Khi mà KTV nhận định rằng kết quả hoạt động kinh doanh là không phù hợp để xác lập mức trọng yếu kế hoạch, thì các chỉ tiêu khác dựa trên tình hình tài chính sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Giới hạn tỷ lệ phần trăm % mà các KTV xem xét khi xác lập mức trọng yếu kế hoạch là:
- Vốn chủ sở hữu: 1% - 5% - Tổng tài sản: 0,25% - 0,5%
Cụ thể, khi kết quả hoạt động của doanh nghiệp quá xấu ảnh hưởng đến tính thanh khoản và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp không niêm yết (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH..), những người sử dụng BCTC sẽ quan tâm đến vốn chủ sở hữu hơn là kết quả hoạt động kinh doanh. Xác định mức trọng yếu kế hoạch dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh có thể là một sự lựa chọn không thông minh và có thể dẫn đến việc sử dụng mức trọng yếu quá thấp, sẽ ảnh hưởng tới tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Trong những tình huống như vậy, xác định mức trọng yếu kế hoạch dựa vào vốn chủ sở hữu sẽ thích hợp hơn, và giới hạn thích hợp nằm trong khoảng từ 1% đến 5% vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nào là phù hợp thì tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, vị thế tài chính của khách hàng.
Trong một số trường hợp đặc biệt, KTV sẽ sử dụng tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn, trong khoảng từ 1% đến 3% vốn chủ sở hữu đối với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những công ty con trong một doanh nghiệp lớn thì vốn chủ sở hữu là một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong tổng tài sản (Ví dụ: những công ty dịch vụ tài chính mà có đòn bẩy tài chính cao), KTV có thể xem xét việc sử dụng tỷ lệ phần trăm cao hơn trong khoảng trên. Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn có thể được áp dụng thích hợp khi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường không vững chắc (Ví dụ: tăng trưởng hay suy thoái quá nhanh), doanh thu đang giảm và doanh nghiệp phải chịu tổn thất hoặc có vấn đề về tính thanh khoản.
Khi vốn của cổ đông bị giảm hay trở nên nhỏ đi do lỗ lũy kế qua nhiều năm, mức trọng yếu cũng giảm tương ứng nếu sử dụng chỉ tiêu vốn chủ sỡ hữu. Lúc này chỉ tiêu vốn chủ sở hữu sẽ không còn thích hợp. Trong những tình huống như vậy, KTV cần xem xét sử dụng tỷ lệ phần trăm rất nhỏ trong tổng tài sản (thường là 0,25% đến 0,5% tổng tài sản) để thiết lập PM.
Khi doanh nghiệp hoạt động không có lãi hoặc gần như hòa vốn hoặc dao động lên xuống giữa lời và lỗ từ năm này qua năm khác. Trong những trường hợp này, doanh thu hoặc lợi nhuận gộp có thể là phương pháp tốt hơn để ước tính mức trọng yếu kế hoạch. Nếu khách hàng tiếp tục hoạt động không có lãi, thậm chí là lỗ, thì kết quả hoạt động hầu như sẽ không còn là phương pháp thích hợp dùng để ước lượng mức trọng yếu kế hoạch, chỉ tiêu tài sản thuần có thể được lựa chọn để xác định PM. KTV không được sử dụng kết quả hoạt động lỗ của khách hàng làm cơ sở để xác định mức trọng yếu kế