Đối với tổng thể báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Vận dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ernst young việt nam (Trang 52)

b) Trường hợp xác lập mức trọng yếu dựa vào tình hình tài chính trên Bảng Cân đối kế toán:

3.2.4.2.Đối với tổng thể báo cáo tài chính

Để đưa ra ý kiến về tổng thể BCTC, KTV sẽ so sánh mức trọng yếu tổng thể PM với mức tổng hợp các sai sót đã phát hiện chưa điều chỉnh với sai sót dự tính.

Khi sai sót chưa điều chỉnh nhỏ hơn nhiều so với mức trọng yếu.

Ví dụ: Kết quả kiểm tra toàn bộ BCTC của công ty EEE. PM = 14.000 USD

TE = 7.000 USD

Bảng tổng hợp sai lệch chưa điều chỉnh:

Sai lệch Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế (USD) Phát hiện

Dự phòng Nợ phải thu dưới mức 900

Vốn hóa Tài sản cố định 2.400 3.300 Dự kiến Tính giá Hàng tồn kho 2.400 Xác nhận Nợ phải thu 3.000 5.400 Tổng hợp 8.700

Do sai sót tổng hợp 8.700 USD nhỏ hơn mức trọng yếu tổng thể 14.000 USD và sai sót khoản mục cũng nhỏ hơn mức trọng yếu cho từng khoản mục là 7.000 USD. Do đó, KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, tức BCTC trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Ví dụ tương tự như trên, nhưng bảng tổng hợp sai lệch chưa điều chỉnh có thay đổi như sau:

Sai lệch Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế (USD) Phát hiện

Dự phòng Nợ phải thu dưới mức 900

Vốn hóa Tài sản cố định 9.000 9.900 Dự kiến Tính giá Hàng tồn kho 2.400 Xác nhận Nợ phải thu 3.000 5.400 Tổng hợp 15.300

Lúc này KTV sẽ mở rộng các thủ tục kiểm toán hoặc yêu cầu đơn vị điều chỉnh sai sót phát hiện. Xem tổng sai sót chưa điều chỉnh có giảm xuống đáng kể so với mức trọng yếu hay không? Trong trường hợp này, đơn vị không điều chỉnh theo yêu cầu của KTV. Do đó, KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận, tức BCTC không được trình bày trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu.

Khi sai sót chưa điều chỉnh nhỏ hơn mức trọng yếu nhưng có khoản mục sai lệch trọng yếu.

Tương tự, với bảng tổng hợp sai lệch chưa điều chỉnh sau:

Sai lệch Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế (USD) Phát hiện

Dự phòng Nợ phải thu dưới mức 500

Vốn hóa Tài sản cố định 7.500 8.000 Dự kiến Tính giá Hàng tồn kho 1.400 Xác nhận Nợ phải thu 3.000 4.400 Tổng hợp 12.400

KTV đề nghị đơn vị điều chỉnh sai sót của khoản mục lớn hơn TE, nhưng đơn vị không chấp nhận. KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, tức BCTC trình bày trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu ngoại trừ khoản mục tài sản cố định.

Khi sai sót chưa điều chỉnh xấp xỉ bằng mức trọng yếu.

Với bảng tổng hợp sai lệch chưa điều chỉnh như sau:

Sai lệch Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế (USD) Phát hiện

Dự phòng Nợ phải thu dưới mức 2.500

Vốn hóa Tài sản cố định 5.500 8.000 Dự kiến Tính giá Hàng tồn kho 2.500 Xác nhận Nợ phải thu 3.000 5.500 Tổng hợp 13.500

Vì mức trọng yếu là ước tính dựa trên xét đoán nghề nghiệp, để tạo hành lang an toàn, KTV xem trường hợp này tương tự như trường hợp sai sót tổng hợp lớn hơn mức trọng yếu. KTV sẽ đưa ra ý kiến không chấp nhận nếu không thu thập thêm được bằng chứng khác và đơn vị không đồng ý điều chỉnh theo yêu cầu của KTV.

 Mặc dù vậy, trong thực tế, việc đưa ra ý kiến về BCTC không hoàn toàn dựa trên kết quả của việc so sánh mức trọng yếu tổng thể PM với tổng mức ước tính các sai sót không được phát hiện và các sai sót được phát phát hiện mà còn phụ thuộc vào sự xét đoán của KTV đối với từng trường hợp cụ thể vì mức trọng yếu đưa ra cũng chỉ là một xét đoán của KTV.

Một phần của tài liệu Vận dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ernst young việt nam (Trang 52)