Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 37)

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Vinafor Cần Thơ XƯỞNG SX - Tole các loại - Lưới rào B40 Xưởng SX Bột trét tường hiệu Dragon P.TGĐ KD & ĐẦU TƯ

ĐẠI HỘIĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘIĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI BỘ CÔNG TY CÁC ĐOÀN THỂ BAN KIỂM SOÁT GĐ TÀI CHÍNH - KTT P.TGĐ NỘI VỤ + SX P.KẾ TOÁN GĐ SẢN XUẤT GĐ CUNG ỨNG ĐIỀU BỘ GĐ.CN HOÀ PHÚ GĐ KINH DOANH - Phương tiện v/c - Bốc xếp Tổng kho - VLXD - Kho sơn Kinh doanh + KH & Đầu tư Q.TRỊ + HC

Ghi chú : Quan hệ lãnh đạo

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

- Đại hội đồng Cổ đông : Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội cổ đông thành lập.

- Ban kiểm soát : ban kiểm soát có 3 thành viên. Thành viên của Ban kiểm soát được Đại hội đồng cổ đông bầu theo thể thức bầu cử trực tiếp.

- Hội đồng quản trị : HĐKD và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý khác. Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Tổng Giám đốc : là người điều hành chung toàn bộ các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và cơ quan chủ quản của cấp trên.

- Phó Tổng Giám đốc kinh doanh và đầu tư : có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng Giám đốc những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình. Đồng thời chỉ đạo phòng ban thuộc mình quản lý, giải quyết những công việc do Tổng Giám đốc uỷ quyền khi đi vắng. Hiện tại do Tổng Giám đốc kiêm nhiệm.

- Phó Tổng Giám đốc nội vụ + sản xuất : chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, khai thác nguồn hàng ngoài thị trường. Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của Công ty giao.

- Giám đốc kinh doanh : quản lý tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, quản lý cửa hàng VLXD, xưởng cán Tole, bột trét tường và lưới B40. Đồng thời, bộ phận kinh doanh cửa hàng phải tổ chức khai thác, phát triển kinh doanh VLXD và trang trí nội - ngoại thất.

- Giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành sản xuất tại các phân xưởng, đảm bảo hoàn thành sản xuất tại các phân xưởng theo đúng qui cách, đúng đơn đặt hàng, đúng khoản thời gian. Đề xuất với Ban giám đốc các vấn đề về cải tiến kỹ thuật, máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.

- Giám đốc cung ứng điều bộ: trực tiếp đàm phán, thoả thuận với khách hàng về giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng trình Phó Giám đốc điều hành xem xét ký kết hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng nhằm đáp ứng kịp thời, đủ và đúng kế hoạch và tiến độ sản xuất của các xưởng.

Thường xuyên đánh giá các nhà cung cấp hiện tại, tìm kiếm các nhà cung cấp mới trên thị trường.

- Giám đốc tài chính (kế toán trưởng): chuẩn bị báo cáo và phân tích tài chính cho Ban Giám đốc Công ty. Có nhiệm vụ phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính, theo dõi lợi nhuận và CP; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt. Tham mưu cho ban giám đốc Công ty quản lý điều hành tài chính sao cho hiệu quả, đảm bảo mọi HĐKD của Công ty.

- Phòng kế toán: Là bộ phận công tác, điều hành và quản lí các khoản thu chi của công ty theo quy định của nhà nước. Thu thập thông tin, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tài sản và kinh phí. Ghi chép, tính toán đầy đủ các khoản thu chi do phát sinh và xác định kết quả kinh doanh. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng các quy định kế toán của nhà nước. Quản lý hoạt động tài chính của Công ty. Thực hiện mọi nghiệp vụ kế toán và tính toán cân đối giá thành sản phẩm. Lưu trữ và bảo toàn sổ sách, chứng từ liên quan đến toàn bộ hoạt động của Công ty. Trích nộp ngân sách nhà nước, thuế và sử dụng quỹ theo quy định của pháp luật.

3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

3.3.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là mô hình kế toán tập trung, có nghĩa là toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán.

Với mô hình này phòng kế toán là bộ máy kế toán duy nhất của đơn vị thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán từ khâu thu thập chứng từ, phân loại và xử lý đến khâu ghi sổ, lập báo cáo kế toán, làm báo cáo thuế, khai thuế.

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty

3.3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận: - Kế toán trưởng:

+ Là người tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, tổ chức bộ phận công tác thống kê và bộ máy kế toán cho phù hợp với HĐKD căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuất trong kinh doanh.

+ Yêu cầu các kế toán viên quản lý, kiểm soát chặt chẽ các trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán.

+ Lập kế hoạch tài chính, sơ đồ hạch toán và các nguồn trích lập sử dụng quỹ.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sổ sách kinh doanh lên ban giám đốc.

+ Lập báo cáo tài chính và xác định kết quả kinh doanh vào cuối tháng, quý, năm.

- Kế toán tổng hợp : Trực tiếp làm công việc kế toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ gốc, bảng kê, phân bổ, chứng từ ghi sổ sau khi đã phân loại ghi vào một tài khoản thích hợp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vào sổ cái, khóa sổ cái, khoá sổ, rút số dư lập bảng cân đối số phát sinh, trực tiếp theo dõi một số thanh quyết toán với một số khách hàng lớn.

- Kế toán thanh toán : Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán thanh toán tiến hành kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ của chứng từ gốc tiến hành lập bảng kê chi hoặc phiếu chi sau đó chuyển sang cho thủ quỹ để tiến hành chi tiền. Theo dõi tình hình thanh toán với toàn bộ khách hàng.

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán hàng hoá Kế toán bán hàng Thủ quỹ

- Kế toán hàng hoá : Có trách nhiệm quản lý các khoản nhập kho, xuất kho để ghi sổ và lập bảng tổng hợp các phiếu thu, chi và số tồn kho để thuận tiện cho việc lập báo cáo một cách chính xác.

- Kế toán bán hàng : Tổng hợp các CP, doanh thu bán hàng, tình hình phát sinh và thu thập các số liệu để xác định kiết quả kinh doanh có hiệu quả vào mỗi quí, tháng hay cuối năm cho kế toán trưởng.

- Thủ quỹ : Chịu mọi trách nhiệm về việc thu chi tiền mặt theo phiếu thu phiếu chi, ghi chép vào sổ và báo cáo hàng ngày, không được nhờ người thay thế, nhờ người thay thế ủy quyền cho ai và phải có quyết định của giám đốc bằng văn bản. Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý, nhập quỹ và phải thường xuyên kiểm tra tiền trong quỹ, đối chiếu với các số liệu trong sổ kế toán và sổ quỹ để kịp thời tìm biện pháp xử lý.

3.3.2 Tổ chức hình thức kế toán

Hình thức kế toán công ty đang áp dụng là hình thức kế toán trên máy vi tính theo Nhật ký chung. Công ty đang áp dụng phần mềm Vietsun để hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh hằng ngày tại công ty.

3.3.2.1 Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ hạch toán

Ghi chú:

Nhập số liệu hằng ngày

In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ SÁCH KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

PHẦN MỀM

3.3.2.2. Trình t ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

3.3.3 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam (VND)

- Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và các thông tư sửa đổi bổ sung.

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng.

- Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

3.3.4 Tổ chức chứng từ kế toán

Để đáp ứng nhu cầu luân chuyển và xử lý thông tin một cách kịp thời Công ty đã sử dụng chế độ chứng từ kế toán bao gồm:

- Phiếu thu, phiếu chi,...

- Lệnh thanh toán (Lệnh Có), Ủy nhiệm chi,... - Kế toán báo có.

- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường. - Sổ nhật ký chung, sổ cái và các chứng từ có liên quan,...

3.4 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Thông qua bảng báo cáo kết quả HĐKD ta sẽ phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua 3 năm, qua đó giúp cho nhà quản lý không những sơ bộ nắm được kết quả hoạt động tiêu thụ, hoạt động đầu tư,...cùng các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu được mà còn sơ bộ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh từ năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính tại phòng kế toán của Công ty 2010, 2011, 2012.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình kinh doanh của công ty biến động mạnh, nhìn chung doanh thu thuần của công ty có chiều hướng giảm mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu thuần giảm so với năm 2010 là 17.902 triệu đồng tức giảm 18,39%, do số lượng hàng hóa bán ra bị sụt giảm. Với việc giảm doanh thu sẽ đồng nghĩa CP sản xuất cũng giảm theo ở mức độ hợp lý, tuy nhiên với sự nổ lực trong tiết kiệm CP đã giúp lợi nhuận tăng thêm 168 triệu đồng tương ứng tăng 6,8%. Đến năm 2012, doanh thu thuần tiếp tục giảm và giảm đi 41.655 triệu đồng tức giảm 52,44% so với năm 2011, vì vậy lợi nhuận của công ty đã giảm 1.634 triệu đồng tức giảm 61,94% so với năm

2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần

về bán hàng và cung cấp dịch vụ 97.336 79.434 37.779 (17.902) (18,39) (41.655) (52,44) Giá vốn hàng bán 87.157 67.285 27.804 (19.872) (22,80) (39.481) (58,68) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.179 12.149 9.975 1.970 19,35 (2.174) (17,89) Doanh thu hoạt động tài chính 13 128 47 115 884,62 (81) (63,28) CP tài chính 2.783 4.470 4.364 1.687 60,62 (106) (2,37) CP bán hàng 3.116 3.394 2.985 278 8,92 (409) (12,05) CP quản lý DN 1.885 1.803 1.681 (82) (4,35) (122) (6,77)

Lợi nhuận thuần

từ HĐKD 2.408 2.610 992 202 (8,39) (1.618) (62,99) Thu nhập khác 62 219 12 157 253,23 (207) (94,52) CP khác 191 191 (191) (100) Lợi nhuận khác 62 28 12 (34) (54,84) (16) (57,14) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

2.470 2.638 1.004 168 6,80 (1.634) (61,94) CP thuế thu nhập DN hiện hành 309 231 176 (78) (25,24) (55) (23,81) CP thuế thu nhập DN hoãn lại _ _ _ _ _ _ _

Lợi nhuận sau

thuế thu nhập DN

2.161 2.407 828 246 11,38 (1.579) (65,60)

Lãi cơ bản trên cổ

phiếu

2011. Đây là khoảng thời gian thị trường vật liệu ế ẩm nhất do tình trạng cắt giảm đầu tư công của nhà nước, thị trường bất động sản đóng băng chưa khắc phục được, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai nên dẫn đến nhu cầu tiêu thụ VLXD giảm đáng kể.

Cùng với sự sụt giảm của doanh thu, CP của công ty cũng giảm ở mức độ tương ứng với doanh thu hoàn toàn hợp lý qua các năm. Năm 2011 giá vốn hàng bán là 67.285 triệu đồng giảm đi 19.872 triệu đồng tức giảm 22,80% so với năm 2010, năm 2012 thì giá vốn hàng bán giảm so với năm 2011 là 39.481 triệu đồng tương ứng giảm 58,68%. Nguyên nhân giảm giá vốn hàng bán là do số lượng hàng hóa bán ra trong năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011.

Do doanh thu và lợi nhuận giảm nên thuế thu nhập mà công ty đóng góp cho ngân sách ngày càng giảm. Đây là một tín hiệu cho thấy hoạt động của công ty có hướng sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên công ty luôn phấn đấu đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính tại phòng kế toán của Công ty 6 tháng 2012, 6 tháng 2013.

Qua kết quả HĐKD của công ty Cổ phần Vinafor Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy có nhiều biến động khả quan. Doanh thu thuần 6 tháng đầu

2013/2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 17.855 23.034 5.179 29,01 Giá vốn hàng bán 13.526 17.830 4.304 31,82 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.329 5.204 875 20,21

Doanh thu hoạt động tài chính 21 20 (1) (4,76)

CP tài chính 2.036 1.763 (273) (13,41)

CP bán hàng 1.248 1.596 348 27,88

CP quản lý DN 619 876 257 41,52

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 447 989 542 121,25

Thu nhập khác 6 9 3 50,00

CP khác _ _ _ _

Lợi nhuận khác 6 9 3 50,00

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 453 998 545 120,59

CP thuế thu nhập DN hiện hành 79 175 96 121,52

CP thuế thu nhập DN hoãn lại _ _ _ _

Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 374 823 449 120,05

năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 5.179 triệu đồng tương ứng tăng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)