quyền và sự thoả thuận của các bên có liên quan.
Như vậy, trước xu hướng của tự động hoá thư viện thông tin – xu hướng chia sẻ và hợp tác, xu hướng dữ liệu số, xu hướng dịch vụ trực tuyến,…thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn là một yêu cầu tất yếu của các thư viện. Cơ sở dữ liệu toàn văn sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn tin cho bạn đọc của Thư viện ĐHCNVH.
+ Biên soạn tổng luận
Tổng luận là loại hình sản phẩm thông tin phân tích dưới dạng một tài liệu được trình bày có tính hệ thống và cô đọng kết quả xử lý phân tích, tổng
hợp nhiều nguồn tin khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định về một số vấn đề, đề tài nhất định.
Tổng luận hỗ trợ cho các hoạt động quản lý và hoạt động thông tin chuyên ngành ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu, giảm thời gian tìm kiếm và biên tập thông tin cho bạn đọc, có tính định hướng, dự báo và làm tăng giá trị thông tin. Tổng luận hiện đang được xem là thế mạnh của việc cung cấp thông tin tại các Trung tâm thông tin thư viện của các trường đại học, cao đẳng. Nội dung triển khai bao gồm: biên tập thông tin về một đề tài nhất định, trình bày ngắn gọn và có hệ thống thông tin trên cơ sở kết quả tổng hợp, phân tích, đánh giá từ nhiều nguồn tin trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối với bạn đọc của trường ĐHCNVH, tổng luận rất cần thiết đối với họ. Do vậy, nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động thông tin, các thư viện cần biên soạn tổng luận để phục vụ bạn đọc, đặc biệt đối với nhóm bạn đọc là
cán bộ quản lý, nghiên cứu và giảng dạy. + Xây dựng website riêng của thư viện
Website của thư viện sẽ đóng vai trò như một cẩm nang, bách khoa giới thiệu các thông tin, cách truy cập tới các thông tin về một thực thể nào đó (cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị hành chính…) trên mạng máy tính. Việc xây dựng website của thư viện sẽ góp phần thực hiện nhiều hoạt động tác nghiệp và nghiệp vụ như: hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu tài liệu của thư viện, tổ chức diễn đàng trao đổi với bạn đọc, thông báo bạn đọc các thông tin về thư viện, và đặc biệt là quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, liên kết với các thư viện trong nước và nước ngoài, truy cập tới các nguồn tin điện tử và các nguồn tin khác…Đặc biệt là việc tổ chức mục lục truy nhập trực tuyến OPAC, giúp việc truy cập thông tin dễ dàng, thuận tiện.
Trang Web của thư viện phải thường xuyên được cập nhật thông tin (1 ngày/1 lần), đặc biệt là các thông tin mang tính chất thời sự, thông tin về các
* Các dịch vụ thông tin thư viện mới + Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc
Bạn đọc với những nhu cầu đọc khác nhau có thể tham gia vào quá trình phổ biến thông tin chọn lọc. Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc là dịch vụ cung cấp thông tin đã được xác định một cách chủ động, định kỳ cho bạn đọc.
Thông tin theo các chủ đề, chuyên đề hoặc từng vấn đề cụ thể được bạn đọc chủ động yêu cầu cán bộ thư viện cung cấp. Các thông tin này sẽ được chuyển giao lại thông qua các công đoạn xử lý: xác định nguồn, tìm kiếm, biên tập,…từ phía cán bộ thư viện cho bạn đọc. Thông tin phản hồi sẽ được đánh giá trên mức độ phù hợp với yêu cầu có thể nảy sinh những nhu cầu, yêu cầu mới. Quá trình đó sẽ lặp lại trong trường hợp thông tin chưa thoả mãn đến mức tối đa so với nhu cầu, yêu cầu tin của bạn đọc. Đây là loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Các nội dung cụ thể của dịch vụ này:
Đối tượng sử dụng dịch vụ:
- Cán bộ, giảng viên làm công tác quản lý, cán bộ nghiên cứu trong trường;
Các bước tiến hành dịch vụ:
- Tiếp nhận yêu cầu;
- Xây dựng diện nhu cầu tương ứng với nhóm bạn đọc;
- Phân tích yêu cầu, trao đổi với bạn đọc về mức độ, hình thức, khả năng đáp ứng yêu cầu;
- Xây dựng kế hoạch (phương án, cơ chế) thu thập, xử lý thông tin; - Chuyển sản phẩm cho bạn đọc, tiếp nhận thông tin phản hồi;
- Tiến hành các hoạt động marketing dịch vụ và phát triển nhu cầu đọc của bạn đọc.
Thành phần tham gia dịch vụ:
- Cán bộ thông tin thư viện, tin học, ngoại ngữ;
- Cộng tác viên từ các khoa, tổ bộ môn, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của những đối tượng bạn đọc của các ngành nghề trên, xuất phát từ đặc điểm các ngành nghề đào tạo của trường ĐHCNVH mở ra triển vọng rất phát triển cho dịch vụ này.
+ Dịch vụ mượn liên thư viện.
Mượn liên thư viện là hình thức dịch vụ cung cấp thông tin của các thư viện, cơ quan, tổ chức liên kết với nhau nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ, phù hợp ngoài phạm vi của một thư viện. Đây là hình thức chia sẻ nguồn lực thông tin tích cực nhất giữa các thư viện để thoả mãn các nhu cầu đọc đa dạng của người sử dụng. Dịch vụ này nhằm mục đích tạo ra những điều kiện tốt nhất để thoả mãn một cách toàn diện và kịp thời những yêu cầu về tài liệu phát huy hiệu quả cao nhất vốn tài liệu của các cơ quan thông tin thư viện và đem lại lợi ích kinh tế.
Hình thức tiến hành liên kết
Để xây dựng dịch vụ mượn liên thư viện thì tiến hành xây dựng theo khu vực địa lý và theo chủ đề các nguồn tin, do vậy Thư viện trường ĐHCNVH có thể chủ động kết hợp các kế hoạch trao đổi dữ liệu trong các quan hệ hợp tác sau này với các thư viện trên địa bàn quốc gia, các cơ quan thông tin thư viện sẽ tiến hành trao đổi, bàn bạc những biện pháp cụ thể, chi tiết để tiến tới những giai đoạn tiếp theo.
Trường ĐHCNVH có thể đặt vấn đề liên thông trung tâm thông tin thư viện theo các giai đoạn, trong đó ưu tiên tiếp cận với các trường trên cùng địa bàn và có cùng các nhóm ngành đào tạo:
- Các ngành học cơ khí, điện, ô tô có vốn tài liệu liên quan đến các trường như Trường Đại học Công nghiệp Hà nội, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghiệp Đà Nẵng.
- Các ngành học về tin học, kế toán, du lịch, thư viện có vốn tài liệu liên quan đến các trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã
Nhà trường cũng chủ động liên hệ hợp tác với Thư viện trường ĐHCNVH để có thể hợp tác, chia sẻ nguồn lực.
Hình thức chia sẻ nguồn lực
Phối hợp nguồn dữ liệu thư mục: Mỗi cơ quan thông tin thư viện đóng góp một số biểu ghi về lĩnh vực nhất định và hợp nhất chúng lại thành ngân hàng dữ liệu phong phú và đa dạng. Chia sẻ tài nguyên vật lý: kho sách, Cơ sở dữ liệu trên CD – ROM; Xây dựng cổng trao đổi thông tin chung; Chia sẻ bạn đọc chung.
Những khó khăn của thư viện khi thực hiện dịch vụ này
- Cần xác định và phân nhóm bạn đọc để có chính sách phân quyền phù hợp khi truy cập;
- Xây dựng phương thức và các thủ tục truy cập nguồn tin điện tử; - Vấn đề quản lý dữ liệu và đo lường tính hiệu quả của hệ thống.
Thư viện trường ĐHCNVH phục vụ cho việc đào tạo đa ngành nghề vì vậy vốn tài liệu không thể đáp ứng hết nhu cầu bạn đọc. Hơn nữa, là trường không nằm trong khu vực trung tâm nên việc tiếp xúc các nguồn tin còn hạn chế. Bởi vậy, việc hợp tác chia sẻ các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện với các trường khác có vốn tài liệu liên quan đến nhau là chìa khoá của thành công.
Ngày nay, cơ quan thông tin thư viện được xem là hiện đại là phải tạo ra “hệ thống mở”. Hệ thống này cho phép sử dụng các tài nguyên theo kiểu “mở”- sử dụng tài nguyên một cách chủ động, rộng rãi thông qua các hình thức phục vụ phong phú. Đó là hệ thống hướng ngoại, lấy hiệu quả phục vụ làm thước đo cho hoạt động của mình.