Tổng nguồn vốn của một đơn vị phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho đơn vị đó. Phân tích sự biến động của nguồn vốn cần thiết và quan trọng, vì qua việc phân tích sẽ thấy được sự tăng giảm, nguyên nhân tăng giảm và khả năng tự chủ của đơn vị kinh doanh hoặc những khó khăn mà đơn vị gặp phải trong việc khai thác vốn.
Bảng 4.7 Phân tích biến động nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A.NỢ PHẢI TRẢ 38.675 82,63 37.626 81,51 38.067 84,20 (1.049) (2,71) 441 1,17 I. Nợ ngắn hạn 38.008 81,20 36.796 79,71 37.547 83,05 (1.212) (3,19) 751 2,04 II. Nợ dài hạn 667 1,43 830 1,80 520 1,15 163 24,44 (310) (37,35) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.130 17,37 8.534 18,49 7.143 15,80 404 4,97 (1.391) (16,30) I. Vốn chủ sở hữu 8.130 17,37 8.534 18,49 7.143 15,80 404 4,97 (1.391) (16,30) TỔNG NGUỒN VỐN 46.805 100 46.160 100 45.210 100 (645) (1,38) (950) (2,06)
82.63% 81.51% 84.20% 17.37% 18.49% 15.80% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Hình 4.3 Cơ cấu tổng nguồn vốn 3 năm 2010 - 2012
Qua bảng phân tích và sơ đồ cho thấy nguồn vốn của công ty liên tục giảm qua các năm, cơ cấu nguồn vốn cũng thường xuyên biến động theo tình hình sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty. Cụ thể:
* Nợ phải trả:chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty cao nhất vào năm 2012 nợ phải trả chiếm 84,20% trong tổng nguồn vốn của công ty. Cho thấy nguồn vốn chủ yếu của công ty là nguồn vốn vay bên ngoài.
Năm 2010, tổng nguồn vốn của công ty là 46.805 triệu đồng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu chiếm 17,37% trong khi đó nợ phải trả chiếm tới 82,63% mà phần lớn là những khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong khoản nợ phải trả ở mức 81,20%. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc của công ty đối với các chủ nợ là rất cao, và DN đang chịu một áp lực rất lớn trong thanh toán nợ ngắn hạn, tính ổn định trong tài trợ còn rất thấp.
Sang năm 2011, nguồn vốn của công ty giảm 645 triệu đồng tương ứng giảm 1,38% so với năm 2010, cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi tỷ suất nợ có giảm là dấu hiệu tốt của công ty tuy nhiên tỷ suất nợ vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 81,51% thấp hơn so với năm 2010 là 1,12%. Khoản nợ phải trả ngắn hạn về giá trị là 36.796 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 1.212 triệu đồng tức giảm 3,19%, cùng đó tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm xuống còn 79,71% (thay vì 81,20% như năm trước). Bởi vì trong năm này công ty có sự dịch chuyển trong các khoản nợ, nợ dài hạn tăng lên trong khoản nợ phải trả, tỷ trọng nợ dài hạn chiếm từ 1,72% năm 2010 lên 2,21% năm 2011.
Năm 2012, nguồn vốn của công ty là 45.210 triệu đồng đã giảm đi 950 triệu đồng tức giảm 2,06% so với năm 2011. Do trong năm công ty gặp nhiều
khó khăn trong hoạt đọng kinh doanh làm lợi nhuận giảm nên vốn chủ sở hữu giảm 1.391 triệu đồng tức giảm 16,30% so với năm 2011, cùng đó tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn giảm so với năm 2011 là 2,69%, và làm cho tỷ trọng của nợ phải trả tăng lên 84,20% tức tăng thêm tương ứng 2,69%.
* Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu có khuynh hướng tăng nhẹ từ năm
2010 ở mức 8.130 triệu đồng tăng lên mức 8.534 triệu đồng ở năm 2011 tương ứng tăng lên 404 triệu đồng tức tăng 4,97% so với năm 2010. Nhưng năm 2012 vốn chủ sở hữu lại giảm một lượng đáng kể so với năm 2011 là 1.391 triệu đồng tức giảm 16,30% lúc này vốn chủ sở hữu đạt 7.143 triệu đồng. Do trong năm 2012 việc kinh doanh của ngành VLXD bị ảnh hưởng vì khủng hoảng kinh tế thị trường làm cho vốn chủ sở hữu giảm đáng kể.
Tóm lại, nguồn vốn của công ty chủ yếu là chiếm dụng vốn của đơn vị khác, tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá thấp. Tình hình tài chính của công ty không khả quan, mặc dù công ty đi chiếm dụng vốn của tổ chức khác về một khía cạnh nào đó là tốt. Nhưng nó cũng phần nào giúp ta thấy được mặc không tốt khi công ty đã không tự chủ được hoạt động bằng nguồn vốn tự có. Đây là một bất lợi cho công ty khi các chủ nợ hay ngân hàng nhìn vào tỷ lệ quá cao của các khoản nợ phải trả, họ sẽ ngần ngại về thanh toán thu hồi nợ của mình nếu cho công ty vay. Công ty cần cải thiện bằng cách phát hành thêm số lượng cổ phiếu để huy động hay liên kết, liên doanh với công ty khác.
Nếu tỷ suất nợ theo quy định của ngân hàng là 80% thì rõ ràng công ty đang rơi vào tình trạng báo động và khả năng tiếp cận các khoản nợ vay tiếp theo rất khó khăn nếu không lành mạnh cấu trúc tài chính của mình.
Bảng 4.8 Phân tích biến động nguồn vốn của công ty 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2013/2012 NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A – NỢ PHẢI TRẢ 36.705 83,38 40.558 84,27 3.853 10,50 I. Nợ ngắn hạn 35.979 81,73 39.610 82,30 3.631 10,09 II. Nợ dài hạn 726 1,65 948 1,97 222 30,58 B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.318 16,62 7.569 15,73 251 3,43 I. Vốn chủ sở hữu 7.318 16,62 7.569 15,73 251 3,43 TỔNG NGUỒN VỐN 44.023 100,00 48.127 100,00 4.104 9,32
83.38% 84.27% 16.62% 15.73% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Hình 4.4 Cơ cấu tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 Qua bảng phân tích và sơ đồ cho ta thấy tổng nguồn vốn của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 4.104 triệu đồng tức tăng 9,32% so với cùng kỳ năm 2012, do nợ phải trả của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3.853 triệu đồng tức tăng 10,50% và vốn chủ sở hữu tăng 251 triệu đồng tăng tương ứng 3,43% so với 6 tháng đầu năm 2012. Về mặt tỷ trọng thì vốn chủ sở hữu chiếm 15,73% ở 6 tháng đầu năm 2013 giảm đi 0,89% so với 6 tháng đầu năm 2012, ngược lại nợ phải trả của công ty tăng lên 0,89% so với 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 84,27%. Điều này cho thấy nguồn vốn của công ty tăng lên chủ yếu là do nguồn vốn vay bên ngoài.
4.1.2.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty
Bảng 4.9 Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại phòng kế toán của Công ty 2010, 2011, 2012.
* Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ là tỷ lệ dùng để xem xét khả năng và mức độ có thể vay vốn của DN, tức là các nhà cho vay sẽ căn cứ vào tỷ lệ này để quyết định có nên cho công ty vay vốn hay không. Nhìn chung tỷ lệ nợ của công ty qua 3 năm không
2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng nguồn vốn 46.805 46.160 45.210 (645) (1,38) (950) (2,06) 2. Nợ phải trả 38.675 37.626 38.067 (1.049) (2,71) 441 1,17 3. Vốn chủ sở hữu 8.130 8.534 7.143 404 4,96 (1.391) (16,30) Tỷ lệ nợ (%) 82,63 81,51 84,20 (1,12) (1,36) 2,69 3,30 Tỷ lệ tự tài trợ (%) 17,37 18,49 15,80 1,12 6,44 (2,69) (14,55)
biến động nhiều. Năm 2010, tỷ lệ nợ của công ty là 82,63% sang năm 2011 tỷ lệ nợ của công ty là 81,51% tức giảm đi 1,12% so với năm 2010. Sang năm 2012, tỷ lệ nợ là 84,20% tức là tăng 2,69% so với năm 2011, với tỷ lệ này cứ 1 đồng nguồn vốn thì nợ chiếm 0,842 đồng, như ta đã phân tích ở phần trước các khoản phải trả của công ty giảm trong năm 2011 và tăng trong năm 2012 cũng làm cho tỷ số này giảm rồi tăng theo.
Nhìn chung tỷ lệ nợ là khá cao chiếm trên 80% trong tổng nguồn vốn, vì thế công ty cần xem xét làm giảm bớt tỷ lệ này bằng cách giảm các khoản phải trả, cụ thể là nên hạn chế khoản vay của cá nhân thường có lãi suất cao hơn các tổ chức tín dụng, cố gắng trả các khoản nợ vay đúng hạn để tiết kiêm khoản CP bị phạt đối với nợ quá hạn.
*Tỷ lệ tự tài trợ
Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn đơn vị đang sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN. Khi tỷ lệ tự tài trợ càng cao (thì tỷ lệ nợ càng thấp) đơn vị càng có khả năng tự chủ về tài chính.
Tỷ lệ tự tài trợ của công ty qua 3 năm biến động không ổn định. Cụ thể: Năm 2010, tỷ lệ tự tài trợ của công ty là 17,37%. Năm 2011, tỷ lệ tài trợ của công ty là 18,49% tăng lên 1,12% so với năm 2010. Năm 2012, tỷ lệ tự tài trợ giảm so với năm 2011 là 2,69%. Nhìn chung tỷ lệ tự tài trợ của công ty tương đối thấp, điều này cho thấy phần lớn tài sản công ty đang sử dụng đều được đầu tư bằng nguồn vốn chiếm dụng, nhưng chủ yếu là từ các khoản phải trả cho các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng.
Qua các số liệu phân tích ta nhận thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty chưa cao, do công ty đang trong giai đoạn tăng cường mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất. Tính chất của công ty thuộc lĩnh vực xây lắp là tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù được hoàn thành trong thời gian dài và cần nguồn vốn rất lớn. Vì vậy để đáp ứng cho HĐKD, công ty phải vay các tổ chức, cá nhân,...nên làm cho các khoản nợ vay tăng. Mặc dù các khoản nợ luôn cao tuy nhiên công ty luôn duy trì trạng thái tương đối tốt trong mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn với tài sản lưu động và đầu tư dài hạn và đạt được lợi nhuận hằng năm.