Đặc điểm tài chính của công ty
Với chặng đường gần 10 năm phát triển và hoàn thiện, cùng với những gì đang có và đặc thù ngành nghề kinh doanh, có thể xếp Petro Pacific đang ở thời kỳ duy trì với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt 20% đến 25%.
47
Bảng 2.1: Các nguồn thu của Petro Pacific
Đơn vị tính: tỷ đồng Doanh thu từ Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
Kinh doanh và
vận tải xăng dầu 871,848 714,630 571,704 484,495 436,481
Biến động 157,218 142,926 87,209 48,014 22% 25% 18% 11% Cửa hàng bán lẻ xăng dầu 97,470 77,666 62,133 47,430 57,865 Biến động 19,804 15,533 14,703 10,435 25,5% 25% 31% (18%) Dầu nhờn Shell 15,564 14,022 12,96 Biến động 1,54 1,063 11% 8,2% Cộng 984,882 806,318 646,797 531,925 494,346 Biến động 178,564 159,521 114,872 37,579 22,2% 24,7% 21,6% 7,6%
(Nguồn: Phòng kế toán, Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu qua các năm)
Thị trường xăng dầu thế giới trong giai đoạn 2008-2009 diễn biến hết phức tạp và khó dự báo, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước cũng không nằm ngoài vùng xoáy của khủng hoảng khi phải đối diện với sản lượng tiêu thụ sụt giảm, giá sản phẩm biến động khá phức tạp với biên độ dao động vượt mức lịch sử cộng thêm cơ chế bù giá khiến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, Petro Pacific vẫn đạt doanh thu ổn định tăng 7,6% so với năm 2008 do hợp đồng cung cấp và vận tải xăng dầu với giá sỉ là nguồn thu chủ yếu của công ty đạt mức tăng trưởng 11%. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cơ chế bù giá nên doanh thu của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu giảm 18%.
48
Năm 2010, Nghị định 84/2009/NĐ-CP có hiệu lực. Với Nghị định này, lần đầu tiên ngành kinh doanh xăng dầu được thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Trước những quy định thuận lợi cho ngành xăng dầu,
doanh thu của Petro Pacific trong năm 2010 đã tăng 21,6%, trong đó tốc độ tăng trưởng của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tăng khá cao 31% so với năm 2009.
Giai đoạn từ năm 2011 đến 2012, trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát cao 18,5% tính chung cho năm 2011, Petro Pacific vẫn ở mức doanh thu tăng trưởng khá cao tăng 24,7% so với năm 2010 do ký hợp đồng vận tải và cung cấp dầu cho Liên doanh Vietsovpetro, PTSC và hợp đồng Tổng đại lý cho Công ty Shell Việt Nam. Năm 2012, chính phủ thực hiện có hiệu quả chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô cộng thêm giá xăng dầu thế giới ít biến động nên Petro Pacific có mức tăng trưởng ổn định là 22,2% so với năm 2011.
Bảng 2.2: Nguồn chi chủ yếu của Petro Pacific
Đơn vị : tỷ đồng
Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
Giá vốn hàng bán 846,998 717,623 578,883 478,732 444,911 Biến động 129,375 138,740 100,151 33,821 18% 23,86% 20,9% 7,6% Chi phí bán hàng và quản lý DN 19,697 16,932 13,582 9,575 7,910 Biến động 2,765 3,350 4,007 1,665 16,3% 25% 42% 21% Cộng 866,695 734,555 592,415 480,397 452,821 18% 24% 23,3% 6,09%
49
Petro Pacific có tốc độ tăng chi phí qua các năm tương ứng với tốc độ tăng trưởng của doanh thu nên có thể đánh giá công ty tăng trưởng doanh thu dẫn đến lợi nhuận tăng . Cụ thể:
Biến động Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Doanh thu 22,2% 24,7% 21,6% 7,6%
Chi chí 18% 24% 23,3% 6,09%
Petro Pacific đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu dài hạn trong giai đoạn 2010 đến 2015 là 20 - 25%. Hàng năm, công ty xét duyệt mức doanh thu cho từng bộ phận. Căn cứ vào mức doanh thu được giao, các Phó tổng giám đốc và trưởng bộ phận lập kế hoạch doanh thu cho từng quý, từng tháng của bộ phận mình:
Bảng 2.3: Kế hoạch doanh thu năm 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh 2012 Kế hoạch 2013 Tăng trưởng +/- % Vận tải và kinh
doanh xăng dầu 871,848 1.090 218,152 25 Cửa hàng xăng dầu 97,470 121,838 24,368 25 Phân phối dầu nhờn 15,564 17,899 2,335 15
Cộng 984,882 1.229,74 244,858 24,8 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Petro Pacific)
50
Bảng 2.4: Thực trạng đánh giá thành quả phương diện tài chính theo BSC STT Mục tiêu Thước đo Chỉ tiêu Hành động
1 Tăng doanh thu
Tỷ lệ doanh thu năm báo cáo/ năm cũ.
Tỷ lệ ≥ 20%
- Tăng cường công tác bán hàng thu tiền mặt. - Quyết định phương án kinh doanh tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2 Kiểm soát tốt
chi phí Không có Không có
- Lập kế hoạch chi phí cho từng bộ phận.
- Kiểm tra giám sát các khoản mục chi phí thực tế phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Nhận xét Ưu điểm:
- Các mục tiêu tài chính rõ ràng.
- Thước đo và chỉ tiêu của mục tiêu “Tăng doanh thu” cụ thể.
Nhược điểm:
- Mục tiêu “Kiểm soát tốt chi phí” thiếu thước đo cụ thể do đó không có cơ sở để phấn đấu, kiểm tra, đánh giá thành quả mặc dù chương trình hàng động được thiết kế cụ thể và phù hợp. Tuy nhiên, trong chiến lược của công ty chú ý đến mục tiêu “ Tận dụng tối đa tài sản sẵn có” do đó mục tiêu kiểm soát chi phí chưa phù hợp với chiến lược của công ty.
- Tuy mục tiêu tăng doanh thu đưa ra được các thước đo và chỉ tiêu cụ thể nhưng chương trình hành động mang tính chung chung: “Quyết định phương án kinh doanh tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao nhất” và chưa phù hợp: “Tăng cường công tác bán hàng thu tiền mặt.”
51