Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trách nhiệm hữu hạn đại lợi (Trang 36)

Giai đoạn 2010 – 2012 là một giai đoạn đầy biến động của kinh tế toàn cầu

và kinh tế nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động đó. Trong giai đoạn này, Nhà nước và các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: tăng trưởng kinh tế thấp, nhu cầu tiêu dùng giảm, lạm phát tăng cao,… cùng với những khó khăn do biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các

ngành sản xuất. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khó khăn này, nền kinh tế nước ta vẫn tồn tại nhiều tín hiệu khả quan trong đó có lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2012 đều tăng qua các năm và năm 2012 đạt 114,21 tỷ USD, tăng 18,32%. Xuất khẩu gạo cũng tăng cả về sản lượng

lẫn kim ngạch xuất khẩu, trong đó sản lượng gạo xuất khẩu tăng nhanh còn kim ngạch xuất khẩu lại tăng chậm hơn qua các năm.

Bảng 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010/2011 Chênh lệch 2011/2012 +/- % +/- % 1. Sản lượng (ngàn tấn) 6.754 7.105 8.016 351 5,20 911 12,82 2. Kim ngạch (triệu USD) 3.248 3.661 3.673 413 12,72 12 0,33

Những kết quả khả quan trên có thể đạt được do một phần nguyên nhân từ

cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 và những ảnh hưởng của nó kéo dài trong giai đoạn 2010 – 2012. Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến những thiên tai và dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành sản xuất đặc biệt là sản

xuất lương thực dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lương thực trên toàn cầu. Đặc biệt, các đợt hạn hán kéo dài ở Trung Quốc năm 2011 – 2012 và những cuộc biểu tình do tăng giá lương thực ở Philippines, Indonesia năm 2008 – những đối tác nhập

khẩu gạo lớn của Việt Nam đã đẩy sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta tăng cao. Trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới cũng phải đối mặt với

những bất lợi từ thời tiết như: hạn hán ở Ấn Độ năm 2012, lũ lụt ở Thái Lan năm 2010,… đã làm cho nguồn cung xuất khẩu của họ không đủ đáp ứng thị trường.

Chính những nguyên nhân trên đã góp phần làm tăng sản lượng và kim ngạch

xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2010 – 2012. Tuy nhiên, ở mỗi năm vẫn tồn tại

những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gạo của nước ta. Cụ

thể như sau:

Năm 2010 là một năm lạc quan cho ngành xuất khẩu gạo trong nước khi

những biến động về khí hậu ảnh hưởng đến sản lượng lương thực của nhiều nước,

nhu cầu lương thực tăng cao nên sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta đạt mức

6,754 triệu tấn. Giá xuất khẩu gạo cũng tăng từ trung bình 400 USD/tấn (năm

2009) lên 430 USD/tấn (năm 2010), nâng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2010 lên 3.248 triệu USD.

Năm 2011, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt được những kết quả tốt khi sản lượng

xuất khẩu ở mức 7,105 triệu tấn và thu về 3.661 triệu USD, tăng 5,20% về lượng

và 12,72% về giá trị. Kết quả này chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ những thay đổi

trong chính sách lúa gạo của Thái Lan – quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế

giới. Từ tháng 8/2011, Thái Lan áp dụng chính sách trợ giá lúa gạo cho nông dân

với mức giá thu mua cao hơn đến 50% so với giá thị trường nội địa, chính sách này được thực hiện để cải thiện đời sống của người nông dân nhưng nó cũng tác động đẩy giá gạo xuất khẩu của nước này lên cao hơn rất nhiều so với những

quốc gia xuất khẩu gạo khác. Vì vậy, các đối tác nhập khẩu gạo của Thái Lan đã chuyển hướng sang nhập khẩu gạo của những quốc gia khác, trong đó có Việt

Nam. Thêm vào đó, Thái Lan còn bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt kéo dài vào cuối năm 2011 bắt buộc Chính phủ nước này phải giảm xuất khẩu và tăng cường

thu mua lúa gạo dự trữ để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Cũng chính trong năm này, thị trường xuất khẩu gạo đã được mở rộng sang những quốc gia

về giá so với Ấn Độ và về chất lượng so với Pakistan, Myanmar. Giá xuất khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gạo của nước ta cũng tăng lên trung bình 494 USD/tấn góp phần làm tăng kim

ngạch xuất khẩu lên 12,72%.

Năm 2012 được đánh giá là một năm thắng lợi của xuất khẩu gạo nước ta

với sản lượng xuất khẩu đạt mức kỷ lục 8,016 triệu tấn, tăng 12,82%. Đây cũng là

năm nước ta đẩy mạnh xuất khẩu gạo cao cấp với trên 3,5 triệu tấn, chiếm 46%

sản lượng gạo xuất khẩu và tăng 49% so với năm 2011. Điều này đã góp phần

nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy

nhiên, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 lại tăng chậm khi thu về 3.673 triệu USD,

chỉ tăng 0,33% so với năm 2011. Giá trị xuất khẩu thu về tăng chậm do giá gạo

xuất khẩu của nước ta giảm mạnh xuống còn trung bình 452 USD/tấn, giảm gần

40USD/tấn so với năm trước đó. Nguyên nhân của sự giảm giá gạo xuất khẩu là

do đây là năm thị trường lúa gạo thế giới có nguồn cung dồi dào chủ yếu từ Ấn Độ và nước ta còn chịu sự cạnh tranh lúa gạo giá thấp của Pakistan, Myanmar,…

Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã kéo giá gạo xuất khẩu xuống thấp vì vậy

tuy sản lượng tăng vượt bậc nhưng kim ngạch xuất khẩu nước ta lại tăng không đáng kể.

Bảng 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)

Với những kết quả đạt được trong 3 năm 2010 – 2012, Chính phủ và doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào xuất khẩu gạo năm 2013 sẽ nối tiếp những thành

công đã đạt được trước đó. Tuy nhiên, tính đến tháng 6/2013, sản lượng gạo xuất

khẩu đạt 3,489 triệu tấn và kim ngạch là 1.509 triệu USD, trong khi sản lượng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6T/2012-6T/2013 +/- % 1. Sản lượng (ngàn tấn) 3.413 3.489 76 2,23 2. Kim ngạch

xuất khẩu tăng hơn 2,23% thì kim ngạch xuất khẩu lại giảm 3,70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013 sẽ là một năm khó khăn cho xuất khẩu gạo nước ta khi ngay từ những tháng đầu năm,

giá xuất khẩu gạo đã giảm rõ rệt và mức giá thấp nhất là 360USD/tấn vào tháng 6/2013. Giá xuất khẩu gạo bị hạ xuống rất thấp do sự chênh lệch cung cầu trên thị trường thế giới. Các chuyên gia nhận định đang xảy ra một cuộc khủng hoảng

thừa lúa gạo trên thế giới khi Ấn Độ đang sở hữu một nguồn dự trữ gạo khổng lồ

với 35 triệu tấn trong khi đó Thái Lan, sau khi đối mặt với những khó khăn từ chương trình trợ giá cho nông dân đã bắt đầu quay lại thị trường mạnh mẽ với

mức dự trữ gạo có thể lên đến 21 triệu tấn, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ

những quốc gia xuất khẩu lúa gạo khác như: Pakistan, Campuchia,… Trong khi

đó, những đối tác lớn như: Trung Quốc, Philippines,… lại đang hạn chế nhập

khẩu lúa gạo trong năm nay. Từ sự cạnh tranh gay gắt làm giá xuất khẩu liên tục

giảm xuống đã khiến một số đối tác nhập khẩu gạo của nước ta, chủ yếu là Trung Quốc hủy hợp đồng đã ký kết để tranh thủ được những hợp đồng khác với mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá thấp hơn. Sự chênh lệch cung cầu này còn gây ảnh hưởng đến sản lượng xuất

khẩu của nước ta trong năm nay. Gần đây nhất vào tháng 8/2013, sản lượng xuất

khẩu gạo là 521.621 tấn, sản lượng thấp thứ 3 sau tháng 1 (404.095 tấn) và tháng 2 (340.184 tấn). Từ những khó khăn trên, xuất khẩu gạo nước ta trong những

tháng cuối năm được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm cả về sản lượng lẫn giá trị xuất

khẩu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trách nhiệm hữu hạn đại lợi (Trang 36)