Vận dụng mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Vận dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ernst young việt nam (Trang 42)

b) Trường hợp xác lập mức trọng yếu dựa vào tình hình tài chính trên Bảng Cân đối kế toán:

3.2.1.Vận dụng mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, mức trọng yếu được vận dụng trong việc xác định các khoản mục và thông tin thuyết minh nào là quan trọng và không quan trọng. Để từ đó, nhóm trưởng nhóm kiểm toán sẽ có sự sắp xếp và phân chia phù hợp nguồn lực, thời gian và thủ tục kiểm toán phù hợp cho mỗi tài khoản riêng biệt cũng như những thông tin thuyết minh.

Khoản mục và thông tin thuyết minh quan trọng:

Khoản mục quan trọng: là khoản mục có thể có những sai sót trọng yếu dựa trên quy mô của nó, tức những khoản mục có số dư hay nghiệp vụ phát sinh lớn trong kỳ. KTV sẽ bắt đầu xem xét việc xác định các khoản mục quan trọng trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Một khoản mục với số dư gần hoặc lớn hơn mức trọng yếu khoản mục TE thì được xem là khoản mục quan trọng. Những khoản mục với số dư nhỏ hơn TE cũng là khoản mục quan trọng nếu, xét riêng biệt hay tổng hợp lại, chúng có khả năng có sai sót gần hoặc lớn hơn TE. Vì vậy, KTV sẽ xem xét những khoản mục nào là quan trọng dựa trên mức độ nhạy cảm với sai sót trọng yếu; bản chất hoặc số lượng giao dịch trong quy trình ghi nhận khoản mục đó chứ không chỉ xem xét quy mô của khoản mục. Ví dụ: Số dư khoản mục hàng tồn kho của một doanh nghiệp sản xuất là không lớn, tuy nhiên, do số lượng các giao dịch liên quan tới khoản mục này là rất lớn nên sai sót trọng yếu có thể xuất hiện vào ngày lập BCTC. Do đó, trong trường hợp này, khoản mục hàng tồn kho được xem là khoản mục quan trọng. Hoặc, số dư khoản mục tiền là nhỏ nhưng số lượng các giao dịch liên quan tới tài khoản này, cũng như mức độ nhạy cảm của tiền rất dễ bị biển thủ bởi nhân viên làm cho tiền là một khoản mục quan trọng ở hầu hết các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì các KTV cũng cần xem xét một cách riêng biệt các thành phần cấu thành nên một khoản mục. Chẳng hạn: với khoản mục hàng tồn kho được xem là một khoản mục quan trọng, nó lại bao gồm nhiều phần khác nhau như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và hàng hóa. Những giao dịch ảnh hưởng tới khoản mục hàng tồn kho có thể khác nhau giữa các bộ phận trên. Do đó, KTV phải xem xét xử lý mỗi bộ phận của hàng tồn kho như là một khoản mục quan trọng riêng biệt. Hoặc, với khoản mục nợ phải thu thì nợ phải thu từ bên thứ ba và nợ phải thu từ các bên liên quan phải được xem xét như những khoản mục riêng biệt bởi vì có sự khác nhau giữa hóa đơn bán hàng hoặc bởi vì có sự khác nhau giữa rủi ro tiềm tàng.

Một vấn đề khác nữa là mặc dù một số khoản mục không trọng yếu khi xét quy mô của nó so với TE, nhưng vẫn có thể là khoản mục quan trọng khi xem xét ở khía

cạnh định tính của tính trọng yếu. Chẳng hạn như các thông tin liên quan tới luật pháp; những mâu thuẫn giữa quyền lợi và những đặc quyền trái phép của nhà quản lý hoặc những khoản mục đặc biệt dù giá trị nhỏ hơn PM, TE nhưng lại ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC. Trong tình huống này, những khoản mục này sẽ là khoản mục quan trọng và KTV sẽ xây dựng chiến lược kiểm toán phù hợp để đáp ứng lại mong đợi của người sử dụng BCTC. Ví dụ: Mức bồi thường cho Ban Giám đốc mặc dù không lớn khi xét ở khía cạnh định lượng nhưng lại là nhân tố mà người sử dụng tập trung khi xem xét BCTC và vì vậy được xem xét là khoản mục quan trọng. Những người sử dụng BCTC có thể quan tâm đến số tiền thù lao được ghi nhận trên BCTC của Ban Giám đốc và những sai sót trong khoản mục này. Hoặc người sử dụng BCTC có thể quan tâm đến những thủ tục phân tích riêng biệt về những khoản mục liên quan đến hoạt động liên tục của đơn vị và do đó khoản mục này sẽ trở nên nhạy cảm với những rủi ro của sai sót trọng yếu.

Thông tin thuyết minh: tất cả thông tin thuyết minh đều quan trọng dù giá trị của chúng nhỏ hơn TE, bởi vì một sai sót nhỏ trên một thông tin thuyết minh sẽ ảnh hưởng tới những quyết định của người sử dụng BCTC. Ví dụ, một sai sót nhỏ hơn TE ở thông tin thuyết minh về sự bồi thường cho Ban Giám đốc có thể được xem là sai sót trọng yếu bởi vì mức độ được quan tâm và nhạy cảm của thông tin này. Tương tự, những thông tin thuyết minh dưới hình thức thông báo mặc dù không trọng yếu vẫn có thể ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC. Ví dụ, việc không thuyết minh thông tin liên quan hoặc thuyết minh không chính xác về một sự kiện quan trọng liên quan đến việc kiện tụng có thể được xem xét là sai sót trọng yếu vì mức độ được quan tâm và nhạy cảm của thông tin này.

Khoản mục không quan trọng:

Là những khoản mục có số dư gần bằng hoặc lớn hơn TE, nhưng không có rủi ro của sai sót trọng yếu hoặc những khoản mục có số dư nhỏ hơn TE mà KTV xác định là không nhạy cảm với sai sót trọng yếu.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp niêm yết, KTV thường không mong đợi sẽ có nhiều những khoản mục không quan trọng, sẽ không thể có những khoản mục có số dư lớn hơn TE mà không có rủi ro trọng yếu bởi vì những doanh nghiệp này luôn tồn tại nhiều rủi ro hơn so với những doanh nghiệp không niêm yết.

 Sau khi đã xác định được đâu là khoản mục, thông tin thuyết minh trọng yếu, đâu là khoản mục không trọng yếu, nhóm trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân bổ thời gian, sắp xếp nhân lực cũng như thiết kế thủ tục kiểm toán phù hợp cho từng khoản mục.

Một phần của tài liệu Vận dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ernst young việt nam (Trang 42)