4.3.2.1 Chính sách của Nhà nước
Từ trước đến nay, nông nghiệp vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta, vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và đầu tư phát triển
lĩnh vực này, đặc biệt là ngành lúa gạo. Đã có nhiều quy định, chính sách của Nhà
nước được đề ra nhằm hỗ trợ nông dân trong canh tác và sản xuất, những quy định, chính sách này không chỉ ảnh hưởng đến người nông dân trồng lúa mà còn
tác động đến các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo nói chung.
Năm 2012, Chính phủ thực hiện chương trình hỗ trợ giống lúa cho nông dân
nhằm khuyến khích người nông dân trồng lúa chất lượng theo định hướng của Nhà nước. Thêm vào đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt
và triển khai thực hiện 8 đề tài cấp Bộ về chọn tạo lúa thuần và lúa lai với kinh
phí gần 30 tỷ đồng. Mục tiêu là chọn tạo ra các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện thời tiết. Những
chính sách nói trên không chỉ giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng lúa, tìm kiếm giống lúa có phẩm chất tốt và mang về lợi ích kinh tế cao hơn
mà còn giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đa dạng hóa sản phẩm xuất
khẩu của mình, có được những loại gạo chất lượng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng cũng đã đề xuất và thực hiện
nhiều dự án, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo địa phương, trong
số đó đặc biệt có chính sách mở rộng diện tích trồng các giống lúa thơm chất lượng cao thông qua mô hình cánh đồng mẫu lớn. Mô hình này đã được nhân
rộng ở địa bàn 52 xã, thuộc 9 huyện, thành phố của tỉnh Sóc Trăng với 107 mô
hình cánh đồng mẫu. Lợi ích mà mô hình mang lại là rất lớn khi người nông dân
sát và kiểm tra dịch hại theo một lịch trình khoa học nên năng suất lúa trên cánh
đồng mẫu luôn cao hơn các khu vực khác. Hơn thế nữa, nông dân còn có thể tiết
kiệm được chi phí lúa giống, bơm tát nước,… do đượcNhà nước hỗ trợ. Hiện tại,
các giống lúa được trồng trong mô hình đều là những giống lúa đặc sản và cao sản như: ST5, ST20, RVT, OM480,… Với mô hình này, diện tích và sản lượng
của các giống lúa thơm sẽ ngày càng được mở rộng và sẽ góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn hàng này của các doanh nghiệp xuất khẩu khi nhu cầu tiêu thụ
các loại gạo thơm ngày càng gia tăng. Tận dụng được nguồn cung gạo chất lượng
cao này sẽ không chỉ giúp công ty đa dạng được sản phẩm, mở rộng được thị trường mà còn giúp gia tăng lợi nhuận do các loại gạo thơm luôn có giá cao hơn
nhiều những loại gạo thường khác.
4.3.2.2 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp mà còn tác động đến cán cân thương mại của quốc gia và là một công cụ giúp Nhà
nước điều hành chính sách xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp xuất khẩu nhưng sẽ gây hạn chế cho các doanh nghiệp nhập khẩu
do giá vốn hàng nhập khẩu tăng lên dẫn đến tăng giá bán. Đối với công ty Đại
Lợi, các giao dịch của công ty chủ yếu dùng USD làm đồng tiền thanh toán nên sự thay đổi tỷ giá VND/USD luôn được công ty theo sát và cập nhật thường
xuyên.
Giai đoạn 2010 – 2012 tỷ giá VND/USD có sự biến động liên tục nhưng nhờ
có sự điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước nên mức tỷ giá vẫn được kiềm giữ ổn định. Nhìn chung, tỷ giá ở giai đoạn này có xu hướng tăng đã khuyến khích hoạt động xuất khẩu của công ty. Sang những tháng đầu năm 2013, tỷ giá vẫn được
duy trì ổn định nhưng đến tháng 6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng
tỷ giá lên 1% và theo đó, các Ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh tăng tỷ giá
mua – bán ngoại tệ của mình. Việc tăng tỷ giá này được nhận định sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy
sản do đây là những mặt hàng sản xuất nội địa, tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu
hay máy móc là rất thấp. Chính vì vậy, việc tăng tỷ giá sẽ giúp các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này nói chung và công ty Đại Lợi nói riêng có thể nâng
4.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
a. Đối thủ cạnh tranh trong nước
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì sự cạnh tranh là điều không thể
tránh khỏi, vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ
cạnh tranh là rất quan trọng đối với mỗi công ty. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn của cả nước nên đây cũng là khu vực tập trung nhiều
công ty kinh doanh xuất khẩu lúa gạo. Trong đó, có những công ty lớn với nhiều
kinh nghiệm và uy tín trên thị trường như: công ty Gentraco, công ty lương thực
Sông Hậu, công ty cổ phần Thốt Nốt,…
Công ty Cổ phần Gentraco:Công ty được thành lập năm 1980 và được cổ
phần hóa vào năm 1988, luôn nằm trong tốp 5 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng
đầu Việt Nam và dẫn đầu trong địa bàn thành phố Cần Thơ. Đây là một doanh
nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào và được trang bị máy móc hiện đại. Hiện
công ty có 11 dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu với tổng công suất 1.500 tấn
gạo/ngày, năng lực xuất khẩu của công ty trung bình từ 250.000 – 300.000 tấn/năm. Ngoài ra, công ty cũng đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000, hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP,… Năm
2011, công ty Gentraco triển khai thực hiện chính sách qui hoạch vùng nguyên liệu để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm (có đầu tư giống xác nhận) tại các địa bàn huyện Cờ Đỏ, Thới Lai,… Công ty nổi tiếng với thương hiệu gạo Cò Trắng và Miss Cần Thơ, sản phẩm của công ty không chỉ được xuất khẩu sang các thị trường truyền thống ở Châu Á mà còn được chấp nhận ở các thị trường khó tính như: Mỹ, Úc,…
Công ty lương thực Sông Hậu: là một thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và luôn nằm trong tốp những doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của thành phố Cần Thơ. Sản lượng gạo bán ra đạt 200.000 tấn/năm, được trang bị hệ thống máy đánh bóng gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn với tổng
công suất hơn 1.600 tấn gạo/ngày. Ngoài ra, công ty còn áp dụng hệ thống quản
lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, 9001:2008. Đặc biệt, công ty có khả năng
cung cấp các loại gạo thơm đặc sản, gạo chất lượng cao như: Hương Cần, Thơm Tây Đô, Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên,… với số lượng lớn. Sản phẩm tạo được uy
tín trên thị trường, đảm bảo các thông số kỹ thuật về chất lượng và chỉ tiêu an
toàn lương thực. Hiện tại, sản phẩm của công ty đã có mặt tại các thị trường như
b. Đối thủ cạnh tranh quốc tế:
Ngoài việc phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty
còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp ở các nước xuất
khẩu gạo khác như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan,… Đây đều là những quốc gia
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, mỗi quốc gia đều có những điểm mạnh và điểm
yếu của riêng của mình.
Thái Lan
Là quốc gia luôn giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo trong giai đoạn 1983 – 2011. Chất lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn vượt trội so với
những quốc gia khác nên giá tiêu thụ trên thị trường thế giới thường rất cao. Để làm được điều đó, Chính phủ Thái Lan đã vạch ra một chiến lược cụ thể cho
ngành sản xuất lúa gạo nước nhà, từ khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, kiểm soát
giống lúa, thu hoạch và bảo quản đến quy trình sản xuất, đóng gói đều được thực
hiện khép kín bằng những dây chuyền và máy móc tiên tiến. Hơn nữa, Thái Lan
còn có kế hoạch tăng trưởng sản xuất, phát triển hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu, Thái Lan còn quan tâm nghiên cứu, phát triển
giống lúa mới và tạo ra những sản phẩm mới làm từ gạo kể cả dược phẩm, mỹ
phẩm, đồ ăn liền. Chính vì những lý do đó, gạo Thái Lan trên thị trường thế giới luôn được đánh giá rất cao và được chấp nhận ở hầu hết các thị trường kể cả
những thị trường khó tính như: Hàn Quốc, EU,…
Tuy nhiên, đến năm 2012, Thái Lan đánh mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào tay Ấn Độ và tụt xuống hảng thứ 3. Sản lượng xuất khẩu
gạo của Thái Lan trong năm này là 6,9 triệu tấn, giảm 35,5% so với năm 2011. Đây là một kết quả đáng buồn do chịu ảnh hưởng từ những thay đổi chính sách
trong ngành lúa gạo nước này. Năm 2010, Thái Lan hứng chịu 2 đợt thiên tai nặng nề, một là hạn hán kéo dài vào tháng 3 và hai là lũ lụt vào tháng 10. Hai đợt thiên tai này được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong hàng chục năm qua tại đất nước này, hạn hánđã gây thiếu nước làm ảnh hưởng đến sản lượng gạo trong khi đó lũ lụt không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn làm hơn 100 người chết do lũ
quét. Trải qua năm 2010, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách trợ giá cho
nông dân, cụ thể Chính phủ đã mua gạo thóc trắng từ nông dân với mức giá cao
cố định 15.000bath/tấn (484 USD/tấn) và loại gạo hoa nhài chất lượng cao ở mức
20.000 bath/tấn (645 USD/tấn), cao hơn 50% so với giá thị trường. Điều đó đã
đẩy giá gạo trong nước lên cao, kéo theo giá gạo xuất khẩu cũng bị nâng lên mức cao hơn trung bình từ 100-200USD/tấn so với các nước khác, làm giảm khả năng
khẩu của Thái Lanđã chuyển sang mua gạo của các quốc gia khác do đó dẫn đến
xuất khẩu của nước này giảm. Theo ước tính của Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái
Lan, sau khi thực hiện chính sách trợ giá này, xuất khẩu gạo của Thái Lan năm
2011 giảm 4 triệu tấn và tiếp tục giảm 3 triệu tấn trong năm 2012.
Sang năm 2013, xuất khẩu gạo Thái Lan được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê của Chính phủ nước này, tính đến tháng 6/2013, Thái Lan đã xuất khẩu được 3,059 triệu tấn gạo, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gạo Thái Lan tuy có chất lượng cao nhưng giá lại quá đắt, trong khi đó nhu cầu
về gạo trên thị trường thế giới trong năm 2013 đang sụt giảm đã làm nước này khó cạnh tranh với các quốc gia khác. Thêm vào đó, sản lượng tồn kho quá lớn
(27,6 triệu tấn gạo) trong khi mùa vụ thu hoạch mới lại sắp tới đã khiến Chính
phủ Thái Lan quyết định hạ giá gạo xuất khẩu để tìm kiếm những hợp đồng mới. Động thái này đã làm các quốc gia xuất khẩu khác trong đó có Việt Nam phải
giảm giá xuất khẩu gạo xuống để có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan.
Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lúa gạo, diện tích trồng lúa của nước này lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Ấn Độ
nổi tiếng với loại gạo basmati chất lượng cao với giá xuất khẩu trung bình hiện
nay là 1.100 – 1.150USD/tấn. Đây cũng là một loại gạo dễ canh tác khi chỉ cần
phân nửa lượng nước so với các loại gạo thường khác, phù hợp với điều kiện thời
tiết hay khô hạn của đất nước này. Gạo xuất khẩu của Ấn Độ hiện đã có mặt ở rất
nhiều quốc gia trên thế giới nhưng thị trường xuất khẩu chủ chốt của nước này là
Trung Đông và Châu Phi.
Năm 2009, Ấn Độ đối mặt với một đợt hạn hán nặng nề kéo dài làm sụt
giảm sản lượng lương thực thu hoạch. Trước tình hình đó, Chính phủ Ấn Độ ban
hành lệnh hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng gạo làm sản lượng gạo xuất
khẩu của quốc gia này giảm đáng kể. Nhưng đến tháng 9/2011, lượng gạo tồn kho
lớn cùng những vụ mùa bội thu đã khuyến khích Chính phủ dỡ bỏ lệnh hạn chế
xuất khẩu này làm hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Bằng
chứng là đến năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu đã đạt mức 9,5 triệu tấn, giúp Ấn Độ vượt mặt Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế
giới.
Để có được thành tựu đó, ngoài lý do đến từ việc mất vị thế của Thái Lan,
những chính sách và định hướng của Chính phủ Ấn Độ cũng đóng một vai trò rất
quan trọng. Sau lệnh hạn chế xuất khẩu và những thuận lợi về thời tiết đã giúp sản lượng gạo tồn trữ ở mức rất cao (trên 30 triệu tấn), để giải quyết lượng hàng
này, Ấn Độ đã thực hiện việc hạ giá xuất khẩu gạo xuống mức rất thấp, thấp hơn
cả gạo Việt Nam từ 20 – 50USD/tấn. Giá gạo xuống thấp đã hấp dẫn những nhà nhập khẩu khác và làm tăng khả năng cạnh tranh của gạo Ấn Độ trên thị trường. Thêm vào đó, Chính phủ Ấn Độ đã định hướng phát triển sang thị trường Châu
Phi khi tận dụng lợi thế về địa lý của nước này để giảm chi phí vận chuyển làm giá gạo tiếp tục hạ xuống 20USD/tấn khi xuất sang thị trường này. Chính vì những lý do trên đã khiến sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ năm 2012 tăng vượt bậc.
Tính đến tháng 7/2013, Ấn Độ đã xuất khẩu được khoảng 6 triệu tấn gạo.
Sản lượng gạo thu hoạch được dự kiến tăng lên mức kỷ lục 107 triệu tấn trong
mùa vụ 2013 – 2014 sẽ đảm bảo nguồn cung xuất khẩu của Ấn Độ luôn dồi dào.
Thêm vào đó, đồng rupee mất giá so với đồng USD đã khuyến khích các doanh nghiệp của nước này tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, dù có nhiều thuận lợi nhưng sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ vẫn được dự báo sẽ giảm xuống còn 8,5 triệu tấn trong năm 2013. Sự sụt giảm này là phù hợp với xu thế chung của thị trường khi nguồn cung đang dồi dào nhưng nhu cầu nhập khẩu lại không nhiều. Hơn nữa, việc hạ giá xuất khẩu để cạnh tranh cũng làm ảnh hưởng đến kim ngạch
thu về của nước này trong năm nay.
Pakistan
Pakistan trong những năm gần đây đang nổi lên như một quốc gia xuất khẩu
gạo mạnh trên thế giới. Pakistan cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam
trong phân khúc gạo cấp thấp cùng với Ấn Độ. Với lợi thế giá rẻ (thấp hơn 20 – 30USD/tấn so với gạo Việt Nam) và cước phí vận tải thấp (thấp hơn 40USD/tấn) đã giúp nước này trở thành một đối tác xuất khẩu gạo lớn của các quốc gia Châu
Phi. Theo Tổng cục thống kê Pakistan, tính đến tháng 7/2013, sản lượng xuất
khẩu của nước này đạt 292.564 tấn, kim ngạch 173.814 USD, tăng 48% về lượng
và 34% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Myanmar
Myanmar được đánh giá sẽ có tiềm năng trở thành một quốc gia xuất khẩu
gạo hàng đầu khi sở hữu diện tích đất trồng trọt màu mỡ và vẫn chưa được khai
thác hết. Thêm vào đó, Chính phủ Myanmar cũng thực hiện những chính sách
nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp mà nổi bật là việc tiến hành thu mua