Trường hợp xác lập mức trọng yếu dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh:

Một phần của tài liệu Vận dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ernst young việt nam (Trang 38)

KTV thực hiện kiểm toán cho công ty AAA, một công ty kinh doanh Bất động sản được thành lập tại Việt Nam theo luật đầu tư số 411012000199 ban hành bởi ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào 12/10/2006 và được sửa đổi bổ sung ngày 12/09/2007. Công ty đầu tư vào các dự án bất động sản trên cả nước, cung cấp các căn hộ từ cao cấp đến bình dân cho các tầng lớp dân cư, vốn đầu tư hợp pháp của công ty

trước cho thấy khách hàng không xảy ra nghiệp vụ bất thường. KTV có thể kết luận rằng trong trường hợp này, chỉ tiêu phù hợp có thể dùng làm cơ sở để ước lượng mức trọng yếu là lợi nhuận trước thuế và PM được xác lập ở mức 5%. Do KTV không có ý định nâng mức trọng yếu kế hoạch vượt qua 5%, KTV không cần thiết phải xem xét đến những điều kiện đặc biệt và không cần thảo luận trước với bộ phận PPD dù công ty này mới niêm yết trên sàn chứng khoán. TE và tổng hợp những chênh lệch kiểm toán SAD cũng sẽ được thiết lập ở mức bình thường, nghĩa là TE bằng 50% PM và SAD bằng 10% TE.

Tại thời điểm xác lập mức trọng yếu, khách hàng vẫn chưa xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính sẽ kiểm toán. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kiểm toán năm trước, KTV nhận thấy khách hàng có thực hiện dự báo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Đánh giá của KTV về công tác dự báo này qua các năm là hiệu quả và đáng tin cậy, do đó KTV sẽ sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự báo cho năm tài chính để ước lượng PM.

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu sử dụng Cơ sở Lợi nhuận PM = 5% Lợi nhuận TE = 50% PM SAD = 10% TE

Lợi nhuận trước thuế Dự báo 90.000 4.500 2.250 225

Điều này có nghĩa là, trong một cuộc kiểm toán, tất cả những sai phạm ở mức độ nghiệp vụ có giá trị từ 225 triệu VNĐ trở lên sẽ được ghi nhận vào bảng tổng hợp những chênh lệch kiểm toán. Trên BCTC đã được kiểm toán, tổng hợp những sai phạm đã phát hiện và chưa phát hiện sẽ không vượt quá 2.250 triệu VNĐ ở mức độ từng khoản mục và 4.500 triệu VNĐ ở phạm vi tổng thể BCTC.

Kết quả của việc tính toán này sẽ được KTV ghi nhận vào bảng ghi nhớ về kế hoạch kiểm toán ASM. Trong trường hợp này KTV sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 5% để tính PM nên KTV sẽ không cần phải ghi nhận lý do của việc lựa chọn đó.

Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV xác định được lợi nhuận thực tế mà công ty đạt được là 91.285 triệu VNĐ thay vì 90.000 triệu VNĐ như dự báo. Tuy nhiên, KTV sẽ không điều chỉnh lại PM, TE vì ngoài thay đổi trên thì mọi hoạt động khác của đơn vị đều không có biến động gì lớn. Mức chênh lệch trên là không lớn, mà lợi nhuận thực tế lại lớn hơn mức dự báo, nếu tính lại thì PM sẽ lớn hơn mức cũ vài chục triệu. Để đảm bảo có thể phát hiện hết những sai sót trọng yếu trên BCTC, KTV đã giữ nguyên mức trọng yếu ban đầu.

Lấy ví dụ một khách hàng khác của E&Y, công ty kinh doanh Bất động sản BBB. Công ty này có tình hình hoạt động tương tự như AAA, và KTV cũng xác lập PM

bằng 5% lợi nhuận trước thuế, nhưng do cuộc kiểm toán thực hiện trước ngày kết thúc niên độ nên KTV cũng sử dụng kết quả dự báo của đơn vị để tính PM, TE.

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu sử dụng Cơ sở Lợi nhuận PM = 5% Lợi nhuận TE = 50% PM SAD = 10% TE

Lợi nhuận trước thuế Dự báo 120.000 6.000 3.000 300

Tương tự trường hợp trên, trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV xác định được lợi nhuận thực tế mà công ty đạt được là 99.450 triệu VNĐ thay vì 120.000 triệu VNĐ như dự báo. Lúc này, để đảm bảo BCTC không chứa đựng những sai sót trọng yếu, KTV đã xác định lại PM, TE:

- PM = 5% * 99,450 = 4.972,5 triệu VNĐ - TE = 50% * PM = 2.486,25 triệu VNĐ - SAD = 10% * TE = 248.625.000 VNĐ

Cũng trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV phát hiện ra 3 sai sót: một nghiệp vụ hàng bán bị trả lại không được ghi nhận, một nghiệp vụ ghi nhận sai giá bán và một nghiệp vụ ghi nhận sai số lượng hàng bán với tổng sai sót ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế là 9.215 triệu VNĐ. KTV đã yêu cầu đơn vị điều chỉnh, do đó các bút toán này đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, là cơ sở mà KTV sử dụng để xác định PM lúc ban đầu. Do đó, trong giai đoạn đưa ra kết luận kiểm toán, KTV sẽ xác định lại mức trọng yếu:

- Lợi nhuận trước thuế (sau khi điều chỉnh) = 99.450 + 9.215 = 108.665 triệu VNĐ - PM = 5% x Lợi nhuận trước thuế = 5.433,25 triệu VNĐ

- TE = 50% x PM = 2.716,625 triệu VNĐ - SAD = 10% x TE = 271.662.500 VNĐ

Đồng thời KTV phải xem xét những thử nghiệm cơ bản có liên quan để có các điều chỉnh kịp thời, ví dụ như các thử nghiệm chi tiết sẽ mở rộng ra các nghiệp vụ lớn hơn hoặc bằng 271.662.500 VNĐ.

Một phần của tài liệu Vận dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ernst young việt nam (Trang 38)