Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 31)

Để thực hiện các mục tiêu của bài nghiên cứu, trên cơ sở các số liệu thu thập được áp dụng các phương pháp xử lý sau:

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Bao gồm phương pháp số tuyệt đối và số tương đối nhằm so sánh đối chiếu các số liệu ở mỗi năm với nhau. Trên cơ sở đó đánh giá được những vấn đề thực hiện được và chưa thực hiện được, nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Điều kiện so sánh là các chỉ tiêu dùng để phân tích, so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian cũng như thời gian, cùng đơn vị đo lường và phương pháp tính toán. Dựa trên số liệu để so sánh 3 năm gần đây nhằm thấy được xu hướng phát triển của DN.

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là số hiệu số giữa hai chỉ tiêu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Ta có công thức:

∆y = y1 – y0 Trong đó:

y0: là chỉ tiêu năm trước (năm chọn làm gốc). y1: là chỉ tiêu năm sau (năm chọn phân tích).

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu phân tích.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, nó thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Số năm sau – Số năm trước

Tỷ lệ năm sau so với năm trước = x 100 Số năm trước

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ

ảnh hưởng của từng nhân tố lên đối tượng phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần phân tích.

Nguyên tắc sử dụng:

- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì nhân tố đó được biến đổi còn các nhân tố khác được cố định lại.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhân tố số lượng được sắp xếp trước nhân tố chất lượng được xếp sau.

- Tổng mức ảnh hưởng của đối tượng phân tích phải đúng bằng đối tượng phân tích (là hiệu số giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).

Khi đó các nguyên tắc trên được thể hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định công thức.

Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.

Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích.

Giả sử chỉ tiêu kinh tế Q chịu ảnh hưởng của nhân tố a, b, c. Với Q0 = a0 x b0 x c0 được chọn làm kỳ gốc.

Q1 = a1 x b1 x c1 được chọn làm kỳ phân tích. Bước 2: Xác định đối tượng phân tích.

So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích.

∆Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 – a0 x b0 x c0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế)

+ Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b0 x c0. Khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là:

∆a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0

+Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0. Khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là:

∆b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0

+ Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c) a1 x b1 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c1. Khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là:

∆c = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆a + ∆b +∆c = ∆Q (đúng bằng đối tượng phân tích).

Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố:

Nếu do nguyên nhân chủ quan từ DN thì phải tìm biện pháp để khắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn.

Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau.

2.2.2.3 Phương pháp phân tích các tỷ số

Sử dụng các tỷ số sẽ giúp cho phép phân tích khuynh hướng đầy đủ hơn. Đây là phương pháp dựa vào các số liệu sẵn có từ các báo cáo để từ đó tính toán các chỉ số cần phân tích. Trên cơ sở là mức độ các tỷ số vừa tính là cao hay thấp, phù hợp hay không phù hợp mà đưa ra những nhận định về tình hình của DN.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần VINAFOR Cần Thơ được chuyển đổi tên từ Công ty Cổ Phần Lâm Nghiệp và Xây Dựng Miền Tây theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 1800155847 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Cần Thơ cấp. Đăng ký lần đầu ngày 31 tháng 05 năm 2006. Đăng ký cấp lại và thay đổi lần I ngày 31 tháng 01 năm 2008, Lần II ngày 22 tháng 09 năm 2009.

Sơ lược về công ty:

- Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Vinafor Cần Thơ

- Tên tiếng Anh: Vinafor Can Tho Jont Stock Company

- Tên viết tắt: VINAFOR CAN THO JSC

- Trụ sở chính đặt tại: 386 Cách Mạng Tháng Tám, P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ.

- Mã số thuế: 1800155847

- Chủ tịch HĐQT : Ông Võ Tấn Dũng - Tổng Giám đốc: Ông Lê Uy Vũ

- Điện thoại: 0710.3828.368 – 0710.3820131

- Fax: 0710.3820.131

- Email: vinaforcantho@gmail.com - Website: vinaforcantho.vn

- Vốn điều lệ: 8.200.000.000 VND

Sau khi nước nhà thống nhất, song song với sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, ngành lâm nghiệp cũng được củng cố và phát triển.

Tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng lãnh thổ rộng lớn, dân cư đông đúc nhưng lại không có rừng, qua nhiều năm chiến tranh, việc xây dựng và phát triển nhà ở bị hạn chế, phương tiện đi lại của nhân dân chủ yếu là ghe, xuồng…Từ những nhu cầu cấp bách trước mắt cũng như hướng phát triển lâu dài của vùng đồng bằng. Bộ Lâm Nghiệp quyết định thành lập hai xí nghiệp đó là Xí Nghiệp Cung Ứng và Chế Biến Lâm Sản 8 tại Tiền Giang và Xí

Nghiệp Lâm Sản 9 tại Cần Thơ. Hai xí nghiệp này có nhiệm vụ cung ứng gỗ tròn, gỗ sẻ và hàng mộc cho chín tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Sự ra đời và phát triển của xí nghiệp trong một vùng lãnh thổ rộng lớn nên còn hạn chế trong việc kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động Bộ Lâm Nghiệp quyết định thành lập Xí Nghiệp Chế Biến và Cung Ứng Lâm Sản Miền Tây (sát nhập Xí Nghiệp Lâm Sản 8 và Xí Nghiệp Lâm Sản 9) theo quyết định số: 737 ngày 26/07/1982. Sau một thời gian hoạt động Xí Nghiệp Lâm Sản Miền Tây được đổi tên thành Công ty Lâm Nghiệp Miền Tây theo quyết định số: 255/TCLĐ ngày 10/08/1988.

Do sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh doanh độc lập thì ngành lâm nghiệp ít nhiều cũng bị ảnh hưởng do nguồn gỗ rừng tự nhiên bị cạn dần và để phát triển tính tự chủ Công ty đã mạnh dạn mở rộng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh vì Công ty nằm ở Trung tâm Đồng bằng Sông Cửu long có nguồn lương thực dồi dào có địa điểm thu mua rất thuận tiện, kể cả về đường thuỷ và đường bộ, nên Công ty đã xây dựng Nhà máy Chế biến gạo xuất khẩu, sản xuất tole và gia công, lắp dựng khung nhà tiền chế.

Theo chủ trương Cổ phần hóa của Nhà nước. Căn cứ Quyết định số: 4445/QĐ/BNN-TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ NN & PTNT v/v chuyển DN Nhà nước Công ty Nông lâm nghiệp Miền tây thành Công ty Cổ phần Lâm Nghiệp & Xây dựng Miền Tây. Tại Đại hội cổ đông tháng 01/2008 đã Quyết định đổi tên thành Công ty Cổ phần Vinafor Cần Thơ ngày nay.

Trụ sở của Công ty đặt tại số 386 CMT8, P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ rất thuận tiện cho việc giao thông thủy bộ với các nơi trong vùng. Qua đó ngành nghề kinh doanh của Công ty cũng được bổ sung thêm. Ngoài ra Công ty còn có kho tàng, bến bãi, các phân xưởng sản xuất trực thuộc cùng với các phương tiện vận tải thủy bộ và cơ sở vật chất khác đảm bảo điều kiện phục vụ sản xuất kinh doanh.

3.1.2 Vị trí địa lý

Trụ sở công ty đặt tại số 386 CMT8, TP.Cần Thơ đây là khu vực trung tâm thuận tiện cho việc buôn bán tại TP.Cần Thơ và đồng bằng Sông Cửu Long. Với tổng diện tích có sẵn là 12.146,10m2 (không kể đường nhựa nội bộ, bến bờ sông).

Đặc biệt mặt bằng của Công ty phía Nam giáp sông Khai Luông (nhánh Sông Hậu), phía Bắc giáp đường CMT8 (quốc lộ 27) rất thuận tiện cho giao dịch buôn bán cả đường bộ lẫn đường thủy.

Từ mặt bằng Công ty đến Bến phà và cảng Trà Nóc cự ly chưa đầy 5km nên vận chuyển bằng Sà lan, ghe tàu rất thuận tiện.

3.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty

3.1.3.1 Đặc điểm kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh.

3.1.3.2 Ngành nghề kinh doanh

Công ty kinh doanh các mặt hàng chính: Kinh doanh sản xuất Tole các loại; Lưới B40, kẽm gai; Nhà thép công nghiệp & dân dụng; Kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) các loại; Trang trí Nội – Ngoại thất,...Công ty còn sản xuất bột trét tường hiệu Dragon và kinh doanh Sơn nước Alphanam, Delta,...

- Sản xuất:

+ Bột trét tường nhãn hiệu DRAGON biểu tượng con rồng với nguyên liệu cao cấp được cung cấp bởi nhà sản xuất Wacker (Đức), AQUALON (Mỹ).

+ Lưới rào B40 – Kẽm gai trên hệ thống máy điều khiển kỹ thuật số hiện đại, ô lưới theo tiêu chuẩn nhà máy Thép Bình Tây, với mọi khổ lưới từ 1.0m – 2.4m. Được sử dụng cỡ sợi từ 22mm – 35mm.

+ Máy cán tole sóng vuông dân dụng & công nghiệp tiêu chuẩn Nhật Bản với mọi quy cách theo yêu cầu khách hàng.

- Phân phối:

+ Tổng kho nhãn hiệu sơn DELTA, Đại lý cấp 1 nhãn hiệu sơn ALPHANAM được đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất của các nước công nghiệp phát triển G7. Sản phẩm đạt ISO 9001:2000, ISO 14001:2004.

+ Cửa gỗ cao cấp thế hệ mới, được làm từ tấm da của HDF nhập khẩu có khả năng chịu lực và kháng ẩm cao, kết hợp với lõi trong bằng gỗ tự nhiên được ghép, tầm sấy theo tiêu chuẩn và đã qua công nghệ xử lý mối, mọt nên có độ bền và chất lượng ổn định.

+ Cửa thép với mẫu mã đa dạng, khung cửa sang trọng, siêu rộng, khóa chống trộm, hộp khóa chống cạy cao cấp,...

+ Đá, Cát, Xi măng, Thép các loại,... - Kinh doanh VLXD:

+ Sứ Inax mẫu mã sang trọng, men cao cấp bền bỉ với thời gian, giá cả thích hợp với mọi công trình xây dựng, nhà ở,...

+ Kiếng trang trí đình quốc chất lượng, Gốm, Đá tự nhiên, Gạch, Đá lót vỉa hè và các mặt hàng trang trí nội, ngoại thất khác,...

3.1.4 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của công ty

3.1.4.1 Mục tiêu

- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì công ty luôn đặt ra mục tiêu về sự phát triển là thông qua các hợp đồng kinh doanh trong và ngoài nước để khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và kinh doanh tại địa phương và các tỉnh lân cận.

- Lấy hiệu quả kinh doanh là chính.

- Phấn đấu đạt lợi nhuận và doanh số cao nhất với CP thấp nhất, đồng thời mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển ổn định.

3.1.4.2 Chức năng

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty.

- Tích lũy nguồn vốn để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, giữ vững tỷ lệ bảo tồn và phát triển vốn.

- Nghiên cứu sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng việc đào tạo & bồi dưỡng cán bộ nhân viên nhằm nâng cao trình độ năng lực, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo vệ người lao động và an toàn lao động, giữ gìn trật tự xã hội.

3.1.4.3 Nhiệm vụ

- Tích lũy nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có.

- Nghiên cứu sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường.

- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ năng lực, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo vệ và an toàn lao động.

- Thu hút nhân lực có trình độ và năng lực cao.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Vinafor Cần Thơ XƯỞNG SX - Tole các loại - Lưới rào B40 Xưởng SX Bột trét tường hiệu Dragon P.TGĐ KD & ĐẦU TƯ

ĐẠI HỘIĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘIĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI BỘ CÔNG TY CÁC ĐOÀN THỂ BAN KIỂM SOÁT GĐ TÀI CHÍNH - KTT P.TGĐ NỘI VỤ + SX P.KẾ TOÁN GĐ SẢN XUẤT GĐ CUNG ỨNG ĐIỀU BỘ GĐ.CN HOÀ PHÚ GĐ KINH DOANH - Phương tiện v/c - Bốc xếp Tổng kho - VLXD - Kho sơn Kinh doanh + KH & Đầu tư Q.TRỊ + HC

Ghi chú : Quan hệ lãnh đạo

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

- Đại hội đồng Cổ đông : Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội cổ đông thành lập.

- Ban kiểm soát : ban kiểm soát có 3 thành viên. Thành viên của Ban kiểm soát được Đại hội đồng cổ đông bầu theo thể thức bầu cử trực tiếp.

- Hội đồng quản trị : HĐKD và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý khác. Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Tổng Giám đốc : là người điều hành chung toàn bộ các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và cơ quan chủ quản của cấp trên.

- Phó Tổng Giám đốc kinh doanh và đầu tư : có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng Giám đốc những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình. Đồng thời chỉ đạo phòng ban thuộc mình quản lý, giải quyết những công việc do Tổng Giám đốc uỷ quyền khi đi vắng. Hiện tại do Tổng Giám đốc kiêm nhiệm.

- Phó Tổng Giám đốc nội vụ + sản xuất : chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, khai thác nguồn hàng ngoài thị trường. Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của Công ty giao.

- Giám đốc kinh doanh : quản lý tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)