Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 48)

Trong những năm gần đây dù tình hình thị trường vẫn rất khó khăn nhưng với năng lực và sự quyết tâm Công ty Cổ phần Vinafor Cần Thơ vẫn đạt được những kết quả kinh doanh khả quan và chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với sự quyết tâm, đồng lòng nhất trí của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên hy vọng Công ty sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới. Công ty luôn họp Hội đồng quản trị thường năm đề xuất Đại hội đồng Cổ đông góp ý và thông qua kế hoạch HĐKD và những vấn đề quan trọng khác, như:

- Giữ vững thị trường truyền thống, tiếp tục sắp xếp lại kênh phân phối nâng cao hiệu quả kinh doanh và giữ vững mối quan hệ tốt với đối tác.

- Tập trung phát huy những sản phẩm sản xuất, chủ động tìm đối tác trên cơ sở những sản phẩm của Công ty, tiết giảm CP không cần thiết.

- Tăng cường các mặt quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Luôn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng như: Trụ sở làm việc, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện làm việc tương ứng với tầm cỡ và uy tín của sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.

- Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư vốn chủ sở hữu tạo ổn định sự vững vàng về mặt tài chính giữ uy tín cho đơn vị.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và đủ năng lực chuyên đáp ứng nhu cầu vận hành máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Nhìn chung định hướng phát triển của công ty là khả quan, nó hướng đến nâng cao hiệu quả cho công ty và giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên để định hướng được áp dụng thì không thể thiếu được sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng như các nguồn lực khác.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một DN nào cũng phải có một lượng vốn nhất định, bởi vốn chính là đối tượng của quá trình trao đổi, nếu thiếu hụt vốn DN sẽ mất khả năng thanh toán không đảm bảo sự sống cho DN. Hay nói cách khác vốn là điều kiện để tồn tại và phát triển của bất kỳ DN nào, các DN phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh giữa các DN nên đòi hỏi phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của mình. Do đó cần phải nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn cho chúng ta thấy những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình biến động đó.

4.1.1 Đánh giá tổng quan về tài sản của công ty

Phân tích kết cấu tài sản là phân tích các bộ phận cấu thành trong tổng tài sản của công ty. Qua đó thấy được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty đồng thời đánh giá được trình độ sử dụng vốn, khả năng sử dụng vốn hiệu quả như thế nào, cũng như đánh giá được tính hợp lý trong cơ cấu vốn và phân bổ vốn.

Bảng 4.1 Khái quát tổng tài sản của công ty trong 3 năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

TÀI SẢN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 41.287 88,21 40.704 88,18 38.562 85,30 B – TÀI SẢN DÀI HẠN 5.518 11,79 5.456 11,82 6.648 14,70 TỔNG TÀI SẢN 46.805 100,00 46.160 100,00 45.210 100,00

88.21% 88.18% 85.30% 11.79% 11.82% 14.70% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Hình 4.1 Cơ cấu tổng tài sản 3 năm 2010 - 2012

Qua bảng số liệu và sơ đồ khái quát cơ cấu tổng tài sản của công ty, ta thấy trong tổng tài sản thì cơ cấu tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao năm 2010 là 88,21%, con số này đã giảm khi đến năm 2012 là 85,30%. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giảm đồng nghĩa với việc cơ cấu tài sản dài hạn tăng, cụ thể năm 2010 chiếm tỷ trọng là 11,79%, đến năm 2012 tỷ lệ này được cải thiện và ở mức là 14,70%. Đối với công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh thì cơ cấu tài sản này khá hợp lý.

Bảng 4.2 Khái quát tổng tài sản của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại phòng kế toán của Công ty 6 tháng 2012, 6 tháng 2013.

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

TÀI SẢN Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 38.844 88,24 41.786 86,82 B – TÀI SẢN DÀI HẠN 5.179 11,76 6.341 13,18 TỔNG TÀI SẢN 44.023 100 48.127 100

88.24% 86.82% 11.76% 13.18% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Tháng 6 năm 2012 Tháng 6 năm 2013

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Hình 4.2 Cơ cấu tổng tài sản 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Qua bảng phân tích và sơ đồ ta thấy tổng tài sản của công ty ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, trong tổng tài sản thì cơ cấu tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao 6 tháng đầu năm 2012 là 88,24%, con số này đã giảm khi đến 6 tháng đầu năm 2013 là 86,82%. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giảm đồng nghĩa với việc cơ cấu tài sản dài hạn tăng, cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ trọng là 11,76%, đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này được cải thiện và ở mức là 13,18%. Để hiểu rõ về tình hình tài sản của công ty ta phân tích chi tiết về kết cấu và biến động tài sản của công ty.

Bảng 4.3 Phân tích kết cấu và biến động tài sản ngắn hạn năm 2010 - 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 TÀI SẢN NGẮN HẠN Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 438 1,06 413 1,01 164 0,43 (25) (5,73) (248) (60,14) II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn _ _ 1.031 2,49 _ _ 1.013 _ (1.013) (100) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 36.809 89,15 36.809 90,43 37.317 96,77 _ _ 508 1,38 1. Phải thu khách hàng 30.611 74,14 29.405 72,24 32.618 84,59 (1.206) (3,94) 3.213 10,93 2. Trả trước cho người bán 756 1,83 1.863 4,58 3.301 8,56 1.107 146,35 1.438 77,20 3. Các khoản phải thu khác 5.720 13,85 6.296 15,47 2.815 7,30 576 10,07 (3.481) (55,29) 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (278) (0,67) (755) (1,85) (1.417) (3,68) (477) 171,43 (663) (87,80) IV. Hàng tồn kho 3.938 9,54 2.316 5,69 1.008 2,61 (1.622) (41,19) (1.308) (56,50)

V. TS ngắn hạn khác 102 0,25 153 0,38 73 0,19 51 50,07 (80) (52,44)

1. Thuế GTGT được khấu trừ _ _ _ _ 17 0,04 _ _ 17 _

2. Tài sản ngắn hạn khác 102 0,25 153 0,38 56 0,15 51 50,07 (97) (63,33)

TỔNG 41.287 100 40.704 100 38.562 100 (583) (1,41) (2.142) (5,26)

a. Phân tích kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty năm (2010 – 2012) * Vốn bằng tiền

Cơ cấu tài sản thay đổi qua các năm từ năm 2010 dến năm 2012 của công ty như sau:

Vốn bằng tiền của công ty trong năm 2010 chiếm 1,06% trong vốn lưu động, đến năm 2011 khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng là 1,01% giảm 0,05% so với năm 2010. Sang năm 2012 khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng càng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn là 0,43%.

* Các khoản phải thu

Các khoản phải thu là các khoản công ty chưa thu được và bị đơn vị khác chiếm dụng vốn. Tổng quan về cơ cấu khoản phải thu có khuynh hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2010 tỷ trọng các khoản phải thu là 89,15%, năm 2011 tỷ trọng các khoản phải thu là 90,43% tăng so với năm 2010 là 1,28%, chủ yếu do các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác tăng lên làm các khoản phải thu tăng, đến năm 2012 tỷ trọng các khoản phải thu là 96,77% tăng so với năm 2011 là 6,43%, do tình hình khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nên các DN đối tác với công ty đều khó khăn trong tài chính làm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán ngày càng cao. Với tình hình trên cho thấy nếu tỷ trọng tiếp tục biến động theo xu hướng tăng thì tình hình tài chính của công ty sẽ vô cùng khó khăn không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của công ty đặc biệt là thanh toán nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty.

* Hàng tồn kho

Đây là bộ phận tài sản quan trọng nhất của công ty, nhìn chung tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ và đã giảm dần qua 3 năm. Năm 2010, tỷ trọng hàng tồn kho là 9,54% trong tài sản ngắn hạn của công ty, đến năm 2011 tỷ trọng hàng tồn kho là 5,69% đã giảm 3,85% so với năm 2010, năm 2012 tỷ trọng hàng tồn kho giảm so với năm 2011 là 3,08%. Cần xác định rõ hơn thông qua việc phân tích biến động để thấy được nguyên nhân.

* Tài sản ngắn hạn khác

Qua các năm chỉ tiêu này chỉ chủ yếu bao gồm tài sản ngắn hạn khác và chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên có biến động ảnh hưởng không đáng kể trong tổng tài sản lưu động của công ty.

Khi phân tích kết cấu tài sản ngắn hạn ta cần phân tích biến động tài sản để thấy rõ hơn về biến động cụ thể của những yếu tố:

b. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn của công ty năm (2010 – 2012) * Vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền của công ty chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Như đã phân tích ở phần tỷ trọng của khoản mục vốn bằng tiền tỷ trọng khoản mục này trong cơ cấu tài sản ngắn hạn ngày càng giảm là do: Năm 2010 tiền tồn quỹ của công ty là 438 triệu đồng (trong đó tiền mặt tại quỹ là 105 triệu đồng, tiền gửi ngân hàng là 332 triệu đồng). Năm 2011 vốn bằng tiền là 413 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 25 triệu đồng tương ứng giảm 5,73%. Năm 2012, vốn bằng tiền giảm mạnh còn 164 triệu (trong đó tiền mặt tại quỹ là 44 triệu đồng, tiền gửi ngân hàng là 120 triệu đồng) giảm đi 248 triệu đồng tức giảm 60,14% so với năm 2011 do công ty dùng tiền mua một số máy móc sử dụng.

Như vậy, cả về giá trị và tỷ trọng thì khoản tiền và các khoản tương đương tiền đều giảm qua 3 năm, điều này cho thấy công ty sử dụng vốn vào HĐKD tốt, không để vốn nhàn rỗi nhiều. Nhưng về khía cạnh thanh toán thì khả năng thanh toán của công ty là thấp. Công ty dự trữ một lượng tiền thấp như vậy rất rủi ro cho việc kinh doanh, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

* Các khoản ĐTTC ngắn hạn

Trong 3 năm chỉ có năm 2011 công ty có ĐTTC ngắn hạn là 1.013 triệu đồng chiếm 2,49% do công ty không nhập thêm hàng để tránh tình trạng ứ đọng hàng tồn kho với số lượng lớn nên đã dư ra một khoản vốn và dùng ĐTTC ngắn hạn trong năm này góp phần tăng thêm lợi nhuận trong năm.

* Các khoản phải thu ngắn hạn

Khoản phải thu là tiền chưa thu và bị đơn vị khác chiếm dụng. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Năm 2010, khoản phải thu là 36.809 triệu đồng, đến năm 2011 các khoản phải thu không biến động, đến năm 2012 khoản phải thu ở mức 37.317 triệu đồng, tương ứng tăng 508 triệu đồng tức tăng 1,38% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 xảy ra khủng hoảng kinh tế làm tăng trưởng kinh tế chậm lại, làm tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, nhiều công ty gặp khó khăn tài chính chưa trả nợ, thêm vào đó để giữ được khách hàng cũ và có thêm khách hàng mới buộc công ty phải bán chịu thêm nên khoản phải thu tăng qua từng năm. Cụ thể các biến động trong các khoản phải thu ngắn hạn là:

- Phải thu khách hàng: chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2012 là 84,59%

trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2010, phải thu khách hàng của công ty là 30.611 triệu đồng. Năm 2011, phải thu khách hàng của công ty là 29.405 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 1.206 triệu đồng tức giảm 3,94% chứng tỏ những chính sách thu tiền bán chịu của công ty đã có hiệu quả. Năm 2012, phải thu khách hàng của công ty tăng so với năm 2011 là 3.213 triệu đồng tức tăng 10,93%, nguyên nhân do trong năm 2012 phải thu khách hàng tăng lên do công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh nhưng hạng mục này tăng thì mức độ rủi ro trong thu hồi nợ cao các khoản dự phòng phải thu của công ty tăng theo. Do đó, công ty nên có biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản này mà không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác lâu dài.

- Trả trước cho người bán: Tăng nhanh qua 3 năm. Năm 2010, trả trước cho người bán của công ty là 756 triệu đồng. Năm 2011, trả trước cho người bán tăng đến mức 1.863 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 1.107 triệu đồng tức tăng 146,35%. Năm 2012, trả trước cho người bán tăng lên so với năm 2011 là 1.438 triệu đồng tức tăng 77,20%.

- Các khoản phải thu khác: biến động không đều qua 3 năm. Năm 2010, các khoản phải thu khác của công ty là 5.720 triệu đồng. Năm 2011, các khoản phải thu khác tăng lên mức 6.296 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 576 triệu đồng tương ứng giảm 10,07%. Năm 2012, các khoản phải thu khác giảm mạnh còn 2.815 triệu đồng giảm đi 3.481 triệu đồng tương ứng giảm 55,29% so với 2011.

- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: tăng cao liên tục qua 3 năm. Năm

2010, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của công ty là 278 triệu đồng. Năm 2011, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của công ty là 755 triệu đồng tăng so với 2010 là 477 triệu đồng tức tăng 171,43%. Năm 2012, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tiếp tục tăng lên ở mức 1.417 triệu đồng, tăng lên 663 triệu đồng tức tăng 87,80% so với năm 2011. Trong năm 2012 khoản dự phòng trích lập quá lớn lên ở mức 1.417 triệu đồng, điều này cho thấy nguy cơ những khoản phải thu của công ty là khó thu được, khả năng không thu hồi được nợ là khá cao, công ty đã bị chiếm dụng vốn với giá trị cao trong thời gian dài. Sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty sau này bởi vì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản ngắn hạn nếu không thu được tiền thì công ty ngày càng mất vốn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại công ty cần đề ra những biện pháp hiệu quả hơn nữa, tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi hợp lý.

* Hàng tồn kho: sụt giảm mạnh qua 3 năm liên tiếp. Năm 2010, hàng tồn kho của công ty là 3.938 triệu đồng (trong đó hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất). Năm 2011, hàng tồn kho là 2.316 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 1.622 triệu đồng tức giảm 41,19%. Năm 2012, hàng tồn kho tiếp tục giảm mạnh xuống mức 1.008 triệu đồng, giảm đi 1.308 triệu đồng tức giảm 56,50%

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 48)