Mối liên kết với các phương diện tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ THÁI BÌNH DƯƠNG.PDF (Trang 42)

Việc quá tập trung vào các mục tiêu như chất lượng, mức độ hài lòng của khách hành, cải tiến, giao quyền cho nhân viên có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh nhưng tác dụng này hoàn toàn có thể mất đi nếu bản thân các mục tiêu nêu trên được coi như điểm dừng cuối cùng.

Một BSC phải chú trọng nhấn mạnh vào kết quả, đặc biệt là kết quả tài chính như tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) hay giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) do đó quan hệ nhân – quả từ mọi thước đo của BSC cần phải được liên kết với các mục tiêu tài chính.

1.5KINH NGHIỆM VẬN DỤNG BSC Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP

Theo khảo sát của Vietnam Report tháng 1/2009, có 68% doanh nghiệp trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) đã và đang triển khai áp dụng các công cụ đánh giá, đo lường chiến lược cho doanh nghiệp. Con số khá ấn tượng này cho thấy các doanh nghiệp lớn của Việt Nam có sự chủ động trong việc chuẩn hóa và hiện đại hóa về cơ bản quá trình quản trị chiến lược và quản trị doanh nghiệp. Đây đều là các tập đoàn, các doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng quản lý và tiềm lực tài chính mạnh và hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Dưới đây là một số kinh nghiệm triển khai BSC ở một số doanh nghiệp tại Việt Nam:

- Sự hiểu biết, quyết tâm của người lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp: Việc triển khai BSC liên quan đến việc thúc đẩy tất cả các bộ phận của doanh nghiệp tham gia. Các nhà quản lý có xu hướng xem áp dụng BSC không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của họ, là ưu tiên thứ yếu sau công việc, nên trong trường hợp này gần như chắc chắn rằng vận dụng BSC sẽ dậm chân tại chỗ nếu không có sự cam kết và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo trong việc thúc đẩy thực hiện.

- Xây dựng Bảng cân bằng điểm bắt đầu từ chiến lược: BSC là một hệ thống hoạch định và quản lý chiến lược được thiết kế với trọng tâm là kết nối quy

35

trình quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với chiến lược nên sẽ không có ý nghĩa gì nếu một doanh nghiệp triển khai BSC mà lại không có chiến lược kinh doanh. Khi có chiến lược kinh doanh rõ ràng, các chỉ tiêu sẽ đảm bảo được sự nhất quán, gắn kết với mục tiêu doanh nghiệp trên cơ sở đó đánh giá đúng đắn thành quả hoạt động doanh nghiệp trong thực thi, trong từng giai đoạn của chiến lược kinh doanh.

- Truyền thông về BSC: BSC cần được truyền đạt thông suốt toàn bộ doanh nghiệp, để mỗi cá nhân hiểu được và hướng hành động của mình theo một mục tiêu chung, giải quyết được các xung đột giữa các bộ phận.

- Xây dựng hệ thống đãi ngộ dựa trên thành tích: Trong quá trình thiết lập mục tiêu, các mục tiêu của các tổ đội và cá nhân, đặc biệt là của đội ngũ quản lý, phải bao gồm hoặc gắn kết quy trình quản trị thành tích với các mục tiêu trong BSC.

- Giám sát thước đo thường xuyên: Hệ thống chỉ tiêu được thiết kế tốt, đo lường đầy đủ, chính xác và kịp thời sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho nhà quản lý giám sát thực thi mục tiêu, chiến lược.

36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về BSC. Hệ thống lý thuyết về BSC rất rộng nhưng tác giả đã cố gắng làm rõ khái niệm, ý nghĩa và vai trò vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động của tổ chức qua mục tiêu của các khía cạnh Tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, học hỏi và phát triển bằng các chỉ tiêu đo lường cụ thể. Các mục tiêu (thước đo) luôn được kết nối với nhau bằng mối quan hệ nhân quả và mục tiêu (thước đo) tài chính đóng vai trò vừa xác định được hiệu quả hoạt động tài chính được kỳ vọng từ chiến lược, vừa đóng vai trò là mục đích cuối cùng cho các mục tiêu (thước đo) của tất cả các phương diện còn lại của bảng điểm. Chương 1 là căn cứ để tác giả tiếp cận khảo sát thực trạng vận dụng BSC tại công ty Petro Pacific và đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty trong chương 2.

37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU

KHÍ THÁI BÌNH DƯƠNG – PETRO PACIFIC

2.1TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM

Kể từ khi Việt Nam đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng của thị trường xăng dầu năm 1989, quá trình chuyển đổi có thể phân chia thành 3 giai đoạn: trước năm 2000, từ năm 2000 đến cuối năm 2008 và từ cuối năm 2008 trở lại đây.

Giai đoạn trước năm 2000

Giai đoạn này kéo dài trên 10 năm, với sự gia tăng của các đầu mối nhập khẩu từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa.

Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là: nhờ quy định của Nhà nước về giá chuẩn, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc nguồn ngoại tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua tỷ giá phù hợp nên đã huy động được số ngoại tệ nhập khẩu gần 60% nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế sau khi không còn nguồn xăng dầu theo Hiệp định. Chính chủ trương không áp dụng cơ chế bù giá cho các đối tượng sử dụng xăng dầu thông qua doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu _ là điều kiện quyết định để Việt Nam có thể tự cân đối được ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu ngay cả khi nguồn ngoại tệ tập trung của Nhà nước từ dầu thô mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50% so với tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lúc đó.

Tuy nhiên, cơ chế quản lý - điều hành trong giai đoạn này cũng đã bộc lộ khá rõ những nhược điểm mà nổi bật là tương quan giá bán giữa các mặt hàng không hợp lý dẫn đến tiêu dùng lãng phí, nhà đầu tư không có đủ thông tin để tính toán đúng hiệu quả đầu tư nên chỉ cần thay đổi cơ chế điều hành giá sẽ làm ảnh hưởng rất lớn sử dụng nhiên liệu, nhiều nhà sản xuất thậm chí đã phải thay đổi công nghệ

38

do thay đổi nhiên liệu đốt (thay thế madut, dầu hoả bằng than, trấu, gas); gian lận thương mại xuất hiện do định giá thấp đối với mặt hàng chính sách (dầu hoả); Nhà nước giữ giá ổn định trong một thời gian quá dài thoát ly giá thế giới tạo sức ỳ và tâm lý phản ứng của người sử dụng về thay đổi giá mà không cần xét đến nguyên nhân và sự cần thiết phải điều chỉnh tăng giá.

Ở cuối của giai đoạn này giá thế giới - nguồn - thị trường đã có dấu hiệu biến động mạnh, ở mức cao hơn; các cân đối cung cầu và ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có nguy cơ bị phá vỡ khi tình trạng đó kéo dài trong khi Nhà nước chưa tìm được cơ chế điều hành thích hợp. Vì mục tiêu ổn định để phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước đã sử dụng biện pháp bình ổn giá, khởi đầu cho giai đoạn bù giá cho người tiêu dùng qua doanh nghiệp nhập khẩu trong gần 10 năm tiếp theo.

Giai đoạn từ năm 2000 đến cuối năm 2008

Về cơ bản, nội dung và phương thức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chưa có sự thay đổi so với giai đoạn trước đó. Trong khi đó, từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo. Do tiếp tục chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1 nghìn tỷ (năm 2000) lên đến 22 nghìn tỷ đồng năm 2008.

Việc áp dụng một biện pháp duy nhất (biện pháp bù giá), làm cho giá nội địa thoát ly giá thế giới trong một chu kỳ quá dài với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã nhiều lần hình thành mặt bằng giá mới cao hơn; ngoài yếu tố cung cầu thì yếu tố địa chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến biến động giá; biên độ dao động giá quá mạnh sau mỗi ngày đã làm cân đối ngân sách bị phá vỡ, doanh nghiệp bị kiệt quệ nguồn lực cho phát triển; việc kìm giá và điều chỉnh sốc tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chưa kể hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá làm méo mó nhu cầu, chuyển khá nhiều nguồn lực cho đại lý; phần lớn người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ về cơ

39

chế điều hành và lợi ích mà Nhà nước đem lại cho nhân dân nên thường xuyên có phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giá (kể cả tăng và giảm), từ đó chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội; thẩm lậu xăng dầu qua biên giới ngày càng phức tạp, khó kiểm soát; Nhà nước thất thu ngân sách kể cả lúc giá thấp hơn và cao hơn nước lân cận do thẩm lậu xăng dầu qua biên giới.

Hệ quả rất xấu của cơ chế bù giá xăng dầu kéo dài (mà người tiêu dùng vẫn hiểu là bù lỗ cho doanh nghiệp đầu mối) là việc khó chấp nhận điều chỉnh tăng giá, kể cả mức rất thấp và phản ứng mạnh trước thông tin doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có hiệu quả mà luôn được Nhà nước bù lỗ.

Giai đoạn từ cuối năm 2008 trở lại đây

Sự ra đời của Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 là một bước tiến trên con đường đưa xăng dầu đến với “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”, chấm dứt giai đoạn bù giá .

Theo Nghị định này giá xăng được quản lý theo nguyên tắc: a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định. Bản chất của Nghị định này thể hiện rõ: Nhà nước không bù lỗ; xăng dầu bán theo giá thị trường; có đủ xăng dầu cho đất nước; doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không bị lỗ, bảo toàn phát triển được vốn (của nhà nước, của doanh nghiệp, của cổ đông), để hội nhập thành công; bảo đảm các nghĩa vụ thu ngân sách để thực hiện các mục tiêu quốc gia.

Tóm lại, cơ chế bù giá kéo dài làm mất đi tính chủ động và cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng sự đầu cơ và thẩm lậu xăng dầu, người tiêu dùng không có ý thức tiết kiệm, Nhà nước mất đi khoản thu lớn. Nghị định 84/2009/NĐ-CP đã tạo ra bước đi lớn trong cơ chế quản lý Nhà nước để từng bước vận hành giá xăng dầu theo cơ chế giá thị trường, góp phần lành mạnh hóa thị trường cạnh tranh, ổn định kinh tế xã hội và tạo nguồn thu cho đất nước.

40

2.2GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ THÁI BÌNH DƯƠNG 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần Dầu Khí Thái Bình Dương (Petro Pacific) là doanh nghiệp có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và vận tải xăng dầu. Tiền thân của Công ty là Phòng Kinh doanh Xăng Dầu do Doanh nghiệp Nhà nước quản lý, là Công ty Dịch Vụ Vật Tư Thiết Bị và Sơn Vũng Tàu (MEPASCO) thành lập năm1996.

Ngày 23/11/1999 : Phòng Kinh Doanh Xăng Dầu được chuyển đổi thành Xí nghiệp Kinh Doanh và Vận Tải Xăng Dầu theo Quyết định số 436/QĐ-TC của Công ty MEPASCO.

Trong giai đoạn 1999-2007, cùng với sự phát triển của các xí nghiệp thành viên khác thuộc MEPASCO, Xí nghiệp Kinh Doanh và Vận Tải Xăng Dầu đã không ngừng phát triển, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Xí nghiệp Kinh doanh và Vận tải Xăng Dầu, ngày 25/04/2007, Đại Hội Đồng Cổ Đông nhiệm kỳ 3 (2007-2012) của Công ty MEPASCO đã nhất trí thông qua quyết định chuyển đổi Xí nghiệp Kinh Doanh và Vận tải Xăng Dầu thành Công ty Cổ phần Dầu Khí Thái Bình Dương.

Ngày 17/09/2007: Công ty Cổ phần Dầu Khí Thái Bình Dương đã chính thức ra đời theo Giấy phép kinh doanh số 4903000427 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp. Công ty Cổ phần Dầu Khí Thái Bình Dương đã tiếp nhận toàn bộ tài sản, phương tiện, các mối quan hệ khách hàng và đặc biệt đã thừa kế được bộ máy quản lý và toàn bộ đội ngũ hơn 100 cán bộ công nhân viên có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh và vận tải xăng dầu.

Hiện nay, Petro Pacific đã chính thức trở thành tổng đại lý của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và là đối tác phân phối chính thức sản phẩm dầu nhờn của Shell Việt Nam.

41

2.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty 2.2.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 2.2.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Lĩnh vực kinh doanh:

Petro Pacific hiện đang là Tổng đại lý của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, vận tải xăng dầu và gần đây là đại lý độc quyền phân phối dầu nhờn Shell tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Với hệ thống đại lý, các cửa hàng phân bố rộng và đội tàu chuyên dụng, Petro Pacific cung cấp các nhu cầu về nhiên liệu của khách hàng ở các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn, Nha Trang, Đắc Lắk, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ và các tỉnh lân cận khác nói chung và các nhu cầu về nhiên liệu của các khách hàng như tàu biển, tàu cá, công trình xây dựng nói riêng.

Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Petro Pacific cung cấp xăng dầu cho thị trường qua các kênh sau đây:

- Cửa hàng bán lẻ gồm 7 cửa hàng xăng dầu nằm địa bàn tỉnh Bà Rịa. - Đại lý gồm 40 đại lý bán lẻ ở các tỉnh Miền Nam.

- Các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, vận tải biển và công nghiệp.

Hiện nay, Petro Pacific sở hữu một đội tàu vận chuyển dầu với tổng dung tích là 8.950m3 gồm 07 chiếc trong đó có 01 tàu biển và 06 tàu sông. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải xăng dầu, công ty đã có kinh nghiệm trong chuyển tải xăng dầu ở vịnh Gành Rái vào các kho cho Tổng Công ty Xăng Dầu Quân Đội, Công ty PVOIL, Công ty Petrolimex; Vận chuyển xăng dầu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Vận chuyển dầu cho các nhà máy điện Nhơn Trạch (1,2), Nhà máy điện Cà Mau. Hiện nay, Công ty đang thực hiện hợp đồng vận chuyển và cấp dầu cho Liên doanh Vietsovpetro, PTSC với sản lượng bình quân 120 triệu lít/năm.

Công ty Petro Pacific là nhà phân phối duy nhất của Công ty Shell Việt Nam TNHH – Ngành Dầu Nhờn Hàng Hải, được ủy quyền cung cấp các sản phẩm dầu

42

nhờn Shell cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và hàng hải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đặc điểm hoạt động

- Sản phẩm:

o Xăng không chì RON 95 là tên hàng hóa của loại xăng không chì có trị số ốc tan không nhỏ hơn 95.

o Xăng không chì RON 92 là tên hàng hóa của loại xăng không chì có trị số ốc tan không nhỏ hơn 92.

o Dầu DO 0.05S là tên loại hàng hóa của nhiên liệu điêzen có hàm lượng lưu huỳnh (S) không lớn hơn 500mg/kg.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ THÁI BÌNH DƯƠNG.PDF (Trang 42)