Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình và khả năng thanh toán của công ty. Để thấy rõ tình hình tài chính của công ty hiện tại và tương lai, cần xác định các chỉ tiêu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của DN. Có 2 khoản cần phân tích cụ thể đó là: khả năng hanh toán nợ ngắn hạn và khả năng hanh toán nợ dài hạn.
4.4.2.1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không? Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian luân chuyển và thu hồi trong 1 vòng niên độ kế toán. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời gian trả nợ trong vòng một niên độ kế toán.
Để đánh giá và phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ta cần phân tích các chỉ tiêu: Hệ số về khả năng thanh toán hiện thời, hệ số về khả năng thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền.
Bảng 4.24 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giai đoạn 2010 - 2012
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại phòng kế toán của Công ty 2010, 2011, 2012.
* Hệ số thanh toán hiện thời:là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản lưu động với tổng nợ ngắn hạn, cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của VLĐ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm hoặc 1 kỳ kinh doanh.
Qua bảng số liệu cho thấy qua 3 năm hệ số thanh toán hiện thời biến động không đều nhưng đều lớn hơn 1. Năm 2010, hệ số thanh toán hiện thời của công ty là 1,09 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,09 đồng tài sản lưu động dùng để trả nợ. Đến năm 2011, hệ số thanh toán hiện thời tăng lên ở mức 1,11 lần chỉ tăng 0,02 lần so với năm 2010, cho thấy hệ số này tương đối ổn định và tài sản lưu động cùng nợ ngắn hạn đều giảm với tốc độ xấp xỉ nhau. Đến năm 2012, hệ số thanh toán hiện thời giảm còn 1,03 lần tương ứng là 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,03 đồng tài sản lưu động dùng để trả nợ (giảm đi 0,08 lần so với năm 2011).
Nhìn chung qua 3 năm, hệ số thanh toán hiện thời biến động không lớn và đều ở mức an toàn cho thấy khả năng tài chính của công ty trong việc thanh toán nợ ngắn hạn là tốt, có được đều này là nhờ nổ lực của công ty trong việc thanh toán và quản lý công nợ. Công ty cần duy trì khả năng này. Tuy nhiên,
2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lần Tỷ lệ (%) Số lần Tỷ lệ (%) Hệ số thanh toán hiện thời Lần 1,09 1,11 1,03 0,02 1,83 (0,08) (7,21) Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,98 1,04 1,00 0,06 6,12 (0,04) (3,85) Hệ số thanh toán bằng tiền Lần 0,01 0,01 _ _ _ (0,01) (100)
để đánh giá hệ số này chính xác thì phải xem xét khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản ngắn hạn.
* Hệ số thanh toán nhanh
Một chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét tình hình tài chính của DN, đó là “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” (Hệ số khả năng thanh toán tức thời) chỉ tiêu này cho biết, với số vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt hiện có tại đơn vị để DN có thể đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ hay không. Nếu trị số của chỉ tiêu này lớn thì khả năng thanh toán tương đối khả quan còn nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá lớn lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, làm vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn vào bảng phân tích cho ta thấy hệ số thanh toán nhanh gần bằng 1, điều này cho ta thấy công ty đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty. Cụ thể, năm 2010, hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,98 lần, năm 2011 là 1,04 lần và năm 2012 là 1,00 lần hiệu số giữa tài sản lưu động và hàng tồn kho luôn biến động tương đương với biến động của nợ ngắn hạn nên hệ số thanh toán cứ xoay quanh 1. Công ty nên giữ được khả năng này và cũng nên quan tâm đến hệ số, không để hệ số quá cao sẽ gây ra tình trạng mất cân đối của VLĐ gây ứ đọng vốn không có hiệu quả kinh doanh.
* Hệ số thanh toán bằng tiền
Hệ số thanh toán bằng tiền là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa vốn bằng tiền và tổng số các khoản nợ ngắn hạn. Theo thực tế thì hệ số thanh toán bằng tiền phải lớn hơn 0,5 là tốt, tuy nhiên công ty chúng ta có hệ số thanh toán bằng tiền rất thấp và giảm qua các năm, cụ thể: năm 2010 và năm 2011 hệ số thanh toán bằng tiền không biến động là 0,01 và năm 2012 hệ số thanh toán bằng tiền giảm đáng kể do thị trường kinh tế bị khủng hoảng chỉ còn 0. Với con số này ta thấy được công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tiền mặt, cho nên cần phải có biện pháp nâng cao khả năng thanh toán ngắn hạn nhằm chi trả kịp thời các khoản nợ ngắn hạn để tình hình tài chính của công ty được củng cố hơn, cũng như tạo được uy tín cho công ty trong quan hệ tín dụng.
Bảng 4.25 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại phòng kế toán của Công ty 6 tháng 2012, 6 tháng 2013.
Nhìn chung các chỉ tiêu thanh toán nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 ít biến động hoặc giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012.
Hệ số thanh toán hiện thời giảm đi 0,03 lần so với 6 tháng đầu năm 2012 do nợ ngắn hạn tăng lên tốc độ nhanh hơn tài sản lưu động nên làm cho hệ số giảm đi, cụ thể tài sản lưu động ở năm 2013 là 41.786 triệu đồng tăng 2.942 triệu đồng tương ứng tăng 7,57% so với 6 tháng đầu năm 2012, nợ ngắn hạn ở năm 2013 là 39.610 triệu đồng tăng 3.631 triệu đồng tức tăng 10,09% so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy có giảm nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Hệ số thanh toán nhanh của 6 tháng năm 2013 là 0,99 lần đã giảm 0,04 lần so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân giảm là do hàng tồn kho ở 6 tháng đầu năm 2013 là 2.746 triệu đồng tăng lên 1.087 triệu đồng tức tăng 65,50% chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản lưu động làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm xuống.
Hệ số thanh toán vốn bằng tiền không biến động qua 6 tháng đầu năm 2013 và ở cùng tỷ lệ là 0,01 lần do lượng vốn bằng tiền có tỷ lệ quá nhỏ so với nợ ngắn hạn nên với biến động nhỏ của vốn bằng tiền không làm ảnh hưởng đến hệ số thanh toán vốn bằng tiền.
Tóm lại công ty cần quan tâm và có biện pháp cải thiện hệ số thanh toán VLĐ và hệ số thanh toán vốn bằng tiền của công ty để nâng cao khả năng thanh toán tài chính cho công ty trong những lúc cấp thiết, giữ được uy tín cho công ty hoạt động vững mạnh hơn.
4.4.2.2 Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Khi phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn và hệ số thanh toán lãi vay.
2013/2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số lần T(%) ỷ lệ
Hệ số thanh toán hiện thời Lần 1,08 1,05 (0,03) (2,78) Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,03 0,99 (0,04) (3,88) Hệ số thanh toán bằng tiền Lần 0,01 0,01
Bảng 4.26 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn giai đoạn 2010 - 2012
Nguồn: Báo cáo tài chính tại phòng kế toán của Công ty 2010, 2011, 2012.
* Hệ số thanh toán nợ dài hạn: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị TSCĐ và nợ dài hạn. Qua bảng số liệu ta thấy được hệ số thanh toán nợ dài hạn của công ty biến động không đều qua 3 năm. Năm 2010, hệ số thanh toán nợ dài hạn của công ty là 8 lần, năm 2011 là 6,36 lần và năm 2012 là 12,78 lần, hệ số thanh toán khá lớn phản ánh công ty có đầy đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn, đó là biểu hiện tốt cho khả năng thanh toán nợ dài hạn của DN, bên cạnh đó DN nên tiếp tục phát huy hiệu quả sử dụng TSCĐ để khả năng thanh toán nợ dài hạn ngày càng tốt hơn.
* Hệ số thanh toán lãi vay: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa
lợi nhuận trước thuế và lãi vay với lãi vay, hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay quá thấp, thì hoạt động của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Qua 3 năm ta thấy lợi nhận công ty tạo ra do việc sử dụng vốn qua các năm đều thấp hơn lãi nợ vay phải trả, điều này được thể hiện thông qua khả năng thanh toán lãi vay ở các năm đều nhỏ hơn 2. Nó cho thấy khả năng sinh lời của vốn không cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua các năm có chiều đi xuống. Cụ thể: Năm 2010 khả năng thanh toán lãi vay là 1,89 lần, năm 2011 là 1,59 lần giảm đi 0,3 lần so với năm 2010, nguyên nhân do năm 2011 DN vay thêm vốn để đầu tư cho HĐKD của DN nên lợi nhuận của DN tăng tuy nhiên tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của CP lãy vay. Đến năm 2012, khả năng thanh toán lãi vay chỉ còn 1,23 lần giảm đi 0,36 lần so với năm 2011 tương ứng 1 đồng lãi vay phải trả được bù đắp bởi 1,23 đồng lợi nhuận, do năm 2012 thị thường bất động sản đóng băng làm doanh thu của DN giảm đáng kể kéo theo lợi nhuận giảm trong khi CP lãi vay giảm rất ít . Đây là dấu hiệu không tốt cho tài chính của công ty. Để ngày càng tạo được uy tín đối với các nhà đầu tư thì công ty
2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lần Tỷ lệ (%) Số lần Tỷ lệ (%) Hệ số thanh toán nợ dài hạn Lần 8 6,36 12,78 (1,64) (20,5) 6,42 100,94 Hệ số thanh
toán lãi vay
cần có những biện pháp tốt thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Tóm lại, khả năng thanh toán lãi vay của công ty còn rất thấp, công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao, hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào phần vốn vay, vì vậy việc trả lãi vay nhiều là tất yếu, nó trực tiếp làm giảm lợi nhuận của công ty, vì vậy công ty cần quan tâm khả năng thanh toán lãi vay nhiều hơn.
Bảng 4.27 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: Báo cáo tài chính tại phòng kế toán của Công ty 6 tháng 2012, 6 tháng 2013.
Hệ số thanh toán nợ dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 là 6,69 lần đã giảm đi 0,44 lần so với cùng kỳ năm 2012 là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ tài sản của DN, chỉ tiêu này càng cao thì tình hình tài chính của DN càng ổn định.
Hệ số thanh toán lãi vay của công ty 6 tháng đầu năm 2013 là 1,57 lần tăng lên 0,35 lần so với 6 tháng đầu năm 2012, cho thấy kết quả HĐKD của 6 tháng đầu năm 2013 đạt hiệu quả hơn, khi khả năng sinh lời của DN càng cao qua nhiều năm thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ trong dài hạn của DN được đảm bảo. Đối với công ty chúng ta hệ số này chưa cao vượt mức 2 tức là lợi nhuận trước thuế còn nhỏ hơn CP lãi vay, vì vậy công ty cần quan tâm để nâng cao hệ số lãi vay lên.