Hiện nay, những thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty là Philippines và
Indonesia đang tiến hành hạn chế nhập khẩu gạo, bảo vệ sản xuất trong nước và tiến tới tự cung tự cấp trong tương lai. Động thái này đang gây khó khăn rất lớn
cho công ty, làm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây bị
kéo xuống thấp. Vì vậy, việc mở rộng thị trường, tập trung phát triển thị trường
mới là một việc làm cần thiết để đảm bảo hoạt động của công ty trong thời gian
tới.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty vẫn là những thị trường ở Châu Á
và Châu Phi, trong những thị trường đó, công ty có thể chú trọng tập trung phát
triển ở thị trường Châu Phi. Đây là một thị trường tiềm năng do lượng nhập khẩu
gạo rất lớn hàng năm và chủ yếu là loại gạo cấp thấp – loại gạo mà công ty chuyên sản xuất. Tuy xuất khẩu sang Châu Phi vẫn gặp phải nhiều vướng mắc như ở khâu thanh toán hay khó nắm bắt thông tin thị trường,… gây khó khăn cho
các doanh nghiệp nhưng hiện nay, Bộ Công thương đã có những động thái tích
cực để xúc tiến thương mại của nước ta ở khu vực này như: tổ chức hội nghị, ký
những bản ghi nhớ về thương mại gạo, xây dựng khung pháp lý về xuất khẩu,… đã phần nào tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh xuất khẩu sang
Châu Phi. Vì vậy, công ty nên tận dụng những thuận lợi có được đó để tăng cường quảng bá giới thiệu, tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng sang thị trường
này.
Ngoài ra, công ty cần giữ vững sản lượng xuất khẩu sang những thị trường
truyền thống và tăng cường tìm hiểu, hợp tác với những thị trường tiềm năng
khác ở Châu Á như: Malaysia, Đài Loan,… Đây đều là những thị trường có sự tương đồng về thị hiếu và có mối quan hệ lâu năm nên sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn cho công ty khi xuất khẩu sang những thị trường này. Với những thị trường khó tính như: Châu Âu, Mỹ,… hiện nay công ty vẫn chưa thể xâm nhập được vì những hạn chế về chất lượng và mặt hàng xuất khẩu. Vì vậy, để có thể thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu sang những thị trường này, công ty cần nâng cao chất lượng
sản phẩm, sản xuất những mặt hàng gạo phẩm chất tốt và đồng nhất về chất lượng, đáp ứng những yêu cầu về xuất xứ sản phẩm và những tiêu chuẩn khắt khe
khác.
Mặt khác, để việc phát triển ở thị trường mới thuận lợi, công ty cần đầu tư
quảng bá hình ảnh, đẩy mạnh hoạt động marketing như: tham gia vào các hội chợ
triển lãm, chủ động giới thiệu, chào hàng với các đối tác,… kết hợp với việc
nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu, tập quán tiêu dùng ở từng thị trường để có được
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến động gây ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung. Trước tình hình
đó, công ty Đại Lợi đã vẫn tồn tại và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh xuất
khẩu gạo của mình. Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này của công ty, có thể thấy được, trong giai đoạn 2010 – 6/2013, công ty đã trải qua nhiều biến động nhưng vẫn có được
những thành tựu cho riêng mình. Song song đó, những mặt hạn chế của công ty
vẫn còn tồn tại và cần có những biện pháp cần thiết để khắc phục, giúp công ty
phát triển trong tương lai.
Công ty Đại Lợi đã không ngừng tự làm mới, đầu tư trang bị máy móc và không ngừng thích ứng để có thể bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thị trường
thế giới. Hằng năm, công ty tự hào đã đóng góp một phần của mình vào ngân sách và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động, góp phần thúc đẩy
sự phát triển ngành lương thực – thực phẩm của địa phương. Xuất khẩu gạo của công ty đều có bước tăng tiến qua các năm, sản phẩm của công ty đã có mặt ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Công ty đang khẳng định vị thế và liên tục phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh hơn trong tương lai.
Ngoài những mặt tốt đạt được, công ty vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế từ bên trong lẫn bên ngoài công ty. Việc chưa ổn định được nguồn
nguyên liệu sẽ là một hạn chế cho công ty khi muốn nâng cao chất lượng sản
phẩm và uy tín của mình trên thị trường. Thị trường xuất khẩu vẫn còn là những
thị trường nhỏ hẹp và có yêu cầu về chất lượng thấp, công ty vẫn chưa thể xâm
nhập vào những thị trường khó tính hơn. Hơn thế nữa, sản phẩm xuất khẩu của
công ty vẫn là những loại gạo cấp thấp trong khi thị hiếu của người tiêu dùng
đang dần chuyển sang yêu thích những loại gạo cao cấp. Trị trường thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới (Campuchia,
Myanmar,…) bên cạnh những đối thủ cũ (Thái Lan, Ấn Độ,…). Ngoài ra, đội ngũ
nhân viên vẫn còn thiếu hụt sẽ gây nhiều áp lực khi cường độ sản xuất tăng cao.
Những hạn chế này sẽ ảnh hưởng và gây cản trở cho sự phát triển của công ty trong tương lai, vì vậy công ty cần tìm ra những giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả cho những hạn chế này.
Công ty cần nghiên cứu, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có được cái nhìn đúng đắn nhất, tận dụng những điểm mạnh và khắc
phục những điểm yếu. Có như vậy, công ty mới có thể không ngừng phát triển và
vươn lên trong tương lai, nâng cao vị thế và xây dựng hình ảnh, uy tín của mình trong lòng khách hàng.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Nhà nước
Nâng cao việc ổn định sản lượng nguồn nguyên liệu, đảm bảo cung cầu bằng
việc tiến hành quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh có quy mô lớn, hỗ trợ và
hướng dẫn nông dân gieo trồng những giống lúa có chất lượng cao phù hợp nhu
cầu thị trường để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ. Xây dựng
những chính sách hỗ trợ người nông dân về vay vốn sản xuất, kiểm soát giá vật tư
nông nghiệp,… để giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu giá thấp, tăng khả năng cạnh tranh.
Cần tăng cường sự kết hợp giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà kinh doanh, để có thể đưa ngành xuất khẩu gạo Việt Nam vươn tầm cao
mới. Ngoài ra, Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thiết lập hệ thống
kiểm soát, đảm bảo tính đồng bộ của các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lượng trong tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận chuyển đến chế
biến và xuất khẩu.
Tăng cường hoạt động ngoại giao với các quốc gia khác, tạo điều kiện thuận
lợi để xúc tiến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng với những thị trường mới; tổ chức các cuộc giao lưu, hội chợ, triễn lãm để quảng bá, giới thiệu
sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Cung cấp những thông tin thị trường cụ thể, không chỉ đề cập đến những sự thay đổi của thị trường (biến động giá cả, sản lượng tiêu thụ,...) mà còn nên đưa ra
những phân tích về nguyên nhân hoặc dự báo xu hướng trong tương lai (nguyên nhân của biến động giá cả, dự đoán nhu cầu tại các thị trường,...), giúp các doanh nghiệp có được những thông tin, cơ sở để xây dựng những kế hoạch, chiến lược
của mình.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy trình hải quan và cơ sở hạ tầng để hàng
hóa được thông quan nhanh chóng, kịp thời giao hàng, hạn chế những chi phí phát sinh tại cảng. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có giải pháp để liên kết hệ thống
ngân hàng Việt Nam với nhiều ngân hàng trên thế giới để thuận tiện trong việc
6.2.2 Đối với công ty
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực bằng cách tổ chức những khóa học về kỹ năng, nghiệp vụ. Công ty cần thành lập bộ phận đảm trách hoạt động xuất khẩu hàng hóa và đầu tư xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên trách cho lĩnh vực này.
Đội ngũ nhân viên này cần có trình độ chuyên môn cao, sự am hiểu về thị trường,
pháp luật thế giới và sự nhiệt huyết, tận tâm với nghề. Có như vậy, hoạt động
xuất khẩu của công ty mới có được sự quan tâm đúng mức và tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển trong tương lai.
Công ty cần quan tâm đến hoạt động chiêu thị và marketing để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng một cách chủ động, đồng thời giúp
hình ảnh của công ty có mặt rộng rãi và trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu thị trường cũng cần được chú trọng để
công ty có thể nắm được những thông tin chính xác và kịp thời nhất khi đưa ra
những quyết định, kế hoạch kinh doanh của mình.
Có chính sách khen thưởng hợp lý, thấu hiểu và quan tâm đến đời sống vật
chất và tinh thần của nhân viên. Việc tuyển dụng nhân viên mới cần phải ưu tiên những lao động có trình độ cao và có nhiệt huyết với công việc.
Quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những hộ nông dân trồng lúa để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu trong tương lai. Hướng dẫn nông dân trồng những giống lúa phẩm chất tốt và áp dụng
những kỹ thuật canh tác mới, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, cần đầu tư đổi mới
trang thiết bị, máy móc để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Cần chú trọng đến việc thêm các loại gạo thơm vào cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu của công ty để phù hợp với xu hướng tiêu dùng của khách hàng và mang lại
nguồn doanh thu lớn hơn trong tương lai. Công ty cần tìm kiếm và đề nghị hợp
tác với những hộ nông dân trồng các giống lúa thơm này để có được nguồn
nguyên liệu, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ những doanh nghiệp khác để có được những kế hoạch phát triển xuất khẩu gạo thơm một cách đúng đắn nhất.
Tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường sang những quốc gia tiềm năng để
nâng cao sản lượng xuất khẩu và hạn chế việc phụ thuộc vào một số thị trường
chủ lực. Bên cạnh đó, vẫn cần duy trì hợp tác với những thị trường truyền thống
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Hữu Hạnh, 2004. Kỹ thuật ngoại thương nguyên tắc và thực hành.
Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
2. La Nguyễn Thùy Dung, 2007. Bài giảng Marketing quốc tế. Đại học Cần Thơ.
3. Lê Phạm Hiền Thảo, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty
Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học
Cần Thơ.
4. PGS.TS Vũ Đình Thắng và GVC.KS Nguyễn Viết Trung, 2005. Giáo trình Kinh tế thủy sản. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
5. Phan Thị Ngọc Khuyên, 2009. Giáo trình kinh tế đối ngoại. Đại học Cần Thơ.
6. Trần Thị Ngọc Giàu, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải
pháp phát triển cho công ty Cổ Phần Xuất Nhập khẩu An Giang ( Angimex ). Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
7. Trương Chí Tiến và Quan Minh Nhật, 2004. Giáo trình quản trị chất lượng sản phẩm. Đại học Cần Thơ.Bộ Công thương, 2011.
8. Võ Thanh Thu, 2008. Kinh doanh xuất nhập khẩu. Hà Nội: Nhà xuất bản
Thống kê.
9. An Huy, 2012. Hai khách hàng lớn của gạo Việt muốn giảm nhập khẩu
<http://vneconomy.vn/20121128064222682P0C19/hai-khach-hang-lon-cua-gao-
viet-muon-giam-nhap-khau.htm>. [Ngày truy cập: 11 tháng 9 năm 2013].
10. An Huy, 2012. Trung Quốc ồ ạt nhập gạo Việt Nam
<http://vneconomy.vn/20121213112742642P0C19/trung-quoc-o-at-nhap-gao-
viet-nam.htm>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2013].
11. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Sóc Trăng: Nhân rộng mô
hình cánh đồng mẫu lớn gắn liền với cơ giới hóa nông nghiệp
<http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30701&cn_
id=597667>. [Ngày truy cập: 11 tháng 9 năm 2013].
12. Bình Minh, 2013. Xuất khẩu gạo bị sức ép lớn từ Thái Lan
<http://nld.com.vn/kinh-te/xuat-khau-gao-bi-suc-ep-lon-tu-thai-lan-
20130905085742694.htm>. [Ngày truy cập: 14 tháng 9 năm 2013].
13. Bộ Công thương, 2011. Tình hình xuất khẩu sang các thị trường năm
2010 <http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-
nam.gplist.294.gpopen.188529.gpside.1.gpnewtitle.thi-truong-xuat-khau-gao-cua-
viet-nam-nam-2010.asmx>. [Ngày truy cập: 10tháng 9 năm 2013].
14. Bộ Công thương, 2012. Tình hình xuất khẩu sang các thị trường năm
2011 <http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.294. gpopen.197914.gpside.1.gpnewtitle.tinh-hinh-xuat-khau-sang-cac-thi-truong-
trong-nam-2011.asmx>. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013].
15. Bộ Công thương, 2013. Thị trường xuất khẩu gạo năm 2012 và dự báo
<http://vinanet.com.vn/wce/view_search.aspx?ZoneID=294&ContentID=209625
>. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013].
16. Bộ Công thương, 2013. Thị trường xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2013
<http://vinanet.com.vn/wce/view_search.aspx?ZoneID=294&ContentID=217333
>. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013].
17. Bộ Công thương, 2013. Xuất khẩu gạo Myanmar năm 2013 chắc chắn vượt 1,4 triệu tấn <http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet- nam.gplist.295.gpopen.216521.gpside.1.gpnewtitle.xuat-khau-gao-myanmar- nam-2013-chac-chan-vuot-1-4-trieu-tan.asmx>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm
2013].
18. Cục Xúc tiến thương mại, 2012. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Phi: Khó khăn và giải pháp <http://www.vietrade.gov.vn/go/3263-xut-khu-go-vit- nam-sang-chau-phi-kho-khn-va-gii-phap.html>. [Ngày truy cập: 11 tháng 9 năm
2013].
19. Dân Việt, 2013. Xuất khẩu gạo của Pakistan tháng 7 tăng gấp rưỡi năm
ngoái <http://gafin.vn/2013082312127364p39c48/xuat-khau-gao-cua-pakistan-
thang-7-tang-gap-ruoi-nam-ngoai.htm>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2013].
20. Hà Linh, 2013. Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2013 không sáng sủa
<http://www.vietnamplus.vn/Home/Xuat-khau-gao-cua-Thai-Lan-nam-2013-
khong-sang-sua/20138/209679.vnplus>. [Ngày truy cập: 14 tháng 9 năm 2013].
21. Kim Chung, 2012. Campuchia đẩy mạnh xuất khẩu gạo
<http://news.chodientu.vn/phap-luat/campuchia-day-manh-xuat-khau-gao-
124702.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2013].
22. Phương Thảo, 2013. Đối thủ mới của xuất khẩu gạo Việt Nam
<http://www.vinafood1.com.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=9409>. [Ngày
truy cập: 15 tháng 9 năm 2013].
23. Quang Huy, 2012. Ấn Độ soán ngôi xuất khẩu gạo của Việt Nam nhờ
giá rẻ <http://phapluattp.vn/20121217104420930p0c1014/an-do-soan-ngoi-xuat-
khau-gao-cua-viet-nam-nho-gia-re.htm>. [Ngày truy cập: 14 tháng 9 năm 2013].
24. Thương vụ Việt Nam tại Campuchia 2011. Campuchia ra chính sách mới
về xuất khẩu gạo <http://www.thuongmai.vn/thi-truong-campuchia/44055-
campuchia-ra-chinh-sach-moi-ve-xuat-khau-gao.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng
9 năm 2013].
25. Tuổi trẻ, 2012. Ấn Độ vượt lên vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới
<http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/569697/an-do-vuot-len-vi-tri-xuat- khau-gao-so-1-the-gioi>. [Ngày truy cập: 14 tháng 9 năm 2013].
26. Vietnam plus, 2012. Campuchia đặt mục tiêu xuất 1 triệu tấn gạo vào 2015 <http://www.hunglamrice.com.vn/thi-truong-gao/campuchia-dat-muc-tieu- xuat-1-trieu-tan-gao-vao-2015/215/370>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2013].