Tỷ suất này cho ta biết hiệu quả kinh doanh của Công ty. Qua tính toán số liệu ở bảng 4.8 ta thấy tỷ suất LNT/DTT của Công ty biến động không đều qua các năm. Cụ thể năm 2010 tỷ suất này đạt 0,35% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì tạo được 0,35 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2011 tỷ suất này là 0,64%, tương ứng với 100 đồng doanh thu thì Công ty lời được 0,64 đồng, tăng 0,29 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Đến năm 2011 tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công ty giảm xuống còn 0,58, tức là 100 đồng doanh thu sẽ tạo được 0,58 đồng lợi nhuận cho công ty và tăng so với năm 2011 là 0,06 đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ suất này lại giảm xuống chỉ còn 0,35%, giảm 0,08% so với cùng kỳnăm 2012.
82
Nhìn chung ROS của Công ty qua các năm chưa tốt lắm, tỷ suất tăng giảm không đều. Vì vậy công ty cần có những biện pháp để nâng cao lợi nhuận hơn nữa trong những năm tới.
4.7.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ( ROA)
Tỷ suất này đo lường khảnăng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của Công ty. Qua bảng 4.8 ta thấy lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 0,67%. Chứng tỏ năm 2011 Công ty đem 100 đồng tài sản đi đầu tư thì Công ty thu vềcao hơn năm 2010 la 0,67 đồng. Năm 2012 tỷ suất ROA so với năm 2011 giảm đi 0,2%. Tuy năm 2012 tỷ suất này dương là 1,9% nhưng do Công ty hoạt động đầu tư không tốt, nên cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì lợi nhuân công ty thi về giảm 0,2 đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ suất lợi nhuận thuần giảm còn 1,8%, giảm 0,1% so với cùng kỳnăm 2012. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản có nhiều biến động cho thấy mức sinh lời của tổng tài sản đem đi đầu tư vẫn chưa ổn định, có năm tăng trưởng cao và có năm lại giảm đi. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến tính phát triển bền vững, đầu tư tài sản có hiệu quả hơn, tránh tình trạng tăng trưởng không ổn định làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
4.7.3 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này đặt biệt quan trọng, nhất là đối với các nhà đầu tư, những người trực tiếp góp vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, và phản ánh mức sinh lời mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận được từ đồng vốn góp của mình. Tỷ suất về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 tăng 1,31%. Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì công ty thu về lợi nhuận cao hơn 1,31 đồng so với năm 2010. Năm 2012 do vốn chủ sở hữu bình quân giảm nên tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu cũng giảm đi 0,16%, có nghĩa là cứ100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2012 lợi nhuận thu về sẽ bị giảm đi 0,16 đồng lợi nhuận. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 3,44%, giảm 0,59% so với cùng kì năm trước. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng 4.8
83
Bảng 4.9: Các chỉ sốtài chính liên quan đến lợi nhuận công ty giai doạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013
(Nguồn: Phòng kế toán của Công ty TNHH Ngũ Hiệp)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Lợi nhuận thuần Triệu đồng 616,391 1.046,501 890,858 536,102 460,437 Doanh thu thuần Triệu đồng 173.330,787 162.419,590 153.408,904 73.621,274 72.177,041 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 43.242,331 47.830,333 46.430,685 28.215,894 25.579,833 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 24.824,35 27.568,227 24.542,9 13.308,782 13.391,421
ROS (LNT/DTT) % 0,35 0,64 0,58 0,72 0,64
ROA (LNT/TTS) % 1,43 2,1 1,9 1,9 1,8
84
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH NGŨ
HIỆP
5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGŨ HIỆP
5.1.1 Chứng từ kế toán
Đối với các khâu hạch toán ban đầu:
+ Các chứng từđược sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ
+ Các chứng từđều được sử dụng đúng mẫu của bộ tài chính ban hành, những thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi đầy đủ, chính xác vào chứng từ.
+ Các chứng từđều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời.
+ Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từtương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hóa theo các nghiệp vụ, trình tự thời gian trước khi đi vào lưu trữ.
Đối với công tác hạch toán tổng hợp:
+ Công ty đã áp dụng đầy đủ chếđộ tài chính, kế toán của Bộ tài chính ban hành. Để phù hợp với tình hình và đặc điểm của Công ty, kế toán đã mở các tài khoản cấp hai nhằm phản ánh một cách chi tiết, cụ thể hơn tình hình biến động của các loại tài sản của công ty và giúp cho kế toán thuận tiện hơn cho việc ghi chép một cách đơn giản, rõ ràng và mang tính thuyết phục, giảm nhẹ được phần nào khối lượng công việc kế toán, tránh được sự chồng chéo trong công việc ghi chép kế toán.
+ Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho là hợp lý, vì là Công ty kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan nhiều đến hàng hóa, dịch vụ, do đó không thểđịnh kỳ mới kiểm tra hạch toán được.
5.1.2. Tài khoản
Do Công ty là loại hình doanh nghiệp hoạt động với nhiều lĩnh vực nên hệ thống tài khoản cũng có mở thêm các tài khoản cấp 2 để chi tiết cho các
85
khoản mục phát sinh nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trừ tài khoản giá vốn hàng bán.
Nhìn chung việc hạch toán tại Công ty theo đúng quy định của Bộ Tài Chính
5.1.3. Sổ sách
Công ty đã sử dụng cả hai loại sổ là: sổ chi tiết và sổ tổng hợp để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Năm 2013 kế toán không mở sổ chi tiết doanh thu khác mà hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
Kế toán không mở sổ tài khoản các khoản giảm trừ doanh thu mà hạch toán vào tài khoản doanh thu hoạt động tài chính.
Phiếu xuất kho được kế toán tổng hợp cuối ngày vào một phiếu vì số lượng nhiều.
Phiếu thu được kế toán tổng hợp cuối ngày nếu khách hàng trả tiền ngay. Còn nếu khách hàng nợ thì chi tiết cho từng đối tượng.
Nhật ký sổ cái được kế toán trưởng thiết kế mẫu riêng để thuận tiện cho việc hạch toán. Nhật ký sổ cái được mở cuối tháng làm cở sở báo cáo tài chính định kỳ.
Ngoài ra để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá, kế toán mở “ bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng hoá” theo kho hàng hoá.
5.1.4. Báo cáo
Công ty lập bảng báo cáo hoạt động kinh doanh đểxác định kết quả các khoản thu nhập thực tế và nộp cho ngân sách nhà nước, đồng thời nó phản ánh sự vận động của tài sản, tiền vốn của công ty trong lưu thông. Báo cáo tài chính tuân thủcác quy định hiện hành của Nhà nước.
5.2 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NGŨ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NGŨ HIỆP.
5.2.1 Những thuận lợi, khó khăn
5.2.1.1 Thuận lợi
- Do Công ty nằm ở thị trấn thu hút nhiều lao động. Đội ngũ lao động trẻ, đặc biệt là nhiều lao động nam, siêng năng, chịu khó, có sức khoẻ tốt. Cán bộ và công nhân viên đoàn kết lẫn nhau trong công việc.
86
- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị được đổi mới và nâng cao đã thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài thành phố ký kết hợp đồng.
- Tiếp cận được nền kinh tế thị trường, nâng cao trình độ quản lý của công nhân viên.
- Công ty tồn tại và phát triển là nhờ vào sản phẩm làm ra tạo được uy tín trong nước.
- Bộ phận kế toán của doanh nghiệp đã thực hiện công tác quản lý chặt chẽ trong thu chi, thực hiện đúng quy tắc thu chi, đúng chế độ nên nghĩa vụ nộp thuếđược hoàn thành tốt.
- Sau mỗi lần xuất hàng , kế toán căn cứ vào đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT,…phản ánh đầy đủ vào sổ chi tiết bán hàng, sổ theo dõi tình hình công nợ khách hàng, sổ cái tài khoản liên quan. Điều này thuận tiện trong công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu từđó giúp cho các nhân viên kế toán hạch toán chính xác kết quả hoạt động kinh doanh.
- Việc luân chuyển chứng từ trong quá trình tiêu thụhàng hoá được thực hiện theo một quy trình khá chặt chẽ và rõ ràng, hạn chếđược những mất mát có thể xảy ra.
- Doanh nghiệp ghi chép theo đúng chế độ quy định của Luật kế toán Việt Nam như báo cáo mẫu, tổng hợp các chứng từ cần thiết. Ngoài ra, việc quản lý dữ liệu trên hệ thống máy tính đã tạo thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách một cách rõ ràng, dễ xem xét kiểm tra, đối chiếu, giảm bớt được một phần khó khăn cho bộ phận kế toán, tiết kiệm thời gian làm việc. Hệ thống sổ sách của Công ty khá đơn giản và gọn nhẹ, thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu khi có sai sót xảy ra
- Công ty luôn tạo điều kiện cho bộ phận kế toán học hỏi, tìm tòi, cập nhật những thông tư, nghịđịnh, chỉ thị mới của Bộ Tài Chính.
- Mỗi nhân viên phụ trách một khâu và chịu trách nhiệm phần việc của mình. Theo dõi từ khâu quản lý chứng từ, định khoản đến tổng hợp báo cáo kế toán và khâu cuối cùng kếtoán trưởng sẽ kiểm tra và điều chỉnh nhanh chóng có hiệu quả. Qua đó cho thấy sự phối hợp làm việc chặt chẽ và khoa học của từng bộ phận kế toán giúp cho việc hạn chế sai sót có thể xảy ra.
- Công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006. Ngoài ra, Công ty còn mở thêm các tài khoản chi tiết và mã hoá chúng nhằm phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty
87
- Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty được áp dụng là hệ thống báo cáo tài chính.Trong đó, hệ thống báo cáo kế toán tài chính được Công ty xây dựng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm tra hoạt động SXKD của đơn vị cũng như của cơ quan quản lý Nhà nước.
5.2.1.2. Khó khăn
Bất động sản đóng băng, hoạt động xây dựng đình trệ, đã khiến hàng loạt các DN, đại lý kinh doanh thép xây dựng lâm vào tình trạng khủng hoảng do không tiêu thụ được hàng. Thị trường thép xây dựng tiếp tục ảm đạm nhưng giá vẫn tăng. Sức tiêu thụ thép xây dựng liên tiếp giảm mạnh, khiến lượng hàng tồn kho tăng cao một cách đột kéo theo hệ lụy khó hồi phục của ngành trong những năm sau. Tồn kho, thép chất đống, ế ẩm là những tồn tại đang diễn ra ở các đại lý cửa hàng bán thép xây dựng trên địa bàn cần thơ nói riêng và cả nước nói chung.
Lạm phát tăng cao, nền kinh tế đang lâm vào cảnh khó khăn cho nên các công ty khó mà vay được vốn của Ngân hàng, chính vì vậy việc xây dựng công trình cũng không được thực hiện nhiều, từ đó những công ty xây dựng ít mua sắt thép.
Việc kinh doanh sắt thép cũng tuỳ thuộc vào giai đoạn. Điển hình như khách hàng mua sắt thép về đóng tàu, thì sau nhiều năm tàu mới bị hư hỏng, chính vì vậy mà làm cho tình hình tiêu thụ của Công ty trở nên không mấy khả quan.
Những khách hàng mà công ty cảm thấy không có khả năng thanh toán thì Công ty sẽ không bán hàng, từ đó không phát sinh doanh thu.
Trong những năm gần đây có nhiều công ty kinh doanh sắt thép đã ồ ạt phát triển trong khu vực nên làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng trong khâu thu mua nguyên vật liệu, hàng hoá và tìm kiếm khách hàng của Công ty.
Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật công nghệ, nhiều công ty sử dụng công nghệ máy móc hiện đại nên Công ty phải có thời gian nhất định để đào tạo tay nghề cho công nhân được nâng cao hơn.
Vốn lưu động là vấn đề quan tâm của ban lãnh đạo vì khi chuyển sang cơ chế thịtrường phải tựhuy động vốn, xoay sở hoặc tìm nguồn để bổ sung.
Giá cả các loại nguyên phụ liệu, vật tư, điện nước đều tăng làm cho giá thành sản phẩm, hàng hoá tăng cao trong khi đa số khách hàng đều giảm giá gia công từ10 đến 15%.
88
Hiện nay, giá xăng dầu đang biến động không ổn định, các chi phí về nhiên liệu cho việc giao hàng quá cao.
5.2.2. Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngũ Hiệp. công ty trách nhiệm hữu hạn Ngũ Hiệp.
Lợi nhuận của Công ty chịu sựtác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Cho nên muốn nâng cao lợi nhuận phải giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp. Như ta đã biết, công thức đểxác định lợi nhuận là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Vì vậy, để nâng cao lợi nhuận Công ty cần nâng cao một số biện pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí và đồng thời kết hợp với nhiều biện pháp khác,…
5.2.2.1 Biện pháp tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu của doanh nghiệp chịu sự tác động của 2 nhân tố, đó là khối lượng hàng hoá tiêu thụ và giá bán. Muốn tăng doanh thu thì ta có thể tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ hoặc giảm giá bán trên thị trường, hoặc có thể tăng cả 2 nhân tố. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, thì khả năng tăng giá bán cũng là một vấn đề vô cùng nan giải, không chỉ riêng Công ty TNHH Ngũ Hiệp mà là tất cả các Công ty hoạt động kinh doanh.
- Chất lượng hàng hoá tiêu thụ là mục tiêu đầu tiên mà công ty cần quan tâm đến, công ty phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc tìm những nhà cung cấp nguyên liệu với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu sẽ làm cho sản phẩm tiêu thụ tốt, đồng thời chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa của công ty cung cấp ra thị trường sẽ quyết định uy tín của công ty trên thương trường. Tìm những nhà cung cấp bằng phương tiện truyền thông như internet hoặc quen biết,… Như vậy đòi hỏi cán bộ nhân viên phải có mối quan hệ rộng.
- Giá bán cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ hàng hoá của công ty, vì vậy công ty cần điều chỉnh giá cả phù hợp. Công ty cần khảo sát thật kỹđể tìm được nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng, giá hợp lý. Bên cạnh đó, công ty phải quản lý công tác tiêu thụ hàng hoá, tìm hiểu những công nghệ mới làm cho giá thành hạ thấp giúp phần lợi nhuận thu được cao hơn. Ngoài ra, công ty có thể điều chỉnh giá bán linh hoạt theo từng thời điểm, giảm giá bán thấp hơn mặt bằng giá của các hàng hoá cùng loại một chút sẽ tạo ra một sức tiêu thụ lớn.
- Trong nền kinh thế thị trường như hiện nay thì hoạt động nghiên cứu