Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 93)

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó khẳng định DN sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không. Tuy nhiên chỉ nhìn lợi nhuận ở góc độ riêng lẻ thì ta không đánh giá chính xác được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vì số lợi nhuận này không phù hợp với lượng CP bỏ ra, doanh thu đạt được và khối lượng tài sản mà công ty đã sử dụng. Do đó ta nên đặt lợi nhuận vào trong mối quan hệ của doanh thu trong kỳ, với tổng số vốn mà công ty đã bỏ ra trong kỳ mà phân tích.

Bảng 4.32 Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn qua 3 năm 2010 – 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính tại phòng kế toán của Công ty 2010, 2011, 2012.

Hình 4.1 Sơ đồ Dupont của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012

Qua bảng phân tích số liệu và sơ đồ trên ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và đòn bẩy tài chính. Trong đó, ROA lại chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là suất sinh lời của doanh thu và số vòng quay tổng tài sản nên để phân tích sự biến

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/ 2010 2012/2011 Hệ số lợi nhuận ròng (ROS) % 2,22 3,03 2,19 0,81 (0,84) Suất sinh lời của tổng tài

sản (ROA) % 4,934 5,18 1,81 0,25 (3,37) Số vòng quay tài sản(VQTTS) Vòng 2,22 1,71 0,83 (0,51) (0,88) Hiệu quả sử dụng vốn (ROE) % 25,08 28,88 10,57 3,8 (18,31) Đòn bẩy tài chính Lần 5,083 5,57 5,83 0,49 0,26 ROE (%) 2010 2011 2012 25,08 28,88 10,57 ROA (%) 2010 2011 2012 4,928 5,18 1,81 Đòn bẩy tài chính (lần) 2010 2012 2013 5,089 5,57 5,84 Vòng quay tổng tài sản 2010 2011 2012 2,22 1,71 0,83 ROS (%) 2010 2011 2012 2,22 3,03 2,19 Lợi nhuận ròng Năm Trđ 2010 2.161 2011 2.407 2012 828

Doanh thu thuần Năm Trđ

2010 97.336 2011 79.434 2012 37.779

Doanh thu thuần Năm Trđ 2010 97.336 2011 79.434 2012 37.779 Tổng tài sản Năm Trđ 2010 43.815 2011 46.483 2012 45.685 X X : :

động của ROE ta xem xét mối quan hệ của 3 nhân tố là suất sinh lợi của doanh thu, số vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính.

Ta có phương trình Dupont được viết lại như sau: Q = a x b x c

Trong đó:

Q: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu a: Suất sinh lời của doanh thu b: Số vòng quay tổng tài sản c: Đòn bẩy tài chính

* Năm 2011 so với năm 2010

Gọi Q0 là ROE năm 2010 Gọi Q1 là ROE năm 2011 Ta có:

Q0 = a0.b0.c0 Q1 = a1.b1.c1

Chênh lệch ROE giữa năm 2011 và năm 2010. ∆Q = Q1 - Q0 = 28,8 – 25,08 = 3,8

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (suất sinh lời của doanh thu) ∆a = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = 34,23 – 25,08 = 9,15

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (số vòng quay tổng tài sản) ∆a = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 = 26,37 – 34,23 = - 7,86

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (đòn bẩy tài chính) ∆a = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 = 28,88 – 26,37 = 2,51

Nhận xét:

ROE năm 2011 tăng 3,8% so với năm 2010 là do:

. Suất sinh lợi của doanh thu năm 2011 tăng 0,81% so với năm 2010 nên đã làm cho ROE năm 2011 tăng 9,15% so với năm 2010.

. Số vòng quay tổng tài sản năm 2011 giảm 0,51 vòng so với năm 2010 nên đã làm cho ROE giảm 7,86% so với năm 2010.

. Đòn bẩy tài chính năm 2011 tăng 0,49 lần so với năm 2010 nên đã làm cho ROE năm 2011 tăng 2,51% so với năm 2010.

Nhìn chung tốc độ tăng của ROE tương đối chậm, nguyên nhân là do số vòng quay tài sản giảm nên đã làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Vì vậy muốn tăng tốc độ của ROE lên thì phải tăng số vòng quay tài sản. Cụ thể đối với số vòng quay của tài sản thì biện pháp cần thiết nhất là tăng doanh thu bán hàng lên nên công ty cần phải có những chính sách thu hút, tiếp cận khách hàng nhằm hiểu rõ nhu cầu về khách hàng cũng như giúp hoàn thiện hơn trong công tác quản lý.

* Năm 2012 so với năm 2011

Gọi Q1 là ROE năm 2011 Gọi Q2 là ROE năm 2012 Ta có:

Q1 = a1.b1.c1 Q2 = a2.b2.c2

Chênh lệch ROE giữa năm 2012 và năm 2011. ∆Q = Q2 – Q1 = 10,57 – 28,88 = - 18,31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (suất sinh lời của doanh thu) ∆a = a2.b1.c1 - a1.b1.c1 = 20,86 – 28,88 = - 8,02

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (số vòng quay tổng tài sản) ∆a = a2.b2.c1 – a2.b1.c1 = 10,25 – 20,86 = - 10,61

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (đòn bẩy tài chính) ∆a = a2.b2.c2 – a2.b2.c1 = 10,57 – 10,25 = 0,32

Nhận xét:

ROE năm 2012 giảm 18,31% so với năm 2011 là do:

. Suất sinh lợi của doanh thu năm 2012 giảm 0,84% so với năm 2011 nên đã làm cho ROE năm 2012 giảm 8,02% so với năm 2011.

. Số vòng quay tổng tài sản năm 2012 giảm 0,88 vòng so với năm 2011 nên đã làm cho ROE năm 2012 giảm 10,61% so với năm 2011.

. Đòn bẩy tài chính năm 2012 tăng 0,26 lần so với năm 2011 nên đã làm cho ROE năm 2012 tăng 0,32% so với năm 2011.

Qua phần nhận xét ta thấy có hai yếu tố làm giảm ROE xuống mức 10,57% năm 2012 tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 0,1057 đồng lợi nhuận sau thuế và hai yếu tố cần chú trọng đến đó là suất sinh lời doanh thu (ROA) và số vòng quay của tổng tài sản (VQTTS). Như đã phân tích trong giai đoạn 2010 – 2011 thì công ty phải tăng doanh thu bán hàng để có thể cải thiện số vòng quay của tài sản, bên cạnh đó công ty có thể cải thiện vòng quay của tài sản bằng cách phấn đấu tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, tăng cường các hoạt động, xúc tiến bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Về suất sinh lời doanh thu, công ty cũng cần có biện pháp cải thiện để giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn, như: công ty cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm CP, tăng giá bán để có lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Ta có thể chọn một trong hai biện pháp này để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Bảng 4.33 Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính tại phòng kế toán của Công ty 6 tháng 2012, 6 tháng 2013.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Hệ số lợi nhuận ròng (ROS) % 2,09 3,57

Suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) % 0,83 1,76 Số vòng quay tài sản(VQTTS) Vòng 0,40 0,49

Hiệu quả sử dụng vốn (ROE) % 4,71 11,18

Hình 4.6 Sơ đồ Dupont của Công ty qua 6 tháng đầu năm 2013

* 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012

Gọi Q3 là ROE 6 tháng đầu năm 2012 Gọi Q4 là ROE 6 tháng đầu năm 2013 Ta có:

Q3 = a3.b3.c3 Q4 = a4.b4.c4

Chênh lệch ROE giữa 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2012. ∆Q = Q4 – Q3 = 11,18 – 4,71 = 6,47

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (suất sinh lời của doanh thu) ∆a = a4.b3.c3 - a3.b3.c3 = 8,13 – 4,71 = 3,42

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (số vòng quay tổng tài sản) ∆a = a4.b4.c3 – a4.b3.c3 = 9,95 – 8,13 = 1,82

. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (đòn bẩy tài chính) ∆a = a4.b4.c4 – a4.b4.c3 = 11,18 – 9,95 = 1,23 ROE (%) 6 TĐN 2012 6 TĐN 2013 5,49 11,52 ROA (%) 6 TĐN2012 6 TĐN 2013 0,83 1,76 Đòn bẩy tài chính (lần) 6 TĐN2012 6 TĐN 2013 6,63 6,54 Vòng quay tổng tài sản 6 TĐN2012 6 TĐN 2013 0,40 0,49 ROS (%) 6 TĐN2012 6 TĐN 2013 2,09 3,57 Lợi nhuận ròng 6 TĐNăm Trđ 2012 374 2013 823

Doanh thu thuần Năm Trđ 2012 17.855 2013 23.034 Tổng tài sản Năm Trđ 2012 45.092 2013 46.669 X X : :

Doanh thu thuần Năm Trđ

2012 17.855 2013 23.034

Nhận xét:

ROE 6 tháng đầu năm 2013 tăng 6,47% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do:

. Suất sinh lợi của doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1,48% so với 6 tháng đầu năm 2012 nên đã làm cho ROE 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3,42% so với 6 tháng đầu năm 2012.

. Số vòng quay tổng tài sản 6 tháng đầu năm 2013 tăng 0,09 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012 nên đã làm cho ROE 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1,82% so với 6 tháng đầu năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Đòn bẩy tài chính 6 tháng đầu năm 2013 tăng 0,65 lần so với 6 tháng đầu năm 2012 nên đã làm cho ROE 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1,23% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Qua phần nhận xét ta thấy có ROE 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, do cả 3 yếu tố đều có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2012. Công ty nên giữ vững tốc độ tăng này để ngày càng phát triển vững mạnh hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 93)