Tổng doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu bán hàng (DT thuần bán hàng) doanh thu vận chuyển hàng hoá, doanh thu hoạt động tài chính ( DT tài chính)và thu nhập khác
Bảng 4.4 Bảng phân tích tình hình tổng doanh thu
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn – Phòng tài chính – Kế toán)
Qua bảng 4.4 ta thấy tổng doanh thu của Công ty giảm mạnh qua từng năm. Nếu năm 2010, tổng doanh thu của Công ty là173.089,344 triệu đồng, thì sang năm 2011, tổng doanh thu của Công ty đã giảm còn 162.215,03 triệu đồng, giảm 10.874,314 triệu đồng so với năm 2011, tương đương giảm 6,3%. Đây là mức giảm nhanh trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Năm 2012 tổng doanh thu của Công ty tiếp tục giảm mạnh so với năm 2011, đạt 153.196,654 triệu đồng, giảm 5,6% so với năm 2011. Đây cũng là năm doanh thu của Công ty đạt mức thấp nhất trong vòng 3 năm (2010-2012).
Tổng doanh thu của Công ty được hình thành từ 3 nguồn doanh thu chính là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và một số nguồn thu nhập khác. Trong những năm qua, Công ty không ngừng nổ lực để có thể tăng cả 3 nguồn doanh thu này, nhưng tổng doanh thu vẫn bị giảm sút.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011-2010 2012-2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
DT thuần BH 173.089,344 99,99 162.215,03 99,99 153.196,654 99,99 (10.874,314) (6.3) (8.693,602) (5.6) DT vận chuyển HH 126,812 0,001 68,713 0,001 163,727 0,001 (83,072) (45.8) (229,759) (138) DT HĐTC 113,8 0,001 133,047 0,001 48,523 0,001 19,247 16,9 (84,524) (63,5) Thu nhập khác 0,828 0 2,8 0 0 0 1,972 238 (2.8) (2.8) Tổng doanh thu 173.330,784 100 162.419,59 100 153.408,904 100 (10.911,194) (6,2) (8.862,126) (5,5)
72
4.5.1.1 Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng doanh thu, chiếm bình quân hơn 99% trong3 năm 2010,2011,2012. Như vậy phần lớn tổng doanh thu của Công ty là từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, sự giảm sút của doanh thu thuần bán hàng tác động mạnh đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty trong 3 năm qua (2010 – 2012) luôn giảm đều. Nếu năm 2010, doanh thu của Công ty là 173.216,156 triệu đồng, thì sang năm 2011, doanh thu giảm đến 6,3%, tương đương giảm 10.932,413 triệu đồng. Năm 2012 doanh thu của Công ty đạt 153.360,381 triệu đồng, giảm 5,5%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của Công ty trong 3 năm qua. Tỷ lệtăng trưởng của công ty luôn giảm, trung bình mỗi năm giảm 5,9%
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm qua hàng năm là do các yếu tốnhư:
+ Do các yếu tố khách quan như bất động sản đóng băng, hoạt động xây dựng đình trệ, đã khiến hàng loạt các Doanh nghiệp kinh doanh thép xây dựng lâm vào tình trạng khủng hoảng do không tiêu thụ được hàng. Theo thống kê của ngành thép, năm 2011 sức tiêu thụ thép xây dựng liên tiếp giảm mạnh, kể từ quý II/2011 khiến lượng hàng tồn kho lên đến 900.000 tấn, kéo theo hệ lụy khó hồi phục của ngành trong năm 2012. Bên cạnh việc tồn kho hàng hoá vẫn đang diễn ra nhưng giá cả đầu vào đều có xu hướng tăng nhẹnhư: Phôi thép, thép phế, HRC, quặng sắt… cùng với đó là sức ép giá điện cũng tăng, và hàng Trung Quốc chứa nguyên tố Bo tràn về. Trong khi giá bán lại không có gì thay đổi, khiến Công ty khó càng thêm khó. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho doanh thu bán hàng của doanh nghiệp giảm qua các năm.
+ Lạm phát tăng cao, nền kinh tế đang lâm vào cảnh khó khăn cho nên các Công ty xây dựng công trình khó mà vay được vốn của Ngân hàng, chính vì vậy việc xây dựng công trình cũng không được thực hiện nhiều, từ đó những Công ty xây dựng ít mua sắt thép.
+ Việc kinh doanh sắt thép cũng tuỳ thuộc vào giai đoạn. Điển hình như khách hàng mua sắt thép về đóng tàu, thì sau nhiều năm tàu mới bị hư hỏng, chính vì vậy mà làm cho tình hình tiêu thụ của Công ty trở nên không mấy khả quan.
+ Những khách hàng mà Công ty cảm thấy không có khả năng thanh toán thì Công ty sẽ không bán hàng, từ đó không phát sinh doanh thu.
73
+ Trong những năm gần đây có nhiều Công ty kinh doanh sắt thép đã ồ ạt phát triển trong khu vực làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng trong khâu thu mua nguyên vật liệu, hàng hoá và tìm kiếm khách hàng của Công ty.
Doanh thu vận chuyển hàng hoá đi bán phản ánh số thu nhập do công ty mua hàng yêu cầu vận chuyển hàng đến tận nơi. Nó tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng. Do đó doanh thu bán hàng giảm thì nó cũng giảm theo
- Trước tình hình đó, Công ty vẫn không ngừng đưa ra những kế hoạch để tăng doanh thu như:
+ Công ty vẫn không ngừng đẩy mạnh hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm – dịch vụ, thương hiệu trên thương trường đến với khách hàng, nhu cầu thị hiếu của người dân, giúp cho các mặt hàng sắt thép của Công ty được biết đến nhiều hơn, giúp Công ty có thêm được nhiều khách hàng mới và đáp ứng được nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng mở rộng.
+ Trong các năm qua, Công ty luôn tham dự đầy đủ các hội thảo, hội nghịchuyên đề giới thiệu các sản phẩm các nhu cầu cung ứng dịch vụ các giai đoạn hình thành dựán, thông qua đó ngành nghề - sản phẩm chủ lực của Công ty như kinh doanh sắt, thép, mua bán vật liệu xây dựng, vận chuyển hàng hoá….được giới thiệu rộng rãi, nhờ vậy được nhiều nàh đầu tư và các công ty vật liệu xây dựng và các khách hàng quan tâm và biết đến, số lượng hợp đồng cũng gia tăng.
+ Công ty đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng, xây dựng kênh phân phối tương đối hoàn chỉnh, hàng hoá có chất lượng nên được khách hàng tin tưởng và ký hợp đồng với số lượng lớn. Việc cung ứng hàng hoá của Công ty trong tỉnh và ngoài tỉnh được thực hiện xuyên suốt, nên việc tiêu thụ hàng hoá cũng được đẩy mạnh, bù đắp phần nào những ảnh hưởng khách quan. Hiện nay, Công ty ký kết được nhiều hợp đồng với các doanh nghiêp ở các tỉnh và Thành phố ngoài như Thành phố Hà Nội, Thành Phố Đắk Lắk, Tỉnh Bình Dương,Tỉnh Hậu Giang, Quận Cái Răng, Quận Bình Thuỷ, Quận Thốt Nốt,…
Như vậy, doanh thu bán hàng của Công ty giảm là do điều kiện khách quan tác động là chủ yếu, nhưng nhờ Công ty đã đề ra những biện pháp để quảng bá và ra sức mở rộng thị trường nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng không giảm mạnh.
74
Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty, tuy nhiên đây cũng là một nguồn doanh thu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính.
Doanh thu hoạt động tài chính được hình thành từ các nguồn như lãi tiền gửi, tiền cho vay, lãi do chênh lệch tỷ giá và doanh thu hoạt động tài chính khác (nếu doanh nghiệp có)
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty từnăm 2010 đến 2012 tăng giảm không đều. Năm 2010, doanh thu thu được 113,8 triệu đồng, sang năm 2011 doanh thu đạt được 133,047, tăng 19,247 triệu đồng, tương ứng 16,9%. Sang năm 2012, doanh thu hoạt động tài giảm mạnh lên đến 84,524 triệu đồng, tương ứng giảm 63,5%
Năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng nguyên nhân là do Công ty gởi tiền vào Ngân hàng, tiền lãi nhập vốn tăng cao, cho nên thu nhập từ lãi vay cũng tăng theo.
Năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh là do tiền gửi ngân hàng của Công ty được rút ra sử dụng cho đầu tư mua hàng hoá và thanh toán các khoản chi phí.
Nhận xét: Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty tăng giảm không đều qua các năm. Do trong thời kỳCông ty đang tập trung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nên nguồn vốn đầu tư hoạt động tài chính của Công ty không nhiều. do phải huy động vốn cho sản xuất kinh doanh nên tiền lãi vay có nhiều biến động, tăng giảm không đều qua hàng năm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng của doanh thu tài chính. Trong tương lai, Công ty cần nâng cao doanh thu từ hoạt động tài chính, đóng góp vào sựtăng trưởng của nguồn doanh thu.
4.5.1.3 Phân tích doanh thu hoạt động khác
Doanh thu khác của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu, trung bình 0,001 % qua 3 năm. Năm 2011, thu nhập khác tăng 1,972 triệu đồng. Nhưng sang năm 2012, Công ty không phát sinh khoản thu nhập khác vì ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho nên kế toán hạch toán đưa vào chi phí tài chính để thuận tiện hơn trong quá trình hạch toán.
4.5.2 Phân tích tình hình tổng chi phí
Tổng chi phí của Công ty bao gồm các khoản chi phí sau: Giá vốn hàng bán (GVHB), chi phí tài chính (CPTC), chi phí bán hàng (CPBH), Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN).
75
Bảng 4.5 Bảng tổng chi phí của Công ty từnăm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ta thấy tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm liên tục qua từng năm. Năm 2010, tổng chi phí của Công ty là 172.508,932 triệu đồng, sang năm 2011 tổng chi phí đã đạt 161.140,911 triệu đồng, giảm đến -6,6%. Năm 2012 tổng chi phí của doanh nghiệp là 152.273,474 triệu đồng, tương giảm -5,5%. Chi phí giảm liên tục là một điều đáng mừng cho Công ty.
Trong cơ cấu tổng chi phí, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất,trung bình qua 3 năm là 97%. Do giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí sản xuất chính như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công sản xuất, chi phí sản xuất chung… nên giá vốn hàng bán chiếm ty trọng lên đến 99% tổng chi phí. Các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu tổng chi phí. Trong đó đứng thứ 2 sau giá vốn là chi phí quản lý doanh nghiệp, thứ ba là chi phí bán hàng, thứ tư là chi phí tài chính, còn lại là chi phí thuế TNDN và chi phí khác.
Tổng chi phí của Công ty giảm đều qua các năm, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng giảm do đó giá vốn hàng bán ra cũng giảm theo Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng nó chiếm tỷ trong nhỏ hơn so với giá vốn hàng bán, kéo theo tổng chi phí giảm đều qua các năm 2010 – 2012.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % GVHB 169.148,243 157.343,479 147.634,019 (11.804,765) (7.0) (9.709,459) (6.2) CP tài chính 236,456 322,696 197,083 86,241 36.5 (125,613) (38.9) CP BH 1.632,470 1.699,312 1.877,150 66,841 4.1 177,838 10.5 CP QLDN 1.491,762 1.775,425 2.565,221 283,663 19.0 789,796 44.5 2.Tổng chi phí 172.508,932 161.140,911 152.273,474 (11.368,020) (6.6) (8.867,438) (5.5)
76
Bảng 4.6 Bảng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty từnăm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
- Qua bảng 4.6 ta thấy chi phí bán hàng tăng đều qua các năm 2010- 2012. Năm 2011 tăng 66,841 triệu đồng, tương đương 4,1%. Năm 2012 tăng 177,838, tương đương 10,5%. Chi phí bán hàng được hình thành từ chi phí tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, và chi phí bằng tiền khác.
+ Chi phí lương nhân viên bán hàng tăng lên theo từng năm, cụ thể năm 2011 tăng 102,315 triệu đồng, tương ứng 13,2%, năm 2012 tăng 145,235 triệu đồng, tương ứng 16,6%. Nguyên nhân là do Công ty có chếđộtăng lương cho nhân viên bán hàng làm việc tốt, mặc khác là do chính sách tăng lương của Nhà nước.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2011 tăng 7,239 triệu đồng, tương ứng 2,1%, nhưng đến năm 2012 chi phí khấu hao tăng mạnh lên đến 154,607 triệu đồng, tăng 43,3%. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty mua thêm một sốt tài sản cốđịnh về phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí bằng tiền khác bao gồm chi phí nước, điện thoại, mua gas, oxy, xăng, dầu, văn phòng phẩm…. phục vụ cho bán hàng. Theo bảng 4.6 ta thấy chi phí khác của Công ty giảm mạnh dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty tiết kiệm chi phí không cần thiết.
Chi phí lương bộ phận bán hàng và chi phí khấu hao đều tăng dẫn đến chi phí bán hàng cũng tăng theo. Mặc khác chi phí bằng tiền giảm
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011-2010 2012-2011
Số tiền % Số tiền % 1.CP BH 1.632,470 1.699,312 1.877,150 66,841 4.1 177,838 10.5 Lương nhân viên BH 773,414 875,730 1,020,965 102,315 13.2 145,235 16.6 Khấu hao TSCĐ 348,908 356,148 510,755 7,239 2.1 154,607 43.4 Khác 510,147 467,434 345,429 (42,713) (8.4) (122,005) (26.1) 2.CP QLDN 1.491,762 1.775,425 2.565,221 283,663 19.0 789,796 44.5 Lương nhân viên QLDN 1.128,860 1.169,226 1.367,230 40,366 3.6 198,004 16.9 Thuế, phí, lệ phí 65,307 126,491 187,918 61,184 93.7 61,427 48.6 Khác 297,596 479,708 1. 010,073 182,112 61.2 530,365 110.6
77
nhưng tốc độ giảm ít hơn, vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên một cách mạnh mẽ. Nếu như năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 1.491,762 triệu đồng thì năm 2012 đạt 1.775,425 triệu đồng, tăng 283,663, tương đương với 19%. Năm 2012 tiếp tục tăng lên đến 789,796, tương ứng với 48,6%. Chi phí quản lý doanh nghiệp dược hình thành từ chi phí lương nhân viên văn phòng; các khoản thuế phí, lệ phí; chi phì bằng tiền khác phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí lương nhân viên tăng dần qua các năm. Năm 2011 tăng nhẹ 40,366 triệu đồng, tương ứng 3,6%. Nhưng đến năm 2012 chi phí lương tăng mạnh lên đến 198,004 triệu đồng, tương ứng với 16,9%. Chi phí lương văn phòng tăng cao một phần là do Công ty nhận thêm nhân viên kế toán, mặc khác do chính sách tăng lương của Nhà nước.
+ Thuế, phí và lệ phí tăng mạnh. Năm 2011 tăng 61,184 triệu đồng, tương ứng 93,7%. Năm 2012 tăng 61,427 triệu đồng, tương đương 48,6%. Nguyên nhân là do phí chuyển khoản cho Ngân hàng tăng lên.
+ Chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bộ phần quản lý doanh nghiệp bao gồm các dụng cụ sửa xe, bảo hiểm xe, tiền internet, chi phí tiếp khách, chi tiền mua dầu…Năm 2011 chi phí bằng tiền khác có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ, 182,112 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 61,2%. Đến năm 2012, chi phí bằng tiền khác tiếp tục tăng mạnh 530,365 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 110,6%. Nguyên nhân là do Công ty đầu tư mua các thiết bị dịch vụ phục vụ cho việc tu sửa các xe và công cụ dụng cụ tại văn phòng của Công ty. Lương nhân viên QLDN, các khoản phí lệ phí, chi phí bằng tiền khác
đồng loạt tăng một cách mạnh mẽ. Rõ rệt nhất là chi phí bằng tiền khác. Cả 3 yếu tốtrên đều tăng dẫn theo chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
4.5.3 Phân tích lợi nhuận sau thuế của công ty
Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng 4.7, ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng giảm không đều. Năm 2011 lợi nhuận sau thuếđạt được 1.046,501 triệu, tăng 430,110 triệu so với năm 2010, tốc độ tăng lên đến 69,8%. Năm 2012 lợi nhuận giảm - 155,643 triệu, tốc độ giảm -14,9%
Tổng doanh thu và tổng chi phí đều giảm qua các năm 2010-2012. Năm 2011 tốc độ giảm của tổng chi phí nhiều hơn tốc độ giảm của tổng doanh thu
78
do đó lợi nhuân sau thuếtăng lên. Đến năm 2012 tốc độ giảm của chi phí thấp hơn tốc độ giảm của tổng doanh thu do đó lợi nhuận sau thuế bị giảm. Cho ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty không ổn định và có chiều hướng đi xuống. Công ty cần phải thực hiện một số biện pháp làm tăng doanh thu bán